11 tuyệt chiêu trị tiêu chảy tại nhà cực đơn giản

Tiêu chảy không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn gây ra những phiền toái trong sinh hoạt. Để thoát khỏi sự khó chịu này, hãy bỏ túi ngay các cách trị tiêu chảy nhanh chóng lại đơn giản, dễ thực hiện tại nhà ngay sau đây.

Tiêu chảy là bệnh thường gặp, bạn có thể nhận biết chứng bệnh này qua các dấu hiệu như: đau bụng đầy hơi, buồn nôn, ói mửa, sốt, co thắt dạ dày, đau quặn bụng, đi vệ sinh trên 3 lần một ngày, phân lỏng hoặc toàn nước, màu sắc thay đổi, mùi tanh, có thể kèm chất nhầy.

Nguyên nhân gây đi ngoài nhiều lần chủ yếu do ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn, tiêu chảy do virus Rota; sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột; không dung nạp đường lactose; lạm dụng thuốc nhuận tràng; tác dụng phụ của thuốc; xạ trị ung thư; bệnh về tiêu hóa và thường gặp nhất là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Tiêu chảy được chia thành 2 loại là tiêu chảy cấp tínhtiêu chảy mạn tính. Tiêu chảy cấp kéo dài dưới 2 tuần với các triệu chứng nôn mửa, mất nước, đi ngoài liên tục. Tiêu chảy mãn tính thì các triệu chứng trên kéo dài hơn 4 tuần, có thể kèm theo co thắt dạ dày, sốt cao, mắt trũng, khô miệng, khô lưỡi, kiệt sức.

Tình trạng tiêu chảy gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc chữa tiêu chảy, bệnh nhân có thể áp dụng những cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả dưới đây, vừa đơn giản dễ làm lại an toàn và nhanh chóng cải thiện chứng đau bụng tiêu chảy.

2.1. Uống đủ nước

Người bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước, chất điện giải và các khoáng chất quan trọng khác như kali, natri,…. Đây là những yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động của cơ thể.

Việc đầu tiên trong quá trình cầm tiêu chảy là bạn cần bù đủ lượng nước cần thiết bằng cách uống nước nhiều hơn hoặc sử dụng dung dịch oresol. Ngoài ra, bạn có thể uống trà, nước ép trái cây, nước cháo loãng để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Đối với trẻ bị tiêu chảy, trước khi cho trẻ uống dung dịch oresol, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên ép trẻ uống quá nhiều trong một lần mà nên chia thành nhiều lần. Trường hợp nặng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

2.2. Trị bệnh tiêu chảy bằng sữa chua

Cách trị tiêu chảy tại nhà được mọi người sử dụng khá nhiều đó là dùng sữa chua. Sữa chua cũng là loại thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy nhờ chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Các lợi khuẩn này khi vào đường ruột sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh và giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng, đi ngoài. 

Với những ai phải uống thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ rất dễ bị tiêu chảy vì kháng sinh “giết” các lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy ăn 1-2 hũ sữa chua để sản xuất nhiều vi khuẩn tốt, hỗ trợ tiêu hóa khỏe.

2.3. Uống trà hoa cúc chữa tiêu chảy

Một trong những cách làm giảm đau bụng tiêu chảy hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là sử dụng trà thảo mộc, đặc biệt là trà hoa cúc. Loại trà này chứa dược tính có khả năng kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở dạ dày, làm dịu cơn đau… rất tốt trong việc chữa viêm đường ruột, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu…

Bên cạnh đó, uống trà hòa cúc cũng là cách bổ sung lại lượng nước mất đi trước đó do tiêu chảy. Bạn có thể hãm trà hoa cúc với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút rồi thưởng thức. Hoặc cũng có thể mua trà hoa cúc đóng gói sẵn, rất tiện lợi khi sử dụng.

2.4. Cách trị tiêu chảy bằng uống trà vỏ cam

Ít ai biết đến vỏ cam có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, trị bệnh tiêu chảy rất tốt. Vỏ cam chứa hàm lượng lớn chất xơ và pectin giúp điều chỉnh nhu động ruột, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn lợi khuẩn đường ruột. Nhờ đó, giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, ợ nóng… 

Để có một cốc trà vỏ cam để cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy, bạn chỉ cần  thái nhỏ vỏ cam rồi mang phơi khô, sau đó hãm với nước sôi, thêm chút mật ong và sử dụng hằng ngày.

2.5. Trị tiêu chảy tại nhà bằng gừng tươi nướng

Gừng là một vị thuốc Đông y quen thuộc, có tác dụng chữa nhiều bệnh như huyết áp thấp, ho, đau mỏi xương khớp. Đặc biệt, gừng còn giúp trị các chứng bệnh tiêu hóa như đau bụng, sôi bụng tiêu chảy nhiều lần cực kỳ hiệu quả.

Cách dùng gừng tươi trị tiêu chảy tại nhà rất đơn giản. Gừng tươi rửa sạch, nướng lên. Sau đó cạo sạch vỏ cháy, thái lát, cho vào cốc nước sôi, như vậy bạn đã có được cốc trà gừng trị tiêu chảy nhanh chóng.

2.6. Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, cháo, cơm… là chế độ ăn uống hoàn hảo phù hợp với người bị tiêu chảy. Khi đi ngoài nhiều lần, người bệnh cần tránh xa các thực phẩm chứa quá nhiều chất béo, đạm vì đây là món khó tiêu hóa, gia tăng áp lực lên thành ruột, khiến bệnh tình nặng hơn.

Điều quan trọng trong khẩu phần ăn cho người bị tiêu chảy là bạn cần chế biến thanh đạm, bổ sung rau xanh, chất xơ, hạn chế cho nhiều loại gia vị vào những thực phẩm này vì chúng có thể khiến quá trình điều trị tiêu chảy kéo dài hơn.

>> Xem thêm: Bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi?

2.7. Quả việt quất giúp cầm tiêu chảy

Việt quất nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa, làm đẹp da. Không chỉ vậy, việt quất còn được biết đến với tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy. Theo các nghiên cứu, loại quả này chứa hợp chất giúp làm se, giảm viêm và hạn chế sự bài tiết chất nhầy, chất lỏng. Các chất anthocynide trong quả việt quất có chức năng chống oxy hóa và kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, giúp làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Bạn có thể uống nước ép việt quất hoặc ăn việt quất cùng chuối, yến mạch để hỗ trợ tiêu hóa và nuôi dưỡng cơ thể khỏe đẹp tươi tắn.

2.8. Cách chữa tiêu chảy bằng lá ổi, búp ổi non

Một trong những bài thuốc nam trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả là dùng búp ổi non. Theo nghiên cứu, lá ổi chứa chất tanin, có tác dụng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch dạ dày, kích thích cơ trơn ruột, từ đó làm giảm tình trạng đau bụng đi ngoài hiệu quả.

Cách thực hiện mẹo chữa tiêu chảy với lá ổi khá đơn giản: Lấy một nắm lá ổi non hoặc búp ổi, sắc nhỏ lửa với hai bát nước trong khoảng 15 phút, để nguội rồi lấy nước uống. Mỗi lần một chén nhỏ, ngày uống nhiều lần.

2.9. Tránh xa một số loại thức ăn

Khi bị ỉa chảy, bên cạnh sử dụng thuốc chữa tiêu chảy bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm có nguy cơ gây tiêu chảy như các món tái sống, tiết canh, hải sản, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa. Bởi chúng là nguyên nhân gây tiêu chảy và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế uống cà phê, nước có ga, bia rượu… vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thích. Thay vào đó, các loại nước ép hoa quả tươi như mận, táo, ổi, bưởi… được coi là sự lựa chọn thông minh cho những bệnh nhân bị tiêu chảy.

2.10. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi không phải là phương pháp chữa bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể nhanh hồi phục, nhờ đó quá trình điều trị bệnh thuận lợi và hiệu quả hơn.

Do đó, khi bị tiêu chảy, bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày. Hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường thật thoải mái, có thể chườm khăn nóng hoặc đặt một chai nước ấm lên bụng để giảm bớt các cơn co thắt ở bụng.

2.11. Sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa

Việc bổ sung lợi khuẩn rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn do tiêu chảy trước đó. Để mang lại hiệu quả lâu dài, bạn nên chọn men vi sinh được chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc và có chứa lợi khuẩn có ích là Probiotics và Prebiotics. Trong đó Probiotics sẽ tồn tại ở đường ruột nhờ có Prebiotics (chất xơ hòa tan từ thực vật) làm thức ăn để sống và có lợi cho sức khỏe. Probiotics gồm nhiều chủng lợi khuẩn với các vai trò khác nhau như ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá do thuốc kháng sinh, chống táo bón, đầy hơi, cải thiện bất dung nạp đường lactose…