12 cách trị nấc cụt nhanh chóng, an toàn, hiệu quả bạn nên bỏ túi ngay

Nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường mà hầu hết ai cũng đều có thể gặp trong đời. Tình trạng này thường chỉ xảy ra trong vài phút hoặc đôi khi có thể kéo dài hơn và gây khó chịu trong quá trình sinh hoạt. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu 12 cách trị nấc cụt nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhé.

Nấc cụt là gì?

Nấc cụt hình thành do sự co thắt liên tục của cơ hoành một cách không kiểm soát. Cơ hoành là cơ nằm ngăn cách ổ bụng và lồng ngực, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp của cơ thể.

Khi cơ hoành co thắt liên tục sẽ tống một lượng khí nhanh và mạnh ra khỏi đường thở làm cho nắp thanh môn theo phản xạ sẽ đóng lại đột ngột, gây hiện tượng nấc. Đây chính là cơ chế tạo ra âm thanh “hic” đặc trưng của tiếng nấc cụt.

Trước tiên, bạn cần biết rằng cơ hoành chịu sự điều khiển của dây thần kinh phế vị (dây thần kinh X – một nhánh dây thần kinh không tự chủ, tức là chúng không chịu tác động điều kiển của chúng ta). Khi bị nấc cụt, cơ hoành co thắt liên tục, không chịu sự điều khiển của dây thần kinh này.

Do vậy, cơ chế của việc trị nấc cụt là thực hiện một động tác ăn, uống, hô hấp hoặc kích thích bất kì nào đó vào dây phế vị – làm gián đoạn tình trạng quá khích, từ đó tạo lại một vòng phản xạ đầy đủ.

Kết quả là cơ hoành lại di động đều đặn và dây thanh âm sẽ không tạo tiếng “hic” bởi luồng khí mạnh đẩy ra do cơ hoành.

Âm thanh

1Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu

Khi bạn kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu làm kích thích hệ thống thần kinh cảm giác da vùng đầu mặt cổ, nhờ đó kích thích hệ thần kinh phó giao cảm. Đồng thời, hành động này còn giúp phân tán tư tưởng, phần nào giúp bạn quên đi hiện tượng nấc cụt.

Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu

Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu

2Uống nước nhanh

Động tác uống nước nhanh khiến cho phản xạ hít thở tạm ngừng lại, nắp thanh môn được đóng kín trong khoảng thời gian này. Đến khi cơ thể hít thở trở lại,cơ hoành sẽ hoạt động trở lại bình thường.

Uống nhanh một cốc nước để trị nấc cụt

Uống nhanh một cốc nước để trị nấc cụt

3Há miệng hít thở sâu

Động tác há miệng hít thở sâu sẽ đưa một lượng lớn không khí vào đường thở, làm giãn căng lồng ngực, đẩy thấp cơ hoành giúp cơ hoành thoát khỏi tình trạng co thắt không kiểm soát, từ đó làm hết tình trạng nấc cụt.

Há miệng hít thở sâu

Há miệng hít thở sâu

4Bịt chặt lỗ tai

Hệ tai mũi họng có mối liên hệ và nối thông với nhau. Khi bịt chặt lỗ tai trong khoảng 20-30 giây, gây tăng áp lực dòng khí đi qua ống eustachian (ống nhỏ nối mũi và tai giữa, giúp cân bằng áp lực trong tai giữa), kích hoạt hệ phó giao cảm và dây thần kinh phế vị, điều chỉnh sự co thắt không kiểm soát của cơ hoành.

Bịt chặt tai giúp trị nấc cụt

Bịt chặt tai giúp trị nấc cụt

5Nín thở

Nín thở làm tạm ngưng hoạt động hô hấp, giúp cho cơ hoành được nghỉ ngơi, sau đó cơ hoành sẽ thoát khỏi tình trạng co thắt không kiểm soát. Đến khi hít thở trở lại, cơ hoành có thể sẽ hoạt động đều đặn như bình thường và tình trạng nấc cụt sẽ hết.

Bạn có thể thực hiện hít một hơi thật sâu và dừng thở ra trong 10 giây, thực hiện 1 hiệp 3 lần và lặp lại toàn bộ sau 10 phút nếu tình trạng nấc cụt không dừng lại.

Nín thở giúp trị nấc cụt

Nín thở giúp trị nấc cụt

6Dùng túi giấy

Tương tự như phương pháp uống nước và nín thở, việc thở vào túi giấy hoặc túi bóng sẽ khiến nồng độ CO2 tăng lên trong máu. Lúc này, cơ thể nhận ra sự thiếu hụt Oxy và sẽ cố gắng kích thích vào các cơ hô hấp tạo nhịp có bóp dài để tăng thông khí.

Chính việc này sẽ tái kích thích lại cơ hoành hoạt động như bình thường, ngừng tình trạng nấc cụt.

Thở mạnh vào túi giấy giúp tái kích thích lại cơ hoành

Thở mạnh vào túi giấy giúp tái kích thích lại cơ hoành

7Ăn đường, mật ong, bơ đậu phộng

Ngậm một thìa đường, mật ong hoặc bơ đậu phộng trong miệng và từ từ cảm nhận chúng tan trên lưỡi của bạn. Những loại thực phẩm ngọt kể trên có tác dụng kích thích dây thần kinh phế vị, từ đó làm bạn hết nấc cụt.

Ngậm đường hoặc bơ đậu phộng

Ngậm đường hoặc bơ đậu phộng

8Ép tay vào hai động mạch cảnh vùng cổ

Nghiêng đầu một bên, xác định vùng động mạch cảnh bằng cách đặt ngón tay cái xuống phía dưới góc hàm khoảng 2 cm, cảm nhận được nhịp đập của mạch, sau đó vừa ép vừa xoa trong 10 – 15 giây. Tiến hành ở bên phải trước, nếu không có hiệu quả thì chuyển sang làm bên trái, không làm cả hai bên cùng một lúc.

Lưu ý: Biện pháp này phải được làm một cách thận trọng và có sự quan sát của người kế bên vì trong một vài trường hợp có thể gây ngừng tim. Việc kích thích vùng này hoặc trúng vùng xoang động mạch cảnh có nguy cơ ảnh hưởng đến người bệnh hẹp động mạch.

Ép tay lên vùng động mạch cảnh

Ép tay lên vùng động mạch cảnh

9Kích thích vùng hầu họng

Bạn có thể dùng tăm bông, que gỗ hoặc dùng muỗng, thìa gỗ, kích thích nhẹ nhàng vào thành họng. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể kéo lưỡi ra trước để kích thích khối cơ vùng hầu họng. Khi tác động vào vùng hầu họng sẽ gây kích thích dây thần kinh phế vị và cơn nấc cụt sẽ qua đi.

Kích thích hầu họng bằng tăm bông hoặc que gỗ

Kích thích hầu họng bằng tăm bông hoặc que gỗ

10Gõ hoặc xoa sau gáy

Bạn có thể vòng tay ra sau gáy, gõ nhẹ hoặc xoa vùng cổ sau gáy trong 15 – 30 giây. Động tác này tác động lên khối cơ và đám rối thần kinh vùng cổ gáy, đồng thời giúp kích thích hệ phó giao cảm, cắt được tình trạng nấc cụt.

Xoa vùng sau gáy

Xoa vùng sau gáy

11Ép mạnh vào vùng cơ hoành bằng tay

Cơ hoành là nơi ngăn cách lồng ngực với ổ bụng, xác định vùng cơ hoành bằng cách ấn vào vùng phía dưới mũi ức.

Bạn có thể ép mạnh vùng cơ hoành bằng tay hoặc có thể cúi gập người để ép cơ hoành vào đầu gối, giúp cơ hoành thoát khỏi tình trạng co thắt không kiểm soát và trị được tình trạng nấc cụt.

Ép tay lên vùng cơ hoành

Ép tay lên vùng cơ hoành

12Thực hiện xoa bóp trực tràng

Trực tràng được chi phối vận động và cảm giác bởi cả hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Động tác xoa bóp trực tràng sẽ gây kích thích hệ phó giao cảm và trị được hiện tượng nấc cụt.

Bạn có thể thực hiện được động tác này đơn giản bằng cách đưa ngón tay trỏ hoặc ngón út qua lỗ hậu môn, kết hợp với các ngón tay bên ngoài xoa bóp vùng trực tràng.

Đã có nghiên cứu ghi nhận biện pháp xoa bóp kích thích trực tràng có tác dụng trị nấc cụt ở người bị nấc cụt tái phát thường xuyên.[1]

Xoa bóp vùng trực tràng giúp trị nấc cụt

Xoa bóp vùng trực tràng giúp trị nấc cụt

135 điều không nên làm khi bị nấc cụt

  • Uống đồ uống có cồn, có ga.
  • Nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc.
  • Ăn uống quá nhiều và ăn quá nhanh.
  • Ăn hoặc uống quá lạnh ngay sau khi ăn quá nóng.
  • Ăn đồ ăn cay.

Tránh đồ uống có ga

Tránh đồ uống có ga

14Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần đi gặp bác sĩ

Nấc cụt đơn thuần thường thoáng qua từ vài phút đến vài giờ, sau đó sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc cụt dưới đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe mà bạn cần đến khám bác sĩ sớm:

  • Nấc cụt thường xuyên, lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Nấc cụt kéo dài trên 2 ngày.
  • Nấc cụt kèm theo tình trạng ợ hơi, nóng rát vùng ngực.
  • Nấc cụt ở trẻ nhỏ kéo dài gây sặc khi ăn uống.

Đến khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Đến khám bác sĩ khi có dấu hiệu nóng rát vùng ngực

Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh

Nếu bạn gặp những trường hợp kể trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được làm thêm các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây nấc cụt bất thường như nội soi dạ dày thực quản, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính,…

Những xét nghiệm trên giúp phát hiện những bất thường như u cục vùng cổ và ngực, thực quản, dạ dày, lồng ngực,…

Một số bệnh nhân có thể bị nấc cụt do các bệnh lý về não – thần kinh như Parkinson, đa xơ cứng, u não, do vậy các bệnh nhân đó có thể sẽ phải thực hiện MRI hoặc CT.

Làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng

  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Nhân Dân 115,…

  • Tại TP. Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, bệnh viện Quân Y 108,…

  • Hoặc bạn có thể đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa Tai mũi họng uy tín.

Xem thêm:

  • Điều trị viêm họng không cần dùng thuốc
  • Lối sống và chế độ ăn uống khoa học khi điều trị viêm
  • Phân biệt triệu chứng bạch hầu với viêm họng
  • 10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn biết cách trị nấc cụt khi gặp phải hiện tượng sinh lý này. Cùng chia sẻ những kiến thức hữu ích này đến bạn bè và mọi người xung quanh nhé!

Nguồn: Healthline, Pubmed.

Nguồn tham khảo
  • Hiccups and digital rectal massage

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17431994/

Theo TTV

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

1 tháng trước

70