12 dấu hiệu mẹ ít sữa, thiếu sữa cho con bú sau sinh và 3 cách gọi ngay sữa mẹ về

Mẹ ít sữa chính là nguyên nhân hàng đầu khiến con trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu sẽ giúp mẹ bỉm có biện pháp khắc phục kịp thời. Đừng chần chừ nữa, hãy cùng nhathuoc365 điểm danh ngay 14 dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị ít sữa dưới đây nhé!

 

I. Thiếu sữa sau sinh là gì?

Thiếu sữa sau khi sinh là hiện tượng vú người mẹ tiết ra rất ít sữa

Thiếu sữa, ít sữa sau khi sinh là hiện tượng vú người mẹ tiết ra rất ít sữa, trường hợp mẹ vừa sinh con mà vú không tiết sữa cho con bú cũng được coi là thiếu sữa. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phân biệt thiếu sữa với mất sữa – hiện tượng người mẹ đang có sữa bình thường nhưng vì một lý do nào đó mà tuyến vú đột ngột dừng tiết sữa.

Thiếu sữa thông thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, không gây đau đớn cho người mẹ nhưng ảnh hưởng lớn đến nguồn sữa của mẹ dành cho  bé. Nếu không được xử trí kịp thời, người mẹ có thể vĩnh viễn không có đủ sữa cho con bú.

II. Những nguyên nhân chính khiến mẹ thiếu sữa

– Mẹ cho bé bú ít, cho bú không đúng tư thế.

– Ngực của mẹ không có đủ mô tạo sữa (nguyên nhân này phải đi khám mới phát hiện được).

– Mẹ đã từng phẫu thuật ở ngực, chẳng hạn như nâng ngực, thu nhỏ ngực, xạ trị…

– Tâm trạng căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, cụ thể là làm mẹ thiếu sữa cho con bú ngay sau khi sinh.

– Ăn uống thiếu chất, kiêng khem quá mức trong thời gian ở cữ hoặc giảm cân sau sinh quá sớm.

– Dùng thuốc kháng sinh cũng là tác nhân gây cản trở sự tiết sữa, đặc biệt là với mẹ sinh mổ phải dùng nhiều thuốc kháng sinh.

– Mẹ bị các bệnh về tuyến vú hoặc bất kỳ bệnh lý nào mà mẹ chưa phát hiện ra. Lúc này, thiếu sữa thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác

Ngoài nguyên nhân chính do mẹ, thì thiếu sữa có thể do bé bú kém hoặc ngủ li bì làm cữ bú giảm đi, bé quen với sữa công thức và không còn mặn mà với sữa mẹ, bé ngậm bắt núm vú không đúng cách.

III. 14 dấu hiệu mẹ ít sữa, thiếu sữa cho bé

Theo Kathleen Huggins (Giám đốc Chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ Bệnh viện San Luis Obispo – Mỹ) chia sẻ: Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ đang nuôi con bị thiếu sữa, không đủ sữa để cho con bú. Nên việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu mẹ ít sữa sẽ giúp các mẹ kiểm soát và phòng ngừa được nguy cơ thiếu sữa cho bé, giúp bé phát triển toàn diện hơn. Dưới đây là 14 dấu hiệu các mẹ nên biết để chăm sóc tốt cho con yêu của mình.

1. Lượng sữa tiết ra quá ít

Sữa tiết ra quá ít

Theo các bác sĩ, lượng sữa mà cơ thể người mẹ tiết ra sẽ bắt đầu được điều hòa và tăng sinh từ những ngày thứ 4, thứ 5 sau khi sinh. Còn trong khoảng thời gian 3 ngày trước đó, nếu cơ thể người mẹ tiết ra ít sữa thì đó là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Do đó, không thể căn cứ vào lượng sữa tiết ra khoảng thời gian này để quyết định mẹ ít sữa hay nhiều sữa.  

Sau sinh, sữa mẹ sẽ có màu trắng đục và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng (còn gọi là sữa non) nuôi dưỡng bé những ngày mới chào đời. Tuy nhiên, sau 1 tuần, nếu lượng sữa tiết ra có mức độ tương đương với lượng sữa trong 3 ngày đầu thì rất có thể người mẹ đã gặp phải tình trạng ít sữa. Lúc này các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân. Có thể do kích thước bầu vú, núm vú, một số dị tật ở vú hay một số bệnh lý gây nên. Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ hướng điều trị kịp thời.

2. Bầu vú mẹ bị xẹp xuống đột ngột

Bầu vú mẹ bị xẹp xuống đột ngột

Theo thống kê, có 61% mẹ ít sữa do bầu vú mất cân đối. Điều này cũng có nghĩa, lượng sữa tiết ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bầu vú của người mẹ. Với những mẹ có lượng sữa dồi dào, bầu vú sẽ cân đối ở hai bên và ngực cũng sẽ căng tròn.

Tuy nhiên, nếu các mẹ nhận thấy, thời gian đầu ngực có căng nhưng càng về sau thì kích thước ngực giảm xuống đột ngột thì nên thận trọng. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ ít sữa, thiếu sữa cho con.

3. Bầu vú mẹ không thay đổi suốt thời kỳ mang thai

Bầu vú mẹ không thay đổi suốt thời kỳ mang thai

Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu mẹ nhận thấy kích thước bầu vú không có sự thay đổi. Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ ít sữa dễ nhận biết nhất. Các thống kê cho thấy, có 30% mẹ bầu không nhận thấy sự phát triển của bầu vú và 15% các mẹ có bầu vú phát triển nhưng không đáng kể. Do đó, các mẹ nên thận trọng khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu này.

4. Vú không căng sữa khi sinh con

Vú không căng sữa khi sinh con

Dù trong giai đoạn sinh con nhưng mẹ vẫn không có dấu hiệu căng sữa. Đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy mẹ ít sữa, thiếu sữa trầm trọng trong quá trình cho con bú. Theo số liệu của các chuyên gia y tế, có đến 42% các mẹ không có biểu hiện căng sữa trong giai đoạn đầu sau sinh. Đây là con số đáng báo động các mẹ nên chú ý.

5. Bụng và núm vú bị đau khi cho con bú

Bụng và núm vú bị đau khi cho con bú

Ngoại trừ một số trường hợp bé ngậm đầu vú không đúng cách khiến mẹ bị đau thì mẹ ít sữa là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đớn ở phần bụng và núm vú của mẹ. Sữa ít, không đủ cho bé bú, sẽ khiến bé ngậm và nhai đầu vú của mẹ nhiều hơn. Điều này rất dễ gây đau vú và những bộ phận xung quanh núm vú.

6. Không có cảm giác bứt rứt và ngứa ở ngực

Mẹ không có cảm giác bứt rứt và ngứa ở ngực

Thông thường các mẹ khi mới cho con bú sẽ có cảm giác ngứa và bứt rứt như có kim châm ở đầu vú. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ với các tác động bên ngoài cơ thể. Sữa nhiều sẽ khiến ngực mẹ có cảm giác căng và lượng sữa tiết ra sẽ gây ngứa ở núm vú. Nếu mẹ không có cảm giác này, tức sữa mẹ quá ít và không đủ cho bé bú.

>>> Xem thêm: 10 loại trái cây lợi sữa hàng đầu cho phụ nữ sau sinh

7. Bé chậm tăng cân

Bé chậm tăng cân

Chỉ số cân nặng của bé được xem là một trong những dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy mẹ có bị thiếu sữa hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng 1 tháng đầu sau khi sinh, bé sẽ tăng khoảng 1kg và sẽ tiếp tục tăng cân trong những tháng tiếp theo.

Thực tế, sau khi bé chào đời sẽ có hiện tượng sụt cân 5 – 10% so với trọng lượng cơ thể của bé. Tuy nhiên, khoảng 10 – 14 ngày tuổi, cân nặng của bé sẽ tăng theo tuần như ước lượng được tính dưới đây.

0 – 3 tháng: Tăng khoảng 100 – 200g/tuần.

3 – 6 tháng: Tăng khoảng 100 – 140g/tuần.

6 – 12 tháng: Tăng khoảng 60 – 100g/tuần.

Nếu bé nhà bạn chậm tăng cân, không tăng cân hoặc tăng cân quá ít, các mẹ hãy xem lại nguồn sữa của mình, có thể sữa mẹ ít. Tuy nhiên, một số trường hợp, bé có thể ốm hoặc sụt cân một chút là chuyện bình thường. Các mẹ cũng không nên lo lắng quá.

8. Bé bị thiếu nước, suy dinh dưỡng

Bé bị thiếu nước, suy dinh dưỡng

Nếu sữa mẹ quá ít, bé bú không đủ sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị thiếu nước. Thời gian dài, bé rất có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị thiếu nước sẽ có làn da nhăn nheo, tím bầm, vàng vọt chứ không hồng hào như da của các bé đã đủ sữa. Bên cạnh đó, tình trạng bé khóc nhiều và khó ngủ vào ban đêm cũng là do thiếu sữa mẹ.

9. Thời gian bú của trẻ quá ngắn hoặc quá dài

Thời gian bú của trẻ quá ngắn hoặc quá dài

Vì mẹ không đủ sữa cho con bú nên các bé nhai đầu vú mẹ thường xuyên trong khoảng thời gian dài cả tiếng đồng hồ. Một số trường hợp, bé chỉ bú sữa mẹ trong khoảng 5 – 10 phút thì nhả đầu vú ra và không chịu bú nữa.

Nếu nhận thấy trẻ bú sữa mẹ trong thời gian quá ngắn hoặc quá dài (mấy tiếng đồng hồ), chứng tỏ sữa mẹ đang có dấu hiệu bất thường. Lúc này, các mẹ nên thăm khám, kiểm tra nguồn sữa, tránh tình trạng sữa quá ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

10. Số tã ướt, tã bẩn ít

Số tã ướt, tã bẩn ít

Nếu các mẹ ít sữa sẽ có số tã ướt và tã bẩn ở trẻ rất ít vì sữa không chảy ra nhiều. Đây là kinh nghiệm được những người trong dân gian áp dụng. Thông thường, số tã ướt và tã bẩn của các bé sau sinh như sau:

1 – 2 ngày: 1 – 2 tã ướt/ngày

2 – 6 ngày: 5 – 6 tã ướt/ngày

Sau 6 ngày: 6 – 8 tã ướt/ngày

Nếu các mẹ nhận thấy số lượng tã ướt, tã bẩn của con ít hơn số lượng nêu trên, chứng tỏ mẹ ít sữa. Lúc này, mẹ nên bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng cần thiết và áp dụng các phương pháp khác nhau để tạo nguồn sữa cho bé.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể dựa vào màu sắc phân mà bé thải ra để biết mình có đủ sữa cho bé hay không. Nếu trẻ có màu sắc phân như trong khoảng thời gian dưới đây, chứng tỏ mẹ đủ sữa.

1 – 2 ngày: phân có màu đen xanh

2 – 6 ngày: phân lỏng, có màu xanh lá cây nhạt

Sau 6 ngày: phân lỏng, có màu vàng tươi sáng

Sau 6 tuần: phân mềm, có màu vàng nâu

Ngoài ra, mẹ cũng có thể căn cứ vào lượng nước tiểu của các bé cũng có thể khẳng định được mẹ ít sữa hay nhiều. Nếu các mẹ thay cho bé 8 đến 10 lần tã ướt mỗi ngày, chứng tỏ mẹ đang có một nguồn sữa rất tốt. Nếu số lần thay tã ít hơn thì có thể mẹ bị ít sữa. Đồng thời, màu sắc nước tiểu cũng là dấu hiệu các mẹ nên chú ý. Nếu bé bú đủ sữa sẽ có nước tiểu màu trong suốt hoặc vàng nhẹ. Nếu không đủ sữa cho bé, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm.

11. Cách bé mút và nuốt trong lúc bú mẹ

Trong quá trình trẻ ngậm đầu vú, nếu bạn cảm nhận trẻ bú và mút rất nhanh cho thấy sữa của mẹ không đủ

Trong quá trình trẻ ngậm đầu vú, nếu bạn cảm nhận trẻ bú và mút rất nhanh cho thấy sữa của mẹ không đủ. Còn nếu sữa mẹ nhiều, các bé sẽ mút và nuốt sữa chậm lại. Đôi khi trẻ nuốt không hết, sữa bị trào ra miệng của trẻ và trẻ sẽ lim dim ngủ khi bú sữa mẹ nếu lượng sữa dồi dào.

12. Biểu hiện của bé sau khi bú

Các bé sẽ rất dễ cáu khóc nếu không được bú đủ

Nếu bé bú đủ sữa sẽ tươi cười và bụng thường căng lên. Riêng những bé chưa bú no, các bé sẽ rất dễ cáu khóc, đòi mẹ bú nữa vì bụng vẫn còn đói. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất khi chú ý đến biểu hiện cụ thể của trẻ.

IV. Mẹ ít sữa phải làm sao?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, các mẹ ít sữa thường rất lo lắng khi bản thân không đủ sữa để cho con bú. Tuy nhiên, các mẹ nên hết sức bình tĩnh, không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời các mẹ nên thực hiện một số hướng dẫn sau đây để dễ dàng kiểm soát tình trạng ít sữa của mình.

– Kiểm tra tư thế cho bé bú: Bạn xem đã cho bé bú đúng tư thế hay chưa. Tốt nhất các mẹ nên cho bé bú ngồi, ở tư thế thoải mái nhất. Bé cần phải ngậm hết quầng thâm vú của mẹ và hơi trề môi dưới ra khi bú.

– Cho bé bú theo nhu cầu: Khi nào bé cần bú, bạn nên cho bé bú, khoảng 2 – 3 giờ/lần. Mẹ không nên quá cứng nhắc, tuân theo bất cứ lịch trình nào mà hãy đáp ứng nhu cầu của bé.

– Để bé bú cả hai bên ngực: Hãy để bé bú đều ở hai bên vú. Sau khi bú hết vú bên này sẽ chuyển sang vú bên kia, tránh tình trạng chỉ cho bé bú duy nhất một bên vú.

– Massage vú nhẹ nhàng: Khi bé bú, bạn cần phải massage hai bên đầu vú nhẹ nhàng, đều đặn để tăng lượng sữa tiết ra cho bé.

– Vắt sữa mẹ cho bé bú: Các mẹ có thể tiến hành vắt sữa để dành khi bé cần. Cách này vừa giúp bé có sữa, vừa giúp bầu vú được kích thích, tiết sữa nhiều hơn.

– Uống đủ nước: Mẹ hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiết sữa ra cho con.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Để có nguồn sữa mẹ dồi dào, các mẹ cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các chất dinh dưỡng cần thiết để sữa mẹ được đủ chất.

– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Không nên vì quá bận rộn trong việc chăm sóc bé mà mẹ không ngủ đủ giấc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho con. Tốt nhất, các mẹ hãy nhờ người thân trông nom trẻ và hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có nguồn năng lượng dồi dào.

– Giữ tinh thần thoải mái: Hãy lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Đây là cách tốt nhất giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và dễ tiết ra nguồn sữa dồi dào cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên khắc phục tình trạng thiếu sữa bằng cách đánh thức bé để bé bú sữa, dạy cho bé cách ngậm bắt vú mẹ. Đặc biệt là hạn chế tối đa việc cho bé dùng sữa công thức. Chỉ dùng khi hoàn cảnh thật sự bắt buộc.

V. Cách kích sữa cho mẹ ít sữa thành công

Không phải người mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào để trở thành nguồn năng lượng chính cho con. Với những người mẹ ít sữa thì việc áp dụng các phương pháp kích sữa là rất cần thiết. Thông thường, các mẹ sẽ áp dụng cách sử dụng viên uống lợi sữa, massage bầu ngực hoặc sử dụng máy kích sữa để giúp nhanh chóng kích thích sữa tiết ra nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Top 12 loại thuốc lợi sữa giúp sữa mẹ về ướt áo, lại vừa đặc vừa thơm

1. Sử dụng viên uống lợi sữa Herb Of Gold B

reastfeeding support

Sử dụng viên uống lợi sữa breastfeeding support

Theo các chuyên gia, vấn đề sữa về chậm sau sinh, sữa ít hoàn toàn có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các thực phẩm chức năng lợi sữa. Cũng như rất nhiều mặt hàng cần thiết khác, các sản phẩm viên uống lợi sữa hiện nay khá phong phú, với rất nhiều sản phẩm chìm nổi, khiến khách hàng khó đưa ra lựa chọn đúng cho một sản phẩm lợi sữa chất lượng. Do đó, để lựa chọn được một sản phẩm tốt mẹ cần lưu ý đọc kỹ nhãn hiệu bao bì, tìm hiểu thành phần sản phẩm, chọn thương hiệu uy tín cũng như các đơn vị phân phối chính hãng. 

Breastfeeding Support chắc chắn là cái tên đầu tiên cần phải nêu tên khi nhắc tới câu hỏi viên uống lợi sữa loại nào tốt. Đây được đánh giá là sản phẩm nổi bật nhất trên thị trường viên uống lợi sữa hiện nay, không chỉ tại nước Úc mà còn trên khắp thế giới. Có 2 yếu tố tạo nên giá trị đỉnh cao của Breastfeeding Support trên thị trường viên lợi sữa toàn cầu, đó chính là:

– Thành phần chiết xuất từ hai “thần dược lợi sữa”

Breastfeeding Support gồm chiết xuất từ 2 loại thảo dược có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, là Cỏ cà ri (Fenugreek) và Cây ô rô/kế thánh (Blessed thistle).

Trong Cỏ cà ri có thành phần galactagogues, nằm chủ yếu trong hạt cây. Hoạt chất này có tác dụng kích thích sản xuất sữa nhanh và nhiều chỉ trong vòng 24 giờ. Hàm lượng tinh chất hạt cây cà ri trong sản phẩm Herbs Of Gold Breastfeeding Support lên tới 3000mg – cao nhất trên thị trường viên lợi sữa hiện nay. Vì vậy hiệu quả kích thích sản xuất sữa và tăng lượng sữa mẹ vượt trội. 

Trong khi đó, Cây ô rô/cây kế thánh (blessed thistle) chứa các hoạt chất có khả năng co bóp các cơ trơn quanh nang, đẩy sữa khỏi nang, đi vào các ống sữa ra ngoài. Hiểu cách khác, loại thảo dược này giúp thông sữa và giải phóng sữa khỏi bầu ngực. Nhờ vậy, sữa sẽ được phóng ra một cách tự nhiên và liên tục tạo thành phản xạ xuống sữa, tiết sữa khi bé kéo núm vú và mút. Đặc biệt Herbs Of Gold Breastfeeding Support là sản phẩm lợi sữa duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa thành phần chiết xuất từ loài thảo dược quý này với hàm lượng rất cao, 1000mg trong mỗi viên.

Với việc chứa đồng thời 2 thành phần có tác dụng kích thích sản xuất sữa và khơi thông dòng sữa, Breastfeeding Support giúp mẹ “gọi” sữa về nhanh chóng chỉ sau 24-72 giờ. Không chỉ vậy cả cỏ cà ri và cây ô rô đều là những loài thảo dược rất tốt cho sức khỏe và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và bé. Vì vậy, Breastfeeding Support không chỉ tăng lượng sữa mà còn làm tăng chất lượng sữa mẹ, giúp sữa mẹ đặc sánh và thơm mát hơn. Có thể nói Herbs of Gold Breastfeeding Support là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi: viên uống lợi sữa loại nào tốt?

– Sản phẩm của thương hiệu danh tiếng Herbs of Gold 

Breastfeeding Support là sản phẩm lợi sữa của thương hiệu Herbs Of Gold. Đây là thương hiệu chăm sóc sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên số 1 nước Úc. Các sản phẩm của Herbs of Gold đảm bảo nguồn gốc 100% từ thiên nhiên. Quá trình nghiên cứu, lựa chọn nguyên liệu đến sản xuất đều trải qua các khâu kiểm tra gắt gao nhằm đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về an toàn và chất lượng, được đặt ra bởi cả Chính phủ Úc và các tổ chức tiêu chuẩn về thảo dược trên thế giới. Herbs Of Gold Breastfeeding Support với thành phần 100% thảo dược, đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt chuẩn organic, không sử dụng hóa chất độc hại

Thêm vào đó, sản phẩm cũng được ra đời dựa trên các công thức được nghiên cứu kỹ lưỡng và trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại, đảm bảo đã loại bỏ hết độc tố như kim loại nặng, mầm bệnh, hóa chất độc hại, chỉ giữ lại những thành phần tinh túy nhất. Nhờ vậy, Breastfeeding Support không chứa chất gây dị ứng cho mẹ, hoặc các chất tạo hương, tạo màu, chất bảo quản.

Viên uống lợi sữa chất lượng cao Herbs Of Gold Breastfeeding Support hiện đã được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam, nên các mẹ không cần phải mua sản phẩm thông qua con đường xách tay nữa.

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

2. Massage bầu ngực

Massage bầu ngực

Việc massage bầu ngực có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tuyến sữa tiết ra lượng sữa cần thiết. Trong quá trình massage, đường ống dẫn sữa ở bầu ngực của mẹ sẽ nhanh chóng giãn nở. Bầu vú sẽ mềm dần và sữa sẽ được tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, việc massage ở bầu ngực còn giúp tăng lượng máu lưu thông, ngăn ngừa tình trạng ung thư vú, làm lưu thông các tia sẽ, giảm đau ngực sau sinh.

Cách thực hiện như sau

Chuẩn bị: Chậu nước ấm và khăn mềm

– Đầu tiên: Sử dụng chiếc khăn nhúng vào nước ấm và đắp lên bầu ngực.

– Tiếp đến: Bạn massage nhẹ nhàng theo vòng tròn, chiều kim đồng hồ.

Áp dụng đều đặn cách làm này trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện 2 lần để đạt hiệu quả như mong đợi.

3. Sử dụng máy kích sữa

 Sử dụng máy kích sữa

Với sự phát triển của khoa học hiện nay, sử dụng máy kích sữa cũng là phương pháp được rất nhiều mẹ áp dụng. Những loại máy kích sữa này được bán rất phổ biến ở siêu thị nhưng nó có thể “cứu nguy” cho các mẹ lúc cạn kiệt nguồn sữa.

Cơ chế hoạt động chính của máy là tạo sự kích thích các tuyến sữa để nhanh chóng huy động nguồn sữa dồi dào. Việc sử dụng máy kích sữa cần phải được sử dụng đều đặn, khoảng 8 – 10 lần/ngày.

Phương pháp này cần được áp dụng đều đặn mỗi ngày, liên tục trong khoảng 1 tháng. Với cách sử dụng máy kích sữa, nếu các mẹ áp dụng đúng thì dù kích thước ngực nhỏ hay lớn, sữa ít hay nhiều đều có thể huy động tối đa.

VI. Mẹ ít sữa nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ, nhất là những mẹ còn trong giai đoạn cho con bú sữa. Để sữa đảm bảo chất lượng cho con mau lớn, các mẹ phải chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm mẹ cung cấp cho cơ thể phải chứa đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, phytoestrogen… để kích thích “gọi sữa về”. Dưới đây là các loại thực phẩm mẹ ít sữa nên bổ sung cho cơ thể của mình để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con.

Chế độ ăn uống giúp mẹ nhiều sữa

Chế độ ăn uống giúp mẹ nhiều sữa

– Móng giò heo, thịt nạc…

– Hải sản: Tôm, cua, cá.

– Rau xanh: Cà rốt, củ cải, củ khoai lang, các loại rau có màu xanh đậm.

– Các loại ngũ cốc: Yến mạch, lúa mạch.

– Các loại đậu: Đậu xanh, đậu lăng.

– Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều.

– Hoa quả tươi.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa.

– Đồ nếp.

– Rong biển.

Lưu ý: Ăn nhiều các loại thức ăn chứa các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp tăng lượng sữa dồi dào cho con. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các mẹ có thể ăn bất cứ lúc nào và ăn bao nhiêu cũng được. Để đảm bảo cân nặng và an toàn cho sức khỏe, các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

Mẹ bỉm không nên sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, chế biến sẵn.

– Tuyệt đối không được ép bản thân ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày và khiến mẹ đứng trước nguy cơ béo phì.

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, chế biến sẵn.

– Không được sử dụng thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… ảnh hưởng đến tuyến sữa của bé.

– Thường xuyên đổi món để tránh gây ngán cho mẹ.

– Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ hơn.

Kết luận: Mẹ ít sữa sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ cho bé. Nếu các mẹ đã áp dụng những phương pháp trên mà vẫn không đủ sữa thì hãy tiến hành thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân khiến các mẹ ít sữa và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.