1000 Câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án | Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 có đáp án hay nhất
Mục Lục
1000 Câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án
Haylamdo xin gửi đến bạn đọc tuyển tập 1000 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 chọn lọc, có đáp án với các câu hỏi được biên soạn theo bài học đầy đủ các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp bạn ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD đạt kết quả cao.
Mục lục Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12
Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án)
Câu 1. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính phổ cập.
C. Tính rộng rãi.
D. Tính nhân văn.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
A. Bằng quyền lực Nhà nước.
B. Bằng chủ trương của Nhà nước.
C. Bằng chính sách của Nhà nước.
D. Bằng uy tín của Nhà nước.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 3. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?
A. Nên làm B. Được làm.
C. Phải làm D. Không được làm.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 4. Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 5. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. do Nhà nước ban hành.
C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.
D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 6. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?
A. Pháp luật B. Giáo dục.
C. Thuyết phục D. Tuyên truyền.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 7. Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?
A. Không được làm B. Không nên làm.
C. Cần làm D. Sẽ làm.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 8. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng
A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
C. đối với người vi phạm
D. đối với người sản xuất kinh doanh.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 9. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
D. Tính bắt buộc chung.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 10. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của phâp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất dân tộc.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 11. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với
A. mọi người từ 18 tuổi trở lên.
B. mọi cá nhân tổ chức.
C. mọi đối tượng cần thiết.
D. mọi cán bộ, công chức.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 12. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất hiện đại.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 13. Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.
D. Tính quần chúng nhân dân.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 14. Hệ thống quy tắc xử xự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là
A. chính sách B. pháp luật.
C. chủ trương D. văn bản.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 15. Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do
A. nhân dân ban hành.
B. Nhà nước ban hành.
C. chính quyền các cấp ban hành.
D. các đoàn thể quần chúng ban hành.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án)
Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật
A. đi vào cuộc sống.
B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống.
D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi
A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.
B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. tự nguyện của mọi người.
D. dân chủ trong xã hội.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ?
A. Không thích hợp.
B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?
A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 5. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
A. Bốn hình thức.
B. Ba hình thức.
C. Hai hình thức.
D. Một hình thức.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Bốn loại. B. Năm loại.
C. Sáu loại. D. Hai loại.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 7. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
C. các quy tắc quản lý nhà nước.
D. trật tự, an toàn xã hội.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 8. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ
A. sở hữu, hợp đồng.
B. hành chính, mệnh lệnh.
C. sản xuất, kinh doanh.
D. trật tự, an toàn xã hội.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 9. Người phải chịu hình phạt từ là phải chịu trách nhiệm
A. hình sự. B. hành chính.
C. kỷ luật. D. dân sự.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 10. Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kinh tế.
D. vi phạm quyền tác giả.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 11. Người phải chịu trách nhiệm hình sự có thẻ chịu
A. hình phạt tù. B. phê bình.
C. hạ bậc lương. D. kiểm điểm.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 12. Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm
A. hành chính. B. kỉ luật.
C. bồi thường. D. dân sự.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 13. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm
A. hình sự.
B. hành chính.
C. qui tắc quản lí xã hội.
D. an toàn xã hội.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 14. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Tự tiện.
B. Trái pháp luật.
C. Có lỗi.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 15. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là
A. vi phạm kỷ luật.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm nội quy cơ quan.
D. vi phạm dân sự.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 (có đáp án)
Câu 1. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. quyền và trách nhiệm.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm và pháp lý.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 2. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lý.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. thực hiện pháp luật.
D. trách nhiệm trước Tòa án.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 3. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân ?
A. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thành phần xã hội.
C. Bình đẳng tôn giáo.
D. Bình đẳng dân tộc.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 4. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng
A. về quyền và nghĩa vụ.
B. trong sản xuất.
C. trong kinh tế.
D. về điều kiện kinh doanh.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 6. Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
A. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 7. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích
A. thẳng tay trừng trị nguời vi phạm pháp luật.
B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
C. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật.
D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 8. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lý.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm và chính trị.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 9. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân
A. đều có quyền như nhau.
B. đều có nghĩa vụ như nhau.
C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 10. Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
B. công dân bình đẳng về quyền.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
D. công dân bình đẳng về mặt xã hội.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 11. Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện
A. nghĩa vụ. B. trách nhiệm.
C. công việc chung. D. nhu cầu riêng.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 12. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, A vào Đại học, còn B thì làm công nhân nhà máy, nhưng cả hai vẫn bình thường với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. Bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A