100+ mẫu xe đạp địa hình (MTB) cao cấp chính hãng giá rẻ

Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Xe Đạp Địa Hình

  • Bánh xe đạp địa hình dày, có kích thước
  • Thường có 1 hoặc 2 phuộc hơi.
  • Xe đạp địa hình thường có trọng lượng nặng hơn những dòng xe khác.

Cấu Tạo Của Xe Đạp Địa Hình

Khung xe thường được làm bằng chất liệu thép, carbon, hợp kim nhôm cùng một số kim loại khác.

Có 2 loại khung xe: Khung độc lập (Hardtail) và khung treo (Full suspension).

Khung độc lập (Hardtail)Khung độc lập (Hardtail)

Khung treo (Full Suspension)Khung treo (Full Suspension)

 

Ghi đông được thiết kế theo chiều ngang, có bộ đề số để điều chỉnh tốc độ và bộ điều chỉnh độ cao, độ nghiêng của tay lái.

ghi đông xe đạp địa hìnhghi đông xe đạp địa hình

 

Phuộc xe đạp địa hình là bộ phận giúp cho xe giảm xóc khi đi di chuyển trên những đoạn đường không bằng phẳng, đồi núi, sỏi đá,…

Có 2 loại: Phuộc giảm xóc hơi và phuộc giảm xóc lò xo.

Phuộc xe đạp địa hìnhPhuộc xe đạp địa hình

 

Lốp xe đạp địa hình có kích thước lớn, chiều rộng từ 2 – 2.5 inch, có gai bọc xung quanh để có thể tăng độ bám cũng như độ bền cho bánh xe.

lốp xe đạp địa hìnhlốp xe đạp địa hình

Xích xe đạp địa hình thường được làm từ thép hoặc hợp kim, có thể chịu được sự mài mòn, chống rỉ sét và có khả năng chịu lực tốt.

Xích xe đạp địa hìnhXích xe đạp địa hình

Phanh xe đạp địa hình có 2 loại: phanh đĩa và phanh gôm. Trong đó phanh đĩa được sử dụng phổ biến hơn do nó có lực hãm nhạy vừa phải, nhất là khi chạy ở địa hình ẩm ướt và sình lầy.

phanh xe đạp địa hìnhphanh xe đạp địa hình

Chân chốngChân chống

Các Kiểu Xe Đạp Địa Hình

Không phải ngọn núi, ngọn đồi nào cũng có chiều cao, mức độ gập ghềnh như nhau. Mỗi loại xe đạp địa hình đều có những đặc điểm, cấu tạo khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu và sở thích riêng của mỗi người. Do đó, các đặc điểm và cấu tạo của xe đạp địa hình không hề dễ để phân biệt đối với những người mới bắt đầu “chơi xe” một tí nào.

Có 5 kiểu xe đạp địa hình:

1. Xe đạp địa hình băng đồng (Cross Country Bike – XC)

Đây là kiểu xe thường được sử dụng cho các đoạn đường băng qua rừng, đồng lúa hay những đoạn đường ít gồ ghề. Đây cũng là dòng xe đạp địa hình giá rẻ nhất trong các kiểu xe đạp địa hình bởi cấu tạo đơn giản của nó, cũng là kiểu xe được nhiều người lựa chọn cho việc tập thể dục thể thao trên đường phố.

cross country bikecross country bike

Xe băng đồng thường có trọng lượng ít hơn 15kg và chỉ được trang bị 1 phuộc hơi ở bánh trước để giảm xóc. Bộ phận trung tâm của mọi xe đạp địa hình băng đồng là khung xe cứng, thường là không có phuộc lò xò hoặc có phuộc lò xo 100mm tùy thuộc vào chặng đường hoặc nhu cầu của người mua.

Nếu bạn là người thường xuyên đi đường phẳng, đi băng qua rừng với con đường sỏi đá, chặng đường bạn ưa thích không có độ dốc thì xe băng đồng với bộ khung xe không có phuộc lò xò là sự lựa chọn tốt nhất.

2 loại xe này khá giống nhau. Điểm chung của cả hai đều là kiểu xe chuyên dùng cho việc leo đồi, núi dốc đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ thuật. Phù hợp cho những người có kinh nghiệm trong bộ môn đạp xe địa hình.

Enduro BikeEnduro Bike

 

Cả All Mountain Bike & Enduro Bike đều được trang bị đầy đủ phuộc hơi ở cả bánh trước và bánh sau, ở một số mẫu xe còn có thể tùy chỉnh hoặc khóa bộ giảm xóc lại giúp cho người lái dễ dàng leo đèo với bất kì độ dốc nào.

Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa 2 kiểu xe này, với All Mountain Bike thì hành trình của 2 giảm xóc nằm trong khoảng 120 – 160mm còn với Enduro Bike thì 140 – 180mm.

Chính vì vậy, Enduro Bike có thể đạt độ nhún và độ bật cao hơn, đây cũng là kiểu xe được các vận động viên đua xe đạp địa hình ưa chuộng. Cả 2 kiểu xe đều phù hợp với những nước có địa hình nhiều núi như Việt Nam.

Là kiểu xe dành cho những người đam mê mạo hiểm và thích thử thách, cấu tạo của xe giúp cho người lái có thể đổ đèo nhanh, đòi hỏi người lái phải có kỹ năng đổ đèo giỏi. Đây cũng là kiểu xe có giá tiền cao nhất trong các kiểu xe đạp địa hình.

downhill bikedownhill bike

Kiểu xe này nặng khoảng 18kg bởi vì cần có độ nặng để chịu được áp lực của những cú xóc mạnh, có tay lái rộng, lốp dày và yên xe thấp nhằm giúp người lái có được trọng tâm tối ưu.

Xe có 1 phuộc hơi ở bánh trước với hành trình 180mm, có khả năng chịu được lực lớn giúp cho người lái di chuyển êm ái hơn và 1 phuộc lò xo ở giữa khung xe, tuy nhiên phuộc ở khung xe không đủ để giúp người lái có thể leo núi.

4. Xe đạp địa hình lái tự do (Freeride Mountain Bike)

Đây là kiểu xe được kết hợp giữa xe đạp địa hình đổ đèo và xe đạp địa hình băng đồng. Xe đạp địa hình lái tự do phù hợp với những địa hình dốc đứng, đường mòn khó đi đòi hỏi người lái là một “dân chơi” xe chuyên nghiệp.

Freeride Mountain BikeFreeride Mountain Bike

Giống với All Mountain Bike, Freeride Mountain Bike cũng là xe đạp địa hình 2 giảm xóc nhưng hành trình nhún và bật sâu hơn với 165 – 200mm. Một số xe Freeride Mountain Bike còn có thể sử dụng để leo đèo.

Xe đạp bánh to hay còn gọi là bánh béo. Với địa hình đầy cát, tuyết hay là những mặt đường dễ sụt lún thì đây chính là “chân ái” cho những người muốn tìm một chiếc xe đạp địa hình để đối mặt với nó.

Xe đạp bánh béo Galaxy FF99Xe đạp bánh béo Galaxy FF99

Xe đạp bánh béo được thiết kế 1 bộ lốp dày 4 – 4.8 inch, đặc biệt là xe không được trang bị bất cứ một phuộc nhún nào mà bánh xe sẽ là yếu tố để chống chọi độ xóc của mặt đường xấu khi chúng được giữ ở mức thấp hơn so với những xe đạp địa hình khác.

Cách Chọn Xe Đạp Địa Hình Phù Hợp

Lựa chọn loại xe phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn

Hãy cân nhắc kĩ xem nhu cầu, sở thích của bản thân phù hợp với kiểu xe đạp địa hình nào trong số 5 kiểu xe đạp địa hình ở trên để có được sự trải nghiệm hài lòng nhất sau khi mua xe.

So sánh các đặc điểm, thông số kỹ thuật và cấu tạo của xe

Xe đạp địa hình có 5 kiểu nhưng mỗi kiểu lại có những đặc điểm, thông số kỹ thuật và cấu tạo đa dạng để phù hợp với từng nhu cầu nhỏ nhặt nhất của từng cá nhân người sử dụng về chiều cao, kiểu dáng, màu sắc và mức độ sử dụng xe đạp địa hình chuyên nghiệp.

Quyết định kích thước xe phù hợp với cơ thể của bạn

Bảng đo kích thước xe đạp địa hình

Chiều cao (cm)
 Kích thước khung (inch)
 Kích cỡ xe

147 đến 157
13″ đến 14″
XS

157 đến 167
15″ đến 16″
S

167 đến 177
17″ đến 18″
M

177 đến 185
19″ đến 20″
L

185 đến 193
21″ đến 22″
XL

193 đến 198
23″ đến 24″
XXL

 

Bạn có thể tham khảo bảng kích thước ở đây để chọn ra kiểu xe đạp địa hình phù hợp với cơ thể của bạn. Không nên chọn xe quá to hoặc quá nhỏ bởi nó có thể gây khó khăn cho bạn khi lái xe, với xe kích thước lớn hơn so với cơ thể thì sẽ khó chống chân còn với xe quá nhỏ thì sẽ rất khó để đạp được xe.

Hiện nay, xe đạp địa hình đã được đa dạng kích cỡ nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng.

Mỗi khi nhắc tới xe đạp địa hình thì mọi người sẽ không đắn đo mà cho rằng xe này dành cho nam giới, tuy nhiên để thỏa mãn nhu cầu của những người đam mê dòng xe này thì các hãng không chỉ sản xuất xe đạp địa hình cho nam mà còn có xe đạp địa hình cho nữ.

Đặc biệt hơn, xe đạp địa hình cho trẻ em cũng được sản xuất để thỏa đam mê thích sự mạo hiểm cho các bé có cá tính mạnh, tuy nhiên các bé phải có chiều cao từ 130m mới có thể sử dụng được.

Các vị phụ huynh có thể tham khảo xe Brave Will G20 cho các bé, với mức giá 3.040.000 đồng đang được bán tại Xe Đạp Giá Kho với giá khuyến mãi là 2.740.000 đồng.

Xe Đạp Địa Hình Trẻ Em Brave Will G20Xe Đạp Địa Hình Trẻ Em Brave Will G20

Vì vậy phụ huynh các bé 8 – 10 tuổi đã có thể sắm cho con mình 1 chiếc xe đạp địa hình, với các bé đạt chiều cao trên 150 cm thì có thể cân nhắc chọn xe đạp địa hình người lớn.

Chọn mức giá xe đạp địa hình phù hợp với ngân sách của bạn

Giá xe luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra và để đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng thì các hãng đã đa dạng hóa phân khúc mức giá của mình. Có 3 phân khúc giá xe đạp địa hình:

  • Dòng phân khúc giá rẻ: từ 5 triệu đồng trở xuống, chất liệu xe thường được làm từ hợp kim thép và nhôm. Các tính năng cũng được giảm bớt, chất lượng và độ bền có phần khiêm tốn hơn.

Đây hầu như là những chiếc xe đạp địa hình phục vụ cho việc đi học, đi làm và đi thể dục.

xe đạp địa hình galaxy ct9txe đạp địa hình galaxy ct9t

 

  • Dòng phân khúc giá tầm trung: dao động từ 6 – 30 triệu đồng, hầu như các mẫu xe trong phân khúc này đều được làm bằng chất liệu nhôm hoặc thép carbon, các tính năng cũng được thêm vào khá nhiều, các thành phần của xe cao cấp hơn.

Xe-dap-dia-hinh-Giant-XTC-800-PlusXe-dap-dia-hinh-Giant-XTC-800-Plus

  • Với dòng phân khúc cao cấp: giá dao động từ 30 – 100 triệu đồng, các thành phần của xe đạp địa hình cao cấp hơn, chất liệu được làm từ carbon nên có độ bền lâu hơn.

Bên cạnh đó thì những mẫu xe ở phân khúc này cũng được trang bị thêm nhiều tính năng đặc biệt chuyên dùng cho việc leo đồi, núi có độ dốc cao, đường gồ ghề khó đi.

Giant Anthem Advanced Pro 23Giant Anthem Advanced Pro 23

Phụ Tùng Và Phụ Kiện Xe Đạp Địa Hình

Một số phụ tùng xe đạp địa hình:

  • Tay nắm
  • Chân chống
  • Ghi đông
  • Lốp xe
  • Xích xe
  • Phanh xe.

Một số phụ kiện cần thiết khi sử dụng xe đạp địa hình:

  • Giỏ xe
  • Dè chắn bùn
  • Nón bảo hiểm
  • Bình nước
  • Khóa xe đạp
  • Yên sau baga

“Mua phụ tùng, phụ kiện chính hãng của xe đạp địa hình ở đâu?” luôn là câu hỏi được những người chơi xe thắc mắc khi mà bây giờ có rất nhiều cửa hàng trên toàn quốc khiến mọi người khó khăn trong việc chọn lựa.

Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn lựa phụ kiện, phụ tùng xe đạp chính hãng bạn nên chọn mua ở những cửa hàng xe đạp uy tín.

Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Lựa Chọn Xe Đạp Địa Hình

Có xe đạp địa hình giá 1 triệu đồng không?

Trả lời: Với mức giá 1 triệu đồng, bạn có thể mua những loại xe đạp địa hình cũ đã qua sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra kĩ trước khi quyết định mua.

Có xe đạp địa hình không có thắng không?

Trả lời: Không có loại xe đạp địa hình không có thắng, xe đạp địa hình thường sử dụng loại thắng đĩa. Xe không có thắng là dòng xe đạp BMX, chuyên dùng để biểu diễn xiếc xe đạp.