1001 cách làm ăn: Chăm sóc vải thiều sau thu hoạch với NPK Lâm Thao

Để cây phục hồi nhanh, kịp thời tích lũy đủ dinh dưỡng giúp phát triển thân lá, khắc phục tình trạng ra hoa, đậu quả cách năm và sai quả, bà con cần nắm được một số kỹ thuật chăm sóc thích hợp tùy theo độ tuổi của cây vải. Theo thạc sĩ Lâm Nguyên Năng- Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lục Ngạn (Bắc Giang), các bước chăm sóc cho cây vải thiều thời kỳ sau thu hoạch quả thường gồm một số kĩ thuật cơ bản sau: 

Bước 1: Tỉa cành, tạo tán cho cây vải

Cây vải thiều sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường xuề xòa, lởm chởm. Bà con cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt tán, cành bị ớm (không có điều kiện cho quả) và tuỳ độ cao của cây vải ta có thể hạ thấp những cành trên ngọn xuống để tiện cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch quả sau này.

 Chăm sóc vải thiều đúng cách sẽ giúp cây khỏe mạnh, đủ chất dinh dưỡng nuôi hoa, đậu quả. Ảnh: Đ.T

Biện pháp tỉa cành cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để tạo tán cho cây vải theo hình mâm xôi hoặc hình chiếc bánh giầy, nhằm chuẩn bị đón đợt lộc đầu tiên. Yêu cầu cây vải sau khi được tỉa xong, bảo đảm độ thoáng giữa các cành, nhằm hạn chế sâu bệnh phát triển.

Bước 2: Vệ sinh vườn

Cùng với biện pháp tỉa cành, bà con nông dân cần thực hiện ngay việc thu dọn rác dưới gốc vải thiều. Có thể dùng chổi hoặc cào để dọn sạch những cành, lá vải rụng dưới gốc, đem thu gom gọn vào một góc vườn rồi đốt đi nhằm hạn chế mầm sâu bệnh phát triển. Đối với những vườn vải thiều ở dưới thấp, sau khi thu hoạch nên tạo lại các rãnh thoát nước trong vườn vải, bảo đảm thoát nước khi mưa nhiều, tránh tình trạng cây vải bị úng, héo lá và chết.

Bước 3: Bón phân cho cây vải

 Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành tạo tán xong, chúng ta cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng đó, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (phát sinh được ba đợt lộc tính từ khi thu hoạch quả đến lúc ra hoa).

Kỹ thuật bón như sau: Khi bón phân vào rãnh, cần xẻ rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây; rãnh có chiều rộng 10 – 30cm, chiều sâu 30 – 40cm, rồi rắc phân vào rãnh và lấp đất phủ kín. Nên bón trước khi trời mưa, nếu gặp hạn phải hoà phân vào nước để tưới theo hình chiếu của tán cây trên mặt đất.

Loại phân: Phân bón cho cây vải thời kỳ này nên dùng loại phân rất phổ biến có trên thị trường là NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S hoặc loại phân mới NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Cụ thể như sau:

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải phát triển bền khỏe.

Lưu ý kỹ thuật bón phân

Theo kỹ sư Phạm Đức Thành – Phó Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao), bà con nông dân trồng vải khi bón phân cho cây vải có tuổi cây trên 12 năm nên sử dụng phân bón NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S hoặc NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S với liều lượng là 4kg/cây hoặc 3,5kg, bón ngay sau khi tỉa cành tạo tán.

Ưu điểm khi bón bằng phân NPK-S Lâm Thao đó là ngoài các dinh dưỡng đa lượng, còn được bổ sung các nguyên tố trung vi lượng giúp cây vải có đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, tăng năng suất chất lượng của vải.

Bà con cần lưu ý bón phân vào hốc, cuốc những hố nhỏ có kích thước 20 x 20 x 20cm quanh hình chiếu tán cây trên mặt đất, các hố này cách nhau 50cm, rồi rắc phân xuống hố hay hốc và lấp đất. Khi bón phân vào rãnh, cần xẻ rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây; rãnh có chiều rộng 10 – 30cm, chiều sâu 30 – 40cm, rồi rắc phân vào rãnh và lấp đất phủ kín.