12 cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà
Tiêu chảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, cha mẹ cần nắm vững những cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh để đối phó kịp thời khi phát hiện bé bị nhiễm bệnh.
Mục Lục
1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bé sơ sinh
Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm tháng đầu đời còn rất yếu nên khá nhạy cảm với các thay đổi về dinh dưỡng và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ sơ sinh gặp phải các hiện tượng đau bụng, đi ngoài, đầy hơi… Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy:
1.1. Nhiễm trùng đường ruột
Trẻ sơ sinh bị đau bụng tiêu chảy phần lớn là do nhiễm vi khuẩn từ đồ ăn, thức uống, đồ chơi hoặc những nơi mà bé có thể chạm vào. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc trẻ không đảm bảo, mẹ không vệ sinh sạch đầu ti, núm vú, dụng cụ cho trẻ ăn uống… cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn cho bé.
1.2. Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi. Do đó, nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn lại đổi ngột chuyển sang sữa công thức có thể khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi mới bắt đầu ăn dặm, bé cũng dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên chưa quen với những thực phẩm mới.
1.3. Không dung nạp lactose
Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ dùng sữa ngoài. Lactose là một loại đường có trong thành phần của sữa công thức, sữa bò. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzym cần thiết để tiêu hóa lactose thì hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột và có thể gây tiêu chảy.
1.4. Hội chứng kém hấp thu
Tình trạng này xảy ra khi ruột không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình tiêu hóa. Trẻ mắc hội chứng kém hấp thu thường bị tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, chậm lớn…
1.5. Các nguyên nhân khác
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn có thể do một số nguyên nhân khác, cha mẹ cần chủ ý:
-
Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh: Nếu bình sữa của bé không được làm sạch đúng cách, nguy cơ bé mắc tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
-
Cho trẻ ăn dặm không đúng cách: Chế biến thức ăn sai cách hoặc nấu xong để lâu ở nhiệt độ phòng sẽ dễ khiến đồ ăn bị nhiễm khuẩn, dẫn đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
-
Do nước uống không sạch, nguồn nước bị ô nhiễm, nước không đun sôi, hoặc đun sôi nhưng để lâu.
-
Do dụng cụ hoặc tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh về tiêu chảy
-
Do xử lý chất thải nhiễm bệnh không đúng cách
-
Do không rửa sạch tay trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. 12 cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ bị đau bụng đi ngoài, cha mẹ không nên tự ý cho con uống các loại thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc chống nôn. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh với liều lượng thích hợp. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng, mất nước nghiêm trọng sẽ truyền dịch tĩnh mạch.
Đối với trường hợp nhẹ thì mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh:
2.1. Bù nước để trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, điều đầu tiên để chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là cho bé uống bù nước, điện giải, thông dụng nhất là cho uống Oresol.
Đây là cách đơn giản nhưng cha mẹ cũng cần chú ý để hiệu quả tốt nhất:
-
Uống oresol để bù đắp nước và điện giải bị hao hụt do tiêu chảy, chứ không phải thuốc trị tiêu chảy.
-
Cách pha oresol: pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được ít hoặc nhiều nước hơn. Chỉ pha với nước lọc đun sôi, không pha với nước khác.
-
Cách cho trẻ uống oresol bù nước khi bị tiêu chảy: Cho trẻ uống từ từ, ít một, uống thay nước.
-
Với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay dung dịch oresol bằng nước dừa, nước cơm, súp.
-
Khuyến khích mẹ cho bé bú, bú xong tiếp tục uống oresol. Bên cạnh đó mẹ không nên cho bé ăn trong 4 giờ đầu tiên sau khi bé uống oresol.
2.2. Chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng gạo và cà rốt rang
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ có thể cho bé uống nước gạo và cà rốt rang cũng có tác dụng cầm tiêu chảy rất nhanh.
Cách làm nước gạo và cà rốt rang trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh:
- Lấy một nắm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên
- Cho nước và thêm chút muối, đun sôi rồi cho bé uống.
2.3. Cách chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh từ hồng xiêm xanh
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Mẹ có thể dùng cách chữa tiêu chảy cho bé bằng quả hồng xiêm xanh. Chất tanin trong hồng xiêm xanh có khả năng hút nước trong bụng, giúp giảm tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nhanh chóng và hiệu quả.
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng hồng xiêm:
- Lấy 1 trái hồng xiêm xanh, cắt thành miếng nhỏ, phơi khô rồi đem sao vàng, bảo quản bằng túi bóng kín.
- Mỗi lần sử dụng vài lát hồng xiêm, sắc với 200ml nước.
- Cho trẻ uống nước này 2 lần/ngày.
2.4. Dùng gạo lứt để chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài nhiều lần, cha mẹ có thể áp dụng mẹo cầm tiêu chảy bằng gạo lứt. Nước gạo lứt rang không những chống mất nước, mất điện giải khi bị tiêu chảy mà còn ngăn ngừa nôn mửa, cung cấp năng lượng, đào thải độc tố, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Các bước làm nước gạo lứt rang chữa tiêu chảy cho bé:
- Lấy khoảng 1 nắm gạo lứt nấu với 200ml nước cho đến khi gạo chín mềm, có thể cho thêm một chút muối.
- Lấy nước gạo này cho trẻ uống từ 3-5 ngày tình trạng đi ngoài sẽ thuyên giảm rõ rệt.
2.5. Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh nhờ Gừng tươi
Gừng không chỉ là loại gia vị mà còn là vị thuốc hữu hiệu trong điều trị nhiều bệnh, trong đó có tiêu chảy.
Cách dùng gừng tươi chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh:
- Gừng tươi rửa sạch, nướng cho chín, bỏ vỏ ngoài và cắt gừng thành từng lát nhỏ.
- Sau đó, cho gừng vào cốc nước nóng và cho trẻ uống hằng ngày.
2.6. Lá mơ chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ỉa chảy phải làm sao? Phụ huynh hãy thử dùng lá mơ. Lá mơ lông có tính mát, vị đắng giúp tiêu thũng, kháng khuẩn, giải độc, tẩy giun,… rất hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ.
Các bước thực hiện cách chữa tiêu chảy cho bé bằng lá mơ:
- Hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, để ráo nước.
- Thái lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối, trộn đều.
- Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn, thực hiện ngày 2 lần.
2.7. Cách chữa tiêu chảy dân gian cho trẻ sơ sinh bằng nụ sim và lá mơ
Với các bé tiêu chảy liên tục, kèm sốt nhẹ và đau quặn bụng, mẹ có thể dùng mẹo dân gian từ nụ sim và lá mơ để bé nhanh chóng ổn định đường ruột.
Hướng dẫn chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng nụ sim và lá mơ:
- Mẹ đun 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
- Uống cho tới khi hết tiêu chảy, mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống khoảng 1 – 2 ngày để ổn định tỳ vị.
2.8. Mẹo hay trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh từ chuối tiêu xanh
Chuối xanh giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn probiotic đường ruột, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa giúp đề kháng tốt hơn và ngăn chặn các chứng bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
Các bước dùng chuối xanh trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ:
- Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được)
- Xay nhuyễn chuối trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy giảm bớt.
2.9. Sử dụng cỏ sữa trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Cỏ sữa là vị thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
Cách thực hiện mẹo cầm tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bằng cỏ sữa:
- Mẹ có thể dùng khoảng 20g cỏ sữa, rửa sạch, đem giã hoặc xay nhuyễn, lọc bỏ bã lấy nước.
- Cho trẻ uống ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn.
- Sử dụng điều đặn ,ỗi ngày có thể giúp cầm tiêu chảy và giảm triệu chứng buồn nôn, chướng bụng.
2.10. Cách chữa tiêu chảy cho bé sơ sinh bằng súp cà rốt
Chất Pectin trong cà rốt có tác dụng làm lành niêm mạc ruột nhanh chóng. Mặt khác, loại củ này còn chứa muối khoáng, đặc biệt là kali có thể bù đắp được lượng chất điện giải bị mất trong quá trình tiêu chảy. Đây là mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh rất hiệu nghiệm.
Cách làm súp cà rốt trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh:
- Mẹ lấy 100g cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng và nhỏ lửa cho tới khi cà rốt chín mềm.
- Sau đó vớt cà rốt ra, nghiền thật nhỏ, cho thêm vài hạt muối, đun sôi hỗn hợp rồi cho bé uống.
2.11. Uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể cho con uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo.
Hướng dẫn làm nước lá ổi và cháo chuối xanh cầm tiêu chảy cho trẻ:
- Sắc búp ổi non lấy nước cho bé uống. Lưu ý, búp ổi có vị chát nên mẹ cần pha loãng và cho bé uống từng chút một để không bị sặc.
- Về phần cháo, mẹ gọt bỏ lớp vỏ chuối bên ngoài, giữ lại lớp vỏ xanh bên trong. Xay nhuyễn hỗn hợp chuối và cháo trắng, đun sôi lên vài phút, đến khi chín thì bắc ra.
- Cho bé ăn cháo và uống nước lá ổi hàng ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy được cải thiện rõ rệt.
2.12. Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường bị mất lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột. Do đó, cần phải bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại. Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ sử dụng loại men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc, thành phần gồm lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics.
Probiotics là các lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột. Tại mỗi khu vực trên đường ruột, chúng sẽ phát huy tác dụng khác nhau như: làm giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, ức chế hại khuẩn, tăng cường khả năng hấp thu, cải thiện triệu chứng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh hay bất dung nạp lactose…
Ngoài Probiotics men vi sinh còn có chất xơ Prebiotics. Đây là nguồn thức ăn của lợi khuẩn và tạo môi trường để lợi khuẩn hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó nên chọn men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2Pro với hai lớp bao sẽ giúp bảo vệ vi khuẩn khỏi dịch axit dạ dày, dịch mật và đến thẳng đích cuối cùng là ruột. Chi tiết về sản phẩm xem tại đây.
3. Kinh nghiệm cho bé ăn uống khi bị tiêu chảy
Để giúp bé nhanh hồi phục, ngoài việc áp dụng các biện pháp cầm tiêu chảy, cha mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau đây khi xây dựng chế độ ăn uống của trẻ:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Mẹ nên tiếp cho bé bú bình thường và tăng số lần bú.
- Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa,… Đồng thời cho thêm một ít dầu ăn trẻ em để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
- Thức ăn của trẻ cần chế biến mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước ép quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm,… để tăng thêm lượng kali, vitamin C.
- Hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp. Tránh xa đồ ngọt như bánh, kẹo, sữa và các loại nước có ga…
4. Dấu hiệu mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ
Phụ huynh cần cho con đi khám ngay nếu trẻ mãi không cầm tiêu chảy và có những triệu chứng nặng hơn như sau:
- Trẻ sốt cao không giảm, li bì, có thể co giật
- Trẻ khát nước nhiều, có dấu hiệu mấy nước như khô môi, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, lõm thóp (ở trẻ dưới 18 tháng tuổi)
- Trẻ không đi tiểu từ 4-6 giờ
- Trẻ ăn kém, bú kém
- Nôn trớ nhiều
- Tiêu chảy dạng kiết lỵ.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì thế, mẹ hãy ghi nhớ những cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh ở trên để đối phó kịp thời khi bé có dấu hiệu của bệnh nhé. Trong trường hợp trẻ xuất hiện một số triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, đau bụng dữ dội, phân lẫn máu, trẻ bị nôn và không thể ăn uống, sốt cao, quấy khóc… cha mẹ nên cho bé thăm khám sớm để có phác đồ điều trị thích hợp.