10 năng lực cần đánh giá khi tuyển dụng Giám đốc sản xuất
Vai trò của giám đốc sản xuất ngày càng quan trọng, nhất là trong thời đại chuyển đổi số doanh nghiệp và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới.
Product Manager cần có năng lực và trình độ nhất định, đảm nhiệm vị trí công việc cấp cao tại các doanh nghiệp. Trong đó, Product Manager cần có kỹ năng giám sát các nhóm kỹ sư/nhà phát triển, theo sát quá trình tạo ra sản phẩm.
Mục Lục
Giám đốc sản xuất (Product Manager) là gì?
Giám đốc sản xuất hay Product Manager là người giám sát quá trình phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu. Họ chịu trách nhiệm hướng dẫn một nhóm đa chức năng tạo, phát triển và thực hiện sản xuất sản phẩm. Thuật ngữ “sản phẩm” được hiểu là các dịch vụ hoặc hàng hóa bán ra ngoài thị trường cho người tiêu dùng, có thể là sản phẩm ảo, vật chất hoặc cả hai.
Để hoàn thành công việc của mình các giám đốc sản xuất cần có cả các kỹ năng cứng và mềm như: Phân tích, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng giao tiếp.
Nhiệm vụ chung thường thấy trong bản JD tuyển dụng giám đốc sản xuất thường bao gồm:
- Tiến hành nghiên cứu để xác định nhu cầu của khách hàng, thị trường
- Lập kế hoạch và truyền đạt chiến lược phát triển sản phẩm
- Xác định tầm nhìn và lộ trình sản phẩm
- Giám sát nhóm sản phẩm trong quá trình phát triển sản phẩm
- Đặt mục tiêu bán hàng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng để đạt được mục tiêu bán hàng
- Phát triển và thực hiện các chiến dịch tiếp thị liên quan đến sản phẩm
Các kỹ năng cần có cho vị trí Product Manager
Các kỹ năng hàng đầu của một Giám đốc sản xuất
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình các Product Manager phải có một số kỹ năng và năng lực nhất định. Các kỹ năng này bao gồm cả kỹ năng cứng và mềm cũng như các kỹ năng hỗ trợ quá trình lãnh đạo, đưa ra quyết định của Product Manager. Các doanh nghiệp nếu đang có nhu cầu tuyển dụng giám đốc sản xuất có thể đánh giá năng lực của các ứng viên qua các kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng giao tiếp
- Chuyên môn kỹ thuật
- Kỹ năng kinh doanh
- Kỹ năng nghiên cứu
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tiếp thị
- Kỹ năng phân bổ công việc
- Tư duy chiến lược
- Kỹ năng sắp xếp thứ tự ưu tiên
1. Kỹ năng giao tiếp
Một trong những kỹ năng không thể thiếu của các Product Manager chính là giao tiếp. Các Product Manager dành phần lớn thời gian làm việc để giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp. Từ các cuộc họp sản phẩm đến giao tiếp với khách hàng, giao nhiệm vụ cho nhân viên, trao đổi với cấp trên.
Các Product Manager phải thường xuyên nói hoặc viết nhằm truyền đạt mục tiêu, nhiệm vụ một cách dễ hiểu nhất. Nếu không có kỹ năng giao tiếp người quản lý sản xuất khó có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình.
2. Chuyên môn kỹ thuật
Tùy vào ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, thông thường các giám đốc sản xuất thường phải làm việc với các sản phẩm ảo như phần mềm, công cụ, thiết bị máy móc hay ứng dụng.
Muốn đảm nhận vị trí này cần có kiến thức và chuyên môn kỹ thuật cơ bản hoặc sâu rộng. Product Manager phải có kỹ năng làm việc với các kỹ sư trong nhóm, nhằm mang đến sản phẩm đạt chuẩn trước khi cung cấp ra thị trường.
3. Kỹ năng kinh doanh
Các Product Manager cần có năng lực kinh doanh cơ bản nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Khi phát triển chiến lược sản phẩm, Product Manager cần xác định được lợi nhuận, ngân sách đầu tư, dòng tiền,… có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển dự án. Người quản lý cần có hiểu biết về kinh doanh nhằm trao đổi với khách hàng về doanh thu hiện tại và doanh thu dự kiến cũng như lập hồ sơ cho ngân sách phát triển sản phẩm.
Kỹ năng cần có của Giám đốc sản xuất
4. Kỹ năng nghiên cứu
Các Product Manager phải có năng lực nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng nhằm xác định được loại sản phẩm và người tiêu dùng cần, cũng như vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Kỹ năng nghiên cứu tốt và phân tích dữ liệu có thể giúp nhà quản lý nắm bắt các cơ hội và nguy cơ, tạo ra nền tảng vững chắc để phát triển sản phẩm thành công.
5. Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích và kỹ năng nghiên cứu song hành với quá trình phát triển sự nghiệp của các giám đốc sản xuất. Sau khi hoàn thành nghiên cứu tiếp thị, Product Manager phải biết cách phân tích và sử dụng dữ liệu này để đưa ra các quyết định về sản phẩm.
Các nhà quản lý giỏi biết cách sử dụng dữ liệu họ đã thu thập được để giải quyết các vấn đề và tận dụng các giải pháp thông minh nhằm tạo ra sản phẩm thành công.
6. Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân
Ngoài kỹ năng giao tiếp chung, Product Manager còn phải sở hữu kỹ năng giao tiếp cá nhân thành thạo nhằm tạo ảnh hưởng và lãnh đạo những người mà họ làm việc cùng.
Nhờ kỹ năng này Product Manager có thể thu hút từ khách hàng đến các bên liên quan cũng như các thành viên trong nhóm, tham gia vào tầm nhìn sản phẩm của họ. Các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân mà Product Manager bao gồm:
- Kỹ năng thuyết trình
- Khả năng hiểu biết
- Tích cực lắng nghe
- Hợp tác và đàm phán
7. Kỹ năng tiếp thị
Kỹ năng tiếp thị là điều cần thiết đối với các Product Manager vì họ thường phải phát triển các chiến lược quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kỹ năng tiếp thị bao gồm khả năng quảng bá và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ theo cách thành công nhất có thể. Product Manager cần có các kỹ năng tiếp thị như:
- Khả năng đáp ứng các nhu cầu thay đổi
- Khả năng phát triển các chiến lược tiếp thị cho việc ra mắt sản phẩm
- Xây dựng chiến lược giá sản phẩm
10 năng lực cần đánh giá khi lựa chọn Product Manager
8. Kỹ năng giao nhiệm vụ
Product Manager không thể giám sát thành công nhóm phát triển sản phẩm nếu không có kỹ năng giao nhiệm vụ. Một nhóm phát triển sản phẩm thường bao gồm nhiều thành viên trong nhóm với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, mỗi người lại chịu trách nhiệm nhất định trong quá trình phát triển sản phẩm.
Người quản lý cần xác định điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm và giao nhiệm vụ dựa trên khả năng của họ.
9. Tư duy chiến lược
Product Manager phải có khả năng tư duy chiến lược trong mọi giai đoạn phát triển của sản phẩm. Từ việc nghiên cứu thị trường đến quyết định làm thế nào để tung ra sản phẩm mới,… đòi hỏi nhà quản lý phải có tư duy chiến lược vượt trội. Giám đốc sản xuất cần có hiểu biết sâu sắc về vòng đời sản phẩm, phân khúc đối tượng khách hàng, quy trình quản lý dự án và dự báo doanh số bán hàng. Các kỹ năng tư duy chiến lược bổ sung bao gồm:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy
- Khả năng quản lý rủi ro và định hướng mục tiêu
10. Kỹ năng sắp xếp thứ tự ưu tiên
Giám đốc sản xuất phải có năng lực sắp xếp công việc một cách khách quan theo mức độ ưu tiên nhằm hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, đúng mục tiêu. Kỹ năng sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên tốt giúp nhà quản lý xác định được đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất vào các thời điểm nhất định. Điều này giúp dự án được diễn ra suôn sẻ, đi đúng hướng và đúng hạn ngạch thời gian.
SpeedMaint vừa cung cấp 10 kỹ năng, năng lực mà một giám đốc sản xuất cần có đến qua nội dung bài viết trên đây. Trau dồi thêm các kỹ năng chính là chìa khóa giúp các Product Manager thành công trong công việc cũng như hoàn thiện năng lực và thăng tiến trong sự nghiệp.
Tham khảo thêm:
LEAN là gì? Phương pháp tổ chức LEAN cho doanh nghiệp sản xuất
Lợi ích của Bảo trì kế hoạch trong lĩnh vực sản xuất
Các trụ cột góp phần tăng hiêu quả sản xuất như thế nào
TOP 3 phần mềm Quản lý bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất
Lợi ích phần mềm Quản lý bảo trì thiết bị cho doanh nghiệp sản xuất và phân phối