11 thông tư kế toán mới nhất bắt đầu có hiệu lực năm 2020

Các chính sách, thông tư kế toán hàng năm liên tục được cập nhập, thay đổi. Để không bị xảy ra những sai sót không đáng có, kế toán cần nắm bắt đó là cập nhập nhanh các thông tư, nghị định và chính sách liên quan đến kế toán đang hiện hành. Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về 11 thông tư kế toán mới nhất bắt đầu có hiệu lực năm 2020.

thông tư kế toán mới nhất

1. Sửa đổi bổ sung kế toán gửi báo cáo duy trì điều kiện hành nghề

Tại Thông tư số 44/2019/TT-BTC ngày 19 tháng 07 năm 2019:

Điều 1. Sửa đổi, bãi bỏ, thay thế một số điều của Thông tư số 292/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:

1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 15.

2. Bãi bỏ Phụ lục số 06/CNKT.

3. Thay thế Phụ lục số 04/CNKT bằng Phụ lục số 001/CNKT ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 15 như sau:

“5. Hàng năm, chậm nhất là ngày 25/8, phải gửi “Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên” theo mẫu quy định tại Phụ lục số 001/CNKT ban hành kèm theo Thông tư này bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Bộ Tài chính để xem xét, công nhận giờ cập nhật kiến thức cho kế toán viên.

Nội dung báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên bao gồm các thành phần sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên.

b) Nội dung yêu cầu báo cáo:

– Tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên;

– Kế hoạch, chương trình tổ chức lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên.

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức cập nhật kiến thức.

d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán).

e) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Gửi bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.

g) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 25/8 hàng năm.

h) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm.

i) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm nay.

k) Mẫu đề cương báo cáo:

– Tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên bao gồm các thông tin về:

+ Số lượng lớp đã tổ chức;

+ Số lượt kế toán viên tham dự;

+ Tổng hợp thời gian cập nhật kiến thức của các kế toán viên;

+ Tự đánh giá về việc tổ chức các lớp học;

+ Nội dung kiến nghị với Bộ Tài chính về tình hình tổ chức lớp học cập nhật kiến thức.

– Kế hoạch, chương trình tổ chức lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên bao gồm các thông tin về số lượng các lớp; nội dung; thời lượng; thời gian và địa điểm tổ chức các lớp học cập nhật kiến thức.

l) Biểu mẫu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục số 001/CNKT ban hành kèm theo Thông tư này.

m) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo

Hàng năm, hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức đồng thời lập kế hoạch, chương trình tổ chức lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên của năm tiếp theo để gửi cho Bộ Tài chính theo thời hạn quy định”.

2. Sửa đổi bổ sung về cấp, thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

Tại Thông tư số 44/2019/TT-BTC ngày 19 tháng 07 năm 2019:

1. Điểm c khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:

“c) Kế toán viên hành nghề vi phạm các trách nhiệm quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 Điều 15 Thông tư này”.

2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 15

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 16 như sau:

“3.Gửi Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính chậm nhất ngày 31/8 hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này dưới hình thức văn bản hoặc dữ liệu điện tử, đồng thời kèm theo tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm của từng kế toán viên hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.

Nội dung báo cáo Tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm bao gồm các thành phần sau:

a) Tên báo cáo: Tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm.

b) Nội dung yêu cầu báo cáo:

– Tình hình cập nhật kiến thức và thời hạn hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp của các kế toán viên hành nghề từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm nay.

– Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán trong 12 tháng trước liền kề.

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.

d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán).

e) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Gửi bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.

g) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/8 hàng năm.

h) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm.

i) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm nay.

k) Mẫu đề cương báo cáo:

– Tình hình cập nhật kiến thức và thời hạn hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp của các kế toán viên hành nghề từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm nay bao gồm các thông tin về:

+ Tên các kế toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán;

+ Số giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề;

+ Số lượng giờ cập nhật kiến thức của các kế toán viên hành nghề;

+ Về thời hạn và sự thay đổi của Hợp đồng lao động của các kế toán viên hành nghề.

– Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán trong 12 tháng tháng trước liền kề bao gồm các thông tin về số lượng kế toán hành nghề bị xử lý vi phạm hành chính và không bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán (thông tư kế toán mới nhất)

l) Biểu mẫu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục số 09/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.

m) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo

Kế toán viên hành nghề lập báo cáo duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm nộp cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán tổng hợp và gửi cho Bộ Tài chính theo thời hạn quy định”.

3. Không thực hiện tuyển dụng công chức ngạch kế toán viên sơ cấp

Tại Thông tư số 77/2019/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài Chính:

Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp

3. Thực hiện việc chuyển xếp ngạch mới đối với công chức hiện đang giữ ngạch kế toán viên sơ cấp (mã số 06.033) trước ngày Thông tư này có hiệu lực như sau:

a) Công chức có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch kế toán viên trung cấp thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch kế toán viên trung cấp (mã số 06.032). Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch kế toán viên, khi dự thi nâng ngạch lên ngạch kế toán viên được miễn điều kiện về thời gian giữ ngạch quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này;

b) Công chức hiện đang giữ ngạch kế toán viên sơ cấp (mã số 06.033), chưa có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thì tiếp tục hưởng theo hệ số lương hiện hưởng trong thời hạn 06 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực. Trong thời hạn 06 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm bố trí công chức đi đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn của các ngạch công chức chuyên ngành kế toán theo quy định tại Thông tư này, cụ thể như sau:

– Đối với trường hợp công chức có tuổi đời dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ, cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức đi đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch công chức kế toán viên trung cấp trở lên. Trường hợp công chức được cử đi đào tạo, sau khi tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thì thực hiện bổ nhiệm vào ngạch mới theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này. Trường hợp công chức được cử đi học mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức thực hiện tinh giản biên chế (thông tư kế toán mới nhất)

– Đối với trường hợp công chức có tuổi đời từ đủ 55 trở lên đối với nam và từ đủ 50 trở lên đối với nữ khi không có nhu cầu hoặc không được cử đi đào tạo được bảo lưu chế độ, chính sách của ngạch kế toán viên sơ cấp cho đến tuổi nghỉ hưu.

4. Các cơ quan quản lý, sử dụng công chức không thực hiện việc tuyển dụng công chức ngạch kế toán viên sơ cấp, không thực hiện chuyển ngạch công chức sang ngạch kế toán viên sơ cấp kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

 4. Cập nhật chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã mới

Tại Thông tư số 77/2019/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài Chính:

Điều 5. Quy định về sổ kế toán

1. Các xã phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh của xã. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư này.

2. Các xã phải theo dõi nguồn thu, nhiệm vụ chi của xã theo mục lục ngân sách Nhà nước và quy định về tài chính, ngân sách phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền (thông tư kế toán mới nhất)

3. Các xã chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.

4.  Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán; phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.

Từ ngày 01/01/2020, UBND xã, phường, thị trấn trong cả nước áp dụng thống nhất 16 mẫu chứng từ kế toán: TẢI VỀ

5. Cập nhật hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi

Tại Thông tư số 76/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 11 năm 2019:

Quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán dùng để hạch toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý, gồm: tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi khác (sau đây gọi chung là tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi; viết tắt là TSHTGT- TL).

6. Sửa đổi nội dung tại Phụ lục I về Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam

1. Tại Chú giải 4 Chương 12: thay đổi cụm từ “cây cừu ly hương” thành cụm từ “cây cửu lý hương”.

2. Tại Chú giải 5 Chương 12 và nhóm 12.12: thay đổi cụm từ “tảo biển và các loại tảo biển khác” và “rong biển và tảo biển khác” thành cụm từ “rong biển và các loại tảo khác”.

3. Tại nhóm 15.18: thay đổi cụm từ “sulphat hoá” thành cụm từ “sulphua hóa”  (thông tư kế toán mới nhất)

4. Tại nhóm 39.18: thay đổi cụm từ “tấm ốp tường hoặc ốp trần bằng plastic” thành cụm từ “Tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic”.

5. Tại nhóm 44.01: thay đổi cụm từ “mùn cưa và phế liệu gỗ” thành cụm từ “mùn cưa, phế liệu và mảnh vụn gỗ”.

6. Tại nhóm 49.07: thay đổi cụm từ “giấy bạc (tiền giấy)” thành cụm từ “giấy bạc ngân hàng (banknotes);”, thay đổi cụm từ “hợp pháp nhưng chưa đưa vào lưu thông” thành cụm từ “loại pháp định(*)”; Thay đổi đơn vị tính tại mã hàng 4907.00.10 từ “kg/chiếc” thành “kg/tờ”.

Tại nhóm 71.18: thay đổi cụm từ “không được coi là tiền tệ chính thức:” thành cụm từ “không phải loại pháp định”, thay đổi cụm từ “được coi là tiền tệ chính thức hoặc không chính thức” thành cụm từ “loại pháp định(*) hoặc không phải loại pháp định”; thay đổi cụm từ “loại được coi là tiền tệ chính thức” thành cụm từ “loại pháp định(*)”.

Bổ sung chú thích cuối Chương 49 và Chương 71: “(*) Trong phạm vi nhóm 49.07 và 71.18, khái niệm “loại pháp định” được hiểu là công cụ thanh toán phát hành bởi ngân hàng được pháp luật công nhận.”

7. Tại nhóm 55.16: thay đổi cụm từ “sợi filament tái tạo” thành cụm từ “sợi filament nhân tạo” (thông tư kế toán mới nhất)

8. Tại nhóm 56.03: bổ sung đơn vị tính của các mặt hàng “Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ hoặc ép lớp.” từ “m/m2” thành “kg/m/m2″ .

9. Tại nhóm 84.26, thay đổi cụm từ “khung thang nâng di động” thành cụm từ “khung nâng di động”.

10. Tại phân nhóm 8436.10: thay đổi cụm từ “Máy chế biến thức ăn gia súc” thành “Máy chế biến thức ăn cho động vật”.

11. Tại phân nhóm 8438.10: thay đổi cụm từ “máy làm bánh mỳ” thành “máy làm bánh”  (thông tư kế toán mới nhất)

12. Tại Chú giải 4(b) Chương 84 và nhóm 84.57: thay đổi cụm từ “máy một vị trí gia công” và cụm từ “máy kết cấu một vị trí” thành cụm từ “máy kết cấu nguyên khối (một vị trí gia công).”

13. Tại Chú giải 4(c) Chương 84 và nhóm 84.57: thay đổi cụm từ “máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch” thành cụm từ “máy gia công chuyển dịch đa vị trí.”

14. Tại nhóm 84.38 và phân nhóm 8479.20: thay đổi cụm từ “dầu hoặc chất béo thực vật” thành “dầu hoặc chất béo thực vật không bay hơi”.

15. Tại Chú giải 9(b)(ii) Chương 85: thay đổi cụm từ “các bộ phận nối” thành cụm từ “cuộn cảm”.

16. Tại phân nhóm 8523.51: thay đổi cụm từ “Các thiết bị lưu trữ bán dẫn không xoá” thành cụm từ “Các thiết bị lưu trữ bền vững, thể rắn”.

17. Tại nhóm 85.22: thay đổi cụm từ “đồ phụ trợ” thành cụm từ “phụ kiện” (thông tư kế toán mới nhất)

18. Tại nhóm 85.39: thay đổi cụm từ “đèn hồ quang” thành cụm từ “bóng đèn hồ quang”, thay đổi cụm từ “đèn đi-ốt phát quang (LED)” thành cụm từ “bóng đèn đi-ốt phát quang (LED)”.

19. Tại các nhóm 87.02, 87.03, 87.11: thay đổi cụm từ “động cơ đốt trong kiểu piston” thành cụm từ “động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến”

20. Tại mã hàng 8702.90.71 thay đổi cụm từ “Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 24 tấn” thành cụm từ “Khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 24 tấn”.

21. Tại nhóm 87.09: thay đổi cụm từ “phạm vi gần” thành cụm từ “phạm vi hẹp” (thông tư kế toán mới nhất)

22. Tại mã hàng 9018.39.10 thay đổi cụm từ “Ống thông đường tiểu” thành cụm từ “Ống thông”.

23. Tại nhóm 94.03: thay đổi cụm từ “- Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng” thành cụm từ “Đồ nội thất bằng gỗ loại sử dụng”

24. Tại Chú giải 3 Chương 96: thay đổi cụm từ “sợi thực vật” thành cụm từ “xơ thực vật”.

25. Tại nhóm 96.03: thay đổi cụm từ “thiết bị gia dụng” thành cụm từ “dụng cụ”.

Ngoài ra, còn có những sửa đổi tại Phụ lục II về 06 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa tại Thông tư 65/2017 (thông tư kế toán mới nhất)

7. Thông tư 02/2019/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng

8. Thông tư 06/2019/TT-BGTVT về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì theo chất lượng thực hiện và chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

9. Thông tư 07/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 52/2017/TT-BGTVT về bảo trì công trình hàng hải

10. Thông tư 05/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô

11. Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chính thức có hiệu lực từ ngày 14/11/2019

Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề 8 thông tư kế toán mới nhất bắt đầu có hiệu lực năm 2019 . Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! 

0

0

Bình chọn

Bình chọn