10 phương pháp giáo dục tiểu học hay mang lại hiệu quả cao
Ngày nay việc vận dụng phương pháp giáo dục tiểu học được rất nhiều trường học triển khai và mang lại hiệu quả cao. Nó tăng thêm sự hứng thú cũng như phát huy được tính tính cực, chủ động và tư duy của học sinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp giáo dục ở tiểu học hay qua bài viết sau.
Phương pháp 1 : Dạy học theo nhóm
Đây là hình thức mà trong đó các học sinh trong một lớp sẽ được phân chia thành các nhóm nhỏ. Nhiệm vụ của các nhóm là hoàn thành nhiệm vụ được giao trong khoảng thời gian cho trước. Sau đó, mỗi nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Những tiêu chí để thành lập nhóm như sau:
-
Tất cả những người trong nhóm dựa trên tinh thần tự nguyện và có cùng hứng thú.
-
Trường hợp các nhóm lập ngẫu nhiên sẽ được gọi theo danh sách hoặc đếm số thứ tự.
-
Đối với nhóm ghép hình sẽ được chia bằng cách ghép bức tranh hoặc tờ giấy lại.
-
Những học sinh có chung đặc điểm sẽ được phân chia theo tháng hoặc ngày.
-
Duy trì nhóm trong khoảng thời gian dài
-
Mỗi nhóm sẽ có cả học sinh khá và yếu để hỗ trợ nhau.
-
Có thể dựa theo năng lực học tập để tạo nhóm.
-
Căn cứ vào từng dạng học tập.để phân chia nhóm
-
Bài tập ở mỗi nhóm là khác nhau.
-
Nhóm còn có thể dựa theo số học sinh nam và học sinh nữ để chia.
Phương pháp giáo dục tiểu học theo nhóm có thể phân thành 3 giai đoạn:
-
Trước tiên là nhập đề và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
-
Tiến hành làm việc nhóm: Trải qua 5 bước cơ bản chuẩn bị, lên kế hoạch cụ thể, đặt ra quy tắc, bắt đầu giải quyết vấn đề và báo cáo.
-
Báo cáo kết quả đồng thời đánh giá, nhận xét.
Phương pháp 2 : Giải quyết vấn đề
Nhóm được thành lập dựa theo phương pháp giải quyết vấn đề nhằm kích thích sự chủ động và tự lập giải quyết vấn đề của học sinh. Các giáo viên sẽ đặt ra các vấn đề nhận thức mà trong đó có sự mâu thuẫn giữa kiến thức đã biết và chưa biết, sau đó sẽ định hướng học sinh tự tìm cách giải quyết.
Sau đây là quy trình triển khai phương pháp sư phạm tiểu học giải quyết vấn đề cụ thể:
-
Nắm rõ vấn đề hay tình huống cần phải giải quyết
-
Tìm kiếm những thông tin liên quan đến tình huống, vấn đề
-
Tổng hợp các biện pháp giải quyết
-
Đưa ra các phân tích cũng như đánh giá về kết quả của các biện pháp
-
Đối chiếu so sánh giữa những kết quả với nhau
-
Lựa chọn phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất
-
Tiến hành thực hiện theo giải pháp đã chọn
-
Tổng kết và nêu ra kinh nghiệm khi giải quyết những vấn đề, tình huống khác
Phương pháp 3 : Nghiên cứu trường hợp
Lập nhóm theo phương pháp giáo dục tiểu học nghiên cứu trường hợp có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng trong dạy học, các học sinh sẽ phải tự nghiên cứu về một tình huống thực tiễn cũng như giải quyết tình huống đó với các bạn trong nhóm của mình.
Tiến trình của phương pháp nghiên cứu trường hợp diễn ra như sau:
-
Tìm hiểu về các trường hợp vấn đề, tình huống diễn ra
-
Dựa vào những tư liệu có sẵn hoặc tự tìm kiếm để thu thập thông tin
-
Nghiên cứu về các phương án giải quyết vấn đề
-
Chọn lựa phương án giải quyết hay
-
Đưa ra lập luận, chứng cứ để bảo vệ phương án
-
Đối chiếu so sánh với những phương án có trong thực tế
Phương pháp 4 : Dạy học dự án
Các học sinh sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ phức hợp nhằm tạo ra các sản phẩm đó là phương pháp dạy học theo dự án.
Phương án này được phân loại cụ thể như sau:
-
Dựa vào chuyên môn giảng dạy
-
Số lượng người tham gia học
-
Căn cứ vào sự tham gia của các giáo viên
-
Dựa theo thời gian
Trường hợp phân theo nhiệm vụ gồm
-
Tiến trình dạy học theo dự án:
-
Tìm hiểu kỹ vấn đề cũng như mục đích của dự án
-
Lên kế hoạch thực hiện dự án
-
Tiến hành thực hiện dự án
-
Báo cáo về dự án
-
Đưa ra nhận xét đánh giá dự án
Phương pháp 5 : Khám phá
Phương pháp giáo dục tiểu học được áp dụng phổ biến hiện nay đó chính là phương pháp khám phá. Mỗi học sinh sẽ tự tìm kiếm và tự học dựa vào việc sử dụng công nghệ thông tin.
Sau đây là quy trình chi tiết:
-
Quyết định chọn và giới thiệu chủ đề theo yêu cầu phù hợp với nội dung và tạo được sự hứng thú. Đồng thời chủ đề phải gắn liền với thực tiễn và có tài liệu trên mạng.
-
Bắt đầu tìm kiếm tài liệu học tập và phải chú thích rõ nguồn của thông tin.
-
Nắm rõ mục đích cũng như nhiệm vụ rõ ràng. Ngoài ra học sinh cần phải đạt những yêu cầu trong việc thực hiện thiết kế.
-
Xây dựng nội dung bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cụ thể nhằm hỗ trợ quá trình học tập của học sinh.
-
Trình bày trang web
-
Giáo viên cùng tiến hành với học sinh để đưa ra nhận xét và sửa chữa
-
Rút kinh nghiệm và tham gia sửa chữa cùng học sinh.
Phương pháp 6 : Thuyết trình
Phương pháp thuyết trình đòi hỏi học sinh dùng lời nói hấp dẫn, cuốn hút để trình bày về tài liệu mới hay tổng hợp các kiến thức học sinh tiếp nhận được.
Phương pháp này cũng có cấu trúc tương tự với các phương pháp giáo dục ở tiểu học trên. Nhưng để đạt hiệu quả cao học sinh cần trình bày vấn đề một cách chính xác, rõ ràng theo trình tự logic và mang tính thực tiễn cao,… Lời nói phải thật rõ ràng, tốc độ, âm lượng vừa phải kết hợp với hành vi và cử chỉ phù hợp. Đồng thời học sinh phải biết cách phối hợp với nhiều phương pháp khác; đặt vấn đề cũng như giải quyết nó.
Để có những phương phấp giáo dục tiểu học hiệu quả, cần trải qua môi trường đào tạo bài bản. Tùy vào từng chuyên ngành Sư phạm khác nhau sẽ có những điều kiện xét tuyển và mức điểm chuẩn khác nhau. Để biết ngành sư phạm tiểu học thi khối gì? hãy tham khảo thông tin tại website của Đại học Đông Á nhé!
Phương pháp 7 : Hỏi – đáp
Phương pháp rất quen thuộc trong giảng dạy hiện nay đó là phương pháp hỏi đáp. Phương pháp này sử dụng nhằm mục đích giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp thu thêm kiến thức mới đồng thời củng cố kiến thức cũ.
Những kỹ thuật để đặt câu hỏi đó là:
-
Xây dựng hệ thống câu hỏi thành 2 nhóm ( cụ thể là câu hỏi chốt hay khái quát; câu hỏi mở rộng hay bổ sung).
-
Đánh giá sự phù hợp của từng câu hỏi trong hệ thống theo yêu cầu: rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và phù hợp với mục đích hỏi.
Phương pháp 8 : Tạo không gian tự học
Phương pháp giáo dục tiểu học tích cực trong giảng dạy đó là tạo không gian tự học cho học sinh. Việc rèn luyện cho học sinh ngay từ bậc Tiểu học như vậy sẽ giúp các em có phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học. Từ đó tạo động lực ham học, khơi dậy được nội lực vốn có ở mỗi con người dẫn đến kết quả học tập sẽ đạt hiệu quả cao.
Đồng thời, các em sẽ dễ dàng có những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về chủ đề của nhóm trong thảo luận. Tạo cho học sinh suy nghĩ và tranh luận bằng cách giáo viên đưa ra vấn đề hoặc đặt câu hỏi. Từ đó các em sẽ tự tìm hiểu cũng như tích lũy kiến thức. Có thể nói đây là phương pháp rèn luyện tính cách rất tốt giúp các em chủ động hơn trong công việc sau này.
Phương pháp 9 : Đánh giá giữa thầy với trò
Đánh giá giữa thầy và trò là một trong các phương pháp giáo dục ở tiểu học rất hữu hiệu. Ngoài mục đích đánh giá thực trạng và điều chỉnh việc học của học sinh mà nó còn tạo điều kiện đánh giá và điều chỉnh chất lượng giáo dục tiểu học của giáo viên. Các giáo viên sẽ giúp các em phát triển kỹ năng tự đánh giá và điều chỉnh cách học bằng các hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, giáo viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để những học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau. Việc này rất cần cho sự thành đạt sau này của các em trong cuộc sống mà nhà trường cần phải trang bị cho học sinh.
Không chỉ tái hiện các kiến thức và lặp lại kĩ năng đã học mà giáo viên còn phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo của trong việc xử lý tình huống thực tế. Những giáo viên sẽ là người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động theo nhóm nhỏ để học sinh có thể tự lĩnh nội dung học tập và đạt cầu chương trình giảng dạy. Chính vì thế, giáo viên phải có trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm.
Phương pháp 10 : Thảo luận nhanh
Một trong các phương pháp giáo dục ở tiểu học mang lại hiệu quả được áp dụng khá thành công đó là phương pháp thảo luận nhanh. Phương pháp này tạo điều kiện giúp các em có thể tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp và sinh động hơn. Đồng thời thúc đẩy sự tham gia của các học sinh trong lớp với một câu hỏi nào đó. Theo đó, các giáo viên sẽ thu thập được thông tin phản hồi đa chiều và có thể cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí trong học tập.
Khi áp dụng phương pháp này cần tuân thủ quy tắc sau:
-
Thảo luận nhanh có thể được áp dụng ở bất cứ thời điểm khi thấy cần thiết và đề nghị;
-
Mỗi học sinh sẽ lần lượt trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi đã thoả thuận
-
Câu nói nên ngắn gọn từ 1-2 câu
-
Bắt đầu thảo luận khi tất cả đã chia sẻ xong ý kiến cá nhân.
Trên đây là 10 phương pháp giáo dục tiểu học hay mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng các giáo viên sẽ dễ dàng áp dụng những phương pháp phù hợp với điều kiện học tập của từng lớp và từng môn học để mang lại hiệu quả tốt nhất