10 vấn đề quan trọng khi làm kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập

Là một kế toán, bạn chỉnh chu, cẩn thận những con số ngay từ ban đầu thì những con số tiếp theo sẽ đúng và rất khó có những sai sót. Cũng như trong một doanh nghiệp mới thành lập, bạn lưu ý, quan trọng từng vấn đề liên quan đến công việc kế toán của mình thì mọi thứ về sau sẽ trơn tru không gặp bất kì khó khăn trở ngại nào.Và “10 vấn đề quan trọng khi làm kế toán cho doanh nghiệp mới không nên bỏ qua” chia sẻ sau đây sẽ là 1 trong những bí kíp giúp bạn hoàn hảo hơn trong công việc kế toán của mình.

1. Sau khi nộp thông báo phát hành hóa đơn, mặc dù chưa xuất hóa đơn nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải nộp “báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn” theo định kỳ.

2. Giá trị VAT đầu vào chưa kê khai thì được quyền kê khai bổ sung vào các kỳ sau và không giới hạn thời gian. Nhưng chi phí phát sinh năm nào phải được kê khai năm đó.

3. Theo khoản 8 điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 trường hợp DN phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuê, thanh tra thuế tại trụ sở.

4. Không khấu trừ thuế 10 % đối với lao động dưới 3 tháng nếu người lao động có thu nhập dưới 2 triệu đồng/1 tháng. Nếu có thu nhập 2 triệu đồng trở lên thì phải làm cam kết 02/TNCN (Điều kiện thu nhập duy nhất 1 nơi và tại thời điểm làm cam kết có MST)

5. Sổ sách khi kiểm tra lại phát hiện sai sót, áp dụng các chính sách kế toán không đúng thường sẽ áp dụng phương pháp là làm lại toàn bổ sổ sách và ký lại. Việc điều chỉnh thực hiện theo chuẩn mực kế toán về thay đổi chính sách kế toán và các sai sót.

6. Những chi phí không hợp lý về yếu tố thuế, kế toán không hạch toán và tự loại ra khỏi sổ sách dẫn đến việc các chi phí kế toán của doanh nghiệp không được phản ánh đầy đủ. Do đó dẫn đến việc Báo cáo tài chính không trung thực, minh bạch không phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

7.Những khoản chi phí phải thanh toán trên 20 triệu nhưng công ty lại nộp tiền mặt vào TK công ty đối tác như vậy cũng sẽ không được khấu trừ chi phí thuế TNDN và thuế GTGT đầu vào. Theo đó doanh nghiệp cần phải lập ỦY NHIỆM CHI để chuyển tiền từ tài khoản của công ty mình qua tài khoản của công ty đối tác đã đăng ký với thuế/sở kế hoạch đầu tư.

8. Doanh nghiệp băn khoăn về khoản thuế GTGT hàng tháng phải nộp nhiều. Tuy nhiên đây là phần thuế doanh nghiệp nộp thay cho người tiêu dùng, đó là thuế của người mua nộp, doanh nghiệp bán chỉ kê khai và nộp hộ.

9. Doanh nghiệp bán hàng đầu ra không chịu xuất hóa đơn mà vẫn lấy hóa đơn mua hàng hóa, vật tư đầu vào liên tục dẫn đến tình trạng theo dõi trên bảng nhập xuất tồn thì hàng còn nhiều mà trong thời gian tới cũng không có dự định xuất ra, từ đó tiềm ẩn nguy cơ bị ấn định thuế và đóng phạt lên tới 20.000.000 đồng

10. Hiểu không rõ về việc công ty không được lỗ quá 5 năm hoặc 3 năm liên tiếp. Theo đó, lỗ là tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp, không có quy định về việc hạn chế lỗ trong thời gian bao lâu, chỉ có quy định về thời gian được phép chuyển lỗ qua các năm là 5 năm, quá thời hạn 5 năm, doanh nghiệp không được phép chuyển lỗ để quyết toán thuế TNDN