10 mẹo nuôi dạy con tuổi vị thành niên từ 13 đến 18 tuổi
Những năm tháng tuổi thanh thiếu thiếu niên là khoảng thời gian để chuẩn bị hành trang cho con bạn trước khi vào học tại các trường trung học. Bên cạnh những mặt trẻ đã có thể tự lập thì bạn cũng cần chỉ ra những mặt mà chúng cần cải thiện.
Khi nhận thấy trẻ đang gặp khó khăn trong một số lĩnh vực nhất định, hãy dạy cho chúng những kĩ năng sống mới và tạo điều kiện để chúng tự tập tính có trách nhiệm và độc lập trong mỗi hoạt động. Tạo các thói quen lành mạnh ngay từ bây giờ cho trẻ sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân trẻ trong tương lai. Đồng thời, hãy để chúng tự làm mọi việc trong điều kiện có thể, đừng quá bao bọc con trẻ. Đây là giai đoạn phức tạp đóng vai trò quan trọng hình thành nhân cách con sau này. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mà con có cảm xúc bất ổn, dễ stress, cũng dễ bị lôi kéo bởi những người xấu nếu như không có sự quan tâm của bố mẹ.
Các gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong suốt độ tuổi vị thành niên.
1. Cuộc sống hàng ngày
Sẽ có những thời điểm con bạn luôn cho rằng mình đúng, biết tất cả mọi thứ hoặc có đủ kĩ năng để tự lập trong cuộc sống, đây là cơ hội tốt để thử nghiệm những kĩ năng đó.
Dĩ nhiên những năm tháng thiếu niên sẽ mang đến rất nhiều cơ hội cũng như thử thách mới. Thi bằng lái xe hoặc nhận một công việc làm thêm part-time chỉ là một trong số các cột mốc mang đến các cơ hội thực hành các kĩ năng sống cho con bạn. Trong đó điều quan trọng là phải dạy chúng cách tự chăm sóc bản thân và làm thế nào để hoàn thành các công việc thường ngày.
Cho con thử những kỹ năng mới nhưng đồng thời cũng khuyên dạy con về an toàn và cách phòng thân. Tuyệt đối không thử dù chỉ một lần các chất gây nghiện. Bước vào tuổi vị thành niên là lúc bản sắc của trẻ cũng vừa chớm nở. Vì thế, rất cần thiết để thảo luận cùng con về những rủi ro trong các lựa chọn về cách ứng xử hay phong cách ăn mặc; đồng thời cho con học cách sống với những hậu quả mà mình gây ra. Nếu những thay đổi này vô hại, cha mẹ không nhất thiết can thiệp quá sâu, còn nếu những thay đổi này có vấn đề (lạm dụng chất gây nghiện hoặc hành vi nguy hiểm khác), cha mẹ nên can thiệp kịp thời.
2. Chế độ ăn và dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống đầy đủ dựa trên hướng dẫn của USDA sẽ giúp con bạn có được các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm và vitamin D. Hầu như thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì đều không đạt được các chỉ tiêu khuyến nghị này. Tốt hơn hết nên bổ sung các chất dinh dưỡng này từ thực phẩm hơn là việc sử dụng các thực phẩm chức năng trừ khi có xét nghiệm máu và đánh giá của bác sĩ nhi khoa cho thấy sự thiếu hụt cụ thể một hoặc nhiều vi chất nào đó.
Khi nói đến lượng calo, đối với mức hoạt động vừa phải cho một bé trai cần:
- Trẻ 13 tuổi cần 2.200 calo
- Trẻ 14 tuổi cần 2.400 calo
- Trẻ 15 tuổi cần 2.600 calo
- 16 tuổi, 17 tuổi và 18 tuổi cần 2600-2.800 calo
Đối với mức hoạt động vừa phải cho một bé gái độ tuổi từ 13 đến 18 cần 2.000 calo mỗi ngày. Nếu hoạt động nhiều hơn 60 phút mỗi ngày có thể cần nhiều calo hơn và ngược lại để duy trì chỉ số sức khỏe (BMI).
Trẻ có thể tự lựa chọn nhiều loại thực phẩm theo ý riêng của chúng, ví dụ đồ ăn nhanh khi đi cùng bạn bè, đây cũng là vấn đề quan trọng mà bạn cần dạy con của bạn về việc tự quyết định đồ ăn nào là hợp lý.
Hãy tập trung nâng cao sức khỏe thay vì cân nặng. Thảo luận về tầm quan trọng của việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và não bộ. Lúc này các trẻ gái có thể thích giống như thần tượng, muốn có thân hình mảnh mai, gầy gò. Hãy giải thích cho con về sức khỏe thay vì hình ảnh bề ngoài. Hãy cảnh giác với chế độ ăn kiêng và các vấn đề của cơ thể, đặc biệt là các bé gái. Trẻ gái thường cố gắng giảm cân và nhiều trẻ trong số đó hạn chế ăn uống hoặc chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định, điều này rất nguy hiểm và dẫn đến thường xuyên rối loạn ăn uống.
Dự trữ sẵn các loại trái cây và rau quả ở trong bếp.
Cần lưu ý Canxi rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương mai sau. Mỗi ngày trẻ cần 1.000 – 1.200mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá (nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400 – 500ml sữa/ngày.
Với con gái, cần chú trọng bổ sung sắt hơn. Con gái cần lượng sắt nhiều hơn con trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên con trai chỉ cần 12 – 18mg sắt/ngày, trong đó, con gái cần tới 20mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt đỏ, phủ tạng động vật: thịt bò, gan, tim…, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn… Nếu thiếu sắt, trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…
3. Hoạt động thể lực
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên cũng rất quan trọng ở lứa tuổi này vì đây là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng tốc chiều cao, sau khi dậy thì, trẻ sẽ cao rất chậm, thậm chí không tăng chiều cao nữa. Các môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao như bơi, chạy, đạp xe, bóng rổ, cầu lông… Trẻ cũng cần ngủ đủ giấc, ngủ sâu, giúp hormon tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.
Các thiếu niên được khuyến nghị rằng nên vận động 60 phút mỗi ngày. Tập thể dục nhịp điệu nên là hình thức hoạt động chính. Nhưng các bài tập phát triển cơ bắp như các bài tập sức mạnh và bài tập phát triển xương như nhảy xa, nhảy cao cũng rất quan trọng. Nếu trẻ không thích tham gia hoạt động thể thao nhóm thì hãy động viên chúng, giúp chúng tìm thấy niềm hứng khởi trong các hoạt động đó. Ngoài ra đi bộ hàng ngày, đạp xe hoặc chèo thuyền cũng có thể là hoạt động mà chúng thích.
Ngay cả khi trẻ không thích thể thao thì vẫn còn đó rất nhiều hoạt động khác, có thể là các hoạt động với gia đình như là đi bộ buổi chiều tối sau bữa cơm hoặc leo núi vào cuối tuần. Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị vô tuyến và khuyến khích chúng dành thời gian cho các hoạt động bên ngoài. Nói chuyện với chúng về tầm quan trọng của việc giữ cơ thể khỏe mạnh.
4. Cuộc sống xung quanh trẻ
Những năm tháng thiếu niên là khoảng thời gian quan trọng đối với trẻ trong việc tự ra quyết định của chính mình và trở nên có trách nhiệm hơn. Càng có trách nhiệm hơn chúng sẽ càng thuận lợi hơn trong quá trình chuyển sang tuổi trưởng thành.
Trách nhiệm cần phải học đối với thanh thiếu niên bao gồm:
- Hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả và chính xác ở nhà, trường học và các công việc.
- Vệ sinh cá nhân và bảo vệ tài sản riêng.
- Thể hiện lòng trắc ẩn với người khác.
- Chịu trách nhiệm xã hội trong cuộc sống hàng ngày.
- Kiểm soát cảm xúc và giao tiếp phù hợp với mọi người.
- Hiểu rằng hoạt động tình dục có thể dẫn đến hậu quả.
- Làm thế nào để xử lý các tình huống căng thẳng như uống rượu, hút thuốc và sử dụng ma túy.
- Đặc quyền của người lớn như lái xe hoặc có tài khoản ngân hàng.
- Nhận một công việc và làm việc tốt với những người khác trong nhóm.
- Khả năng kiếm tiền và tiêu tiền khôn ngoan.
Cho chúng biết các công việc quan trọng trong gia đình như giặt giũ, nấu cơm. Thỉnh thoảng hãy xoay vòng công việc để trẻ có thể được làm hết các hoạt động trong gia đình. Cho trẻ các đặc quyền dựa trên mức độ trách nhiệm của chúng. Nếu chúng đã tạo được sự tin tưởng với các công việc nhà thì bạn hãy tăng thêm tự tin cho trẻ bằng cách cho phép chúng điều khiển xe ô tô một cách an toàn đi chơi với bạn bè.
Và mặc dù trẻ rất muốn đi chơi với bạn bè, bạn vẫn phải yêu cầu chúng ở bên và dành thời gian cho gia đình, đó là điều quan trọng. Tổ chức các buổi liên hoan đêm hàng tháng hoặc ăn pizza hàng tuần sẽ là cách truyền thống mà bạn có thể áp dụng. Các bữa ăn gia đình nên được thực hiện thường xuyên, đây là cách để tăng sự gắn kết các thành viên trong gia đình.
Trẻ đến tuổi vị thành niên thường muốn lẩn tránh các quy tắc. Nhưng cha mẹ phải là người giúp con hiểu hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận và hậu quả sẽ thế nào nếu vượt ra khỏi quy tắc đó. Mọi thứ luôn rõ ràng nhưng không được tùy ý thiết lập các quy tắc, và luôn giải thích rõ lý do tại sao lại có quy tắc đó. Đồng thời, hãy để con có tiếng nói của mình, chớ nói từ “không” quá nhanh khi con đưa ra ý kiến nào đấy. Cha mẹ nên linh hoạt trong cách dạy dỗ con, đặc biệt là khi con trưởng thành có thể chứng minh được khả năng đưa ra quyết định hợp tình, hợp lý.
5. Sức khỏe và an toàn
Hãy cho chúng biết tầm quan trọng của việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Các hành vi mạo hiểm có thể trở thành mối đe dọa lớn nhất mà trẻ phải đối mặt. Vì vậy hãy giáo dục trẻ về những mối nguy hiểm mà chúng có thể phải gặp và khước từ những quyền lợi nếu chúng lựa chọn những quyết định tồi.
Đây là giai đoạn đỉnh điểm của quá trình phát triển sức mạnh thể chất và khả năng trí tuệ, đồng thời một phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát xung động sẽ góp phần hoàn chỉnh các mạch điều khiển cường độ của phản ứng cảm xúc. Vì lẽ đó, ở lứa tuổi này, các yếu tố cá nhân như: sự bốc đồng, đôi khi liều lĩnh, những cơn bộc phát hành vi và cảm xúc tiêu biểu được điều khiển bởi những gì đang xảy ra trên não. Hiểu được cách não đang thay đổi có thể giúp cha mẹ hiểu được những hành vi không thể giải thích của con, từ đó giúp họ phát triển các kỹ năng làm cha mẹ để hướng dẫn con phát triển tốt hơn trong giai đoạn này.
Một trong những đặc điểm nổi bật của thanh thiếu niên là nhu cầu được tách biệt khỏi cha mẹ và trở nên độc lập hơn. Một số phụ huynh thất vọng khi thấy con phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt với những ý kiến họ đưa ra hoặc nhận thấy các quyết định của con chịu ảnh hưởng từ bạn bè nhiều hơn từ gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ, dù thế nào con cũng luôn cần tình yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ từ cha mẹ. Có thể con bị lôi kéo bởi một trào lưu, xu hướng nào đó, nhưng bố mẹ vẫn phải cố gắng tiếp tục ở cạnh con, gần gũi, trò chuyện, chủ động lắng nghe, khuyến khích, động viên con; đồng thời hãy luôn duy trì những bữa cơm gia đình hoặc duy trì những thói quen giống như một nụ hôn chúc ngủ ngon, dành nhiều thời gian cho con ngay cả đối với các hoạt động, công việc nhỏ nhặt trong gia đình.
6. Khám sức khỏe
Cho trẻ đến khám định kì hàng năm tại bệnh viện cho đến khi chúng 21 tuổi. Thể chất, mụn trứng cá, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và các vấn đề về da là những lý do phổ biến mà trẻ hay phải gặp bác sĩ nhi khoa hàng năm. Hãy cho chúng nói chuyện riêng với bác sĩ, đó có thể là những câu hỏi về tình dục, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, rượu, ma túy hoặc các vấn đề nhạy cảm khác mà chúng cảm thấy không thoải mái khi có sự có mặt của cha mẹ.
Bác sĩ nhi khoa nên kiểm tra chỉ số sức khỏe (BMI) của trẻ, tư vấn về các hoạt động thể chất, dinh dưỡng và cung cấp kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Với những thanh thiếu niên có hoạt động tình dục nên được kiểm tra thường xuyên các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm chlamydia, lậu, ngay cả khi chúng không có bất kì triệu chứng nào.
Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các trẻ gái nên đi khám phụ khoa lần đầu tiên trong độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo thanh thiếu niên nên tiêm vắc-xin ngừa não mô cầu thứ hai ở tuổi 16. Bác sĩ nhi khoa cũng nên sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng, điều này rất quan trọng để phát hiện các vấn đề về trâm trạng hoặc hành vi của trẻ.
7. Giấc ngủ
AAP khuyến nghị thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 giờ ngủ mỗi đêm. Thời gian bắt đầu đi học sớm có thể khiến thanh thiếu niên khó ngủ đủ giấc. Đồng hồ sinh học của họ khiến họ thức khuya hơn và ngủ lâu hơn. Điều này làm cho việc thức dậy sớm trở nên rất khó khăn.
Có một số điều bạn có thể làm để giúp con bạn ngủ đủ giấc:
- Nói chuyện với con bạn về thói quen hàng đêm của chúng. Thảo luận về tầm quan trọng của việc cho bản thân thời gian thư giãn trước khi đi ngủ. Đọc sách hoặc tắm có thể là những cách tốt để thư giãn.
- Tắt các thiết bị điện tử sớm. Tắt điện thoại thông minh, máy tính xách tay và TV ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Không cho phép chúng để điện thoại thông minh trong phòng ngủ.
- Không khuyến khích ngủ trưa. Ngủ thiếp đi sau giờ học có thể cản trở giấc ngủ ban đêm.
- Giữ lịch trình giấc ngủ của con bạn phù hợp. Ngủ vào cuối tuần hoặc thức quá khuya vào các kỳ nghỉ sẽ làm gián đoạn đồng hồ sinh học của trẻ. Thiết lập thời gian thức dậy vào những ngày không đi học muộn hơn một giờ so với thời gian thức dậy ở trường.
8. An toàn
Vấn đề về an toàn lớn nhất mà thanh thiếu niên phải đối mặt đó chính là rủi ro trong các quyết định của chúng. Đôi khi chúng có thể bốc đồng, và đáng buồn thay, chỉ cần một quyết định tồi tệ là có thể gặp tai nạn nghiêm trọng.
Tai nạn xe cơ giới là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ. Độ tuổi 16 đến 19 có nguy cơ tử vong hoặc chấn thương trong một vụ tai nạn xe hơi cao hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác.
Trước khi để con bạn ngồi sau tay lái, hoặc trở thành hành khách của một tài xế tuổi teen, điều quan trọng là phải hiểu những nguy hiểm lớn nhất dẫn đến tai nạn xe hơi ở thanh thiếu niên. Lái xe mất tập trung, tốc độ cao và thiếu kinh nghiệm lái xe là tất cả các yếu tố có thể gây ra tai nạn xe cơ giới ở thanh thiếu niên.
Lập ra các quy tắc cho con của bạn và làm cho chúng biết rõ kỳ vọng của bạn. Nói về hậu quả của những hành vi liều lĩnh, chẳng hạn như lái xe quá nhanh hoặc ngồi sau xe người đã uống rượu.
Nguy cơ lớn thứ hai đối với sức khỏe của tuổi teen là bạo lực. Hơn 16.000 thanh thiếu niên chết vì bạo lực mỗi năm ở Hoa Kỳ
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, gần một phần ba thanh thiếu niên đã bị bắt nạt hoặc có hành vi bắt nạt. Và 33% sinh viên báo cáo mang vũ khí (dao hoặc súng) ít nhất một lần trong 30 ngày trước đó. Các hành vi bắt nạt bao gồm: kỳ thị, đánh đập, chửi rủa, chế giễu, gây hấn, bắt nạt qua mạng (khủng bố qua điện thoại, trang web, mạng xã hội hoặc email). Các nạn nhân của bắt nạt học đường thường phải chịu những dư chấn tâm lý rất nặng nề. Nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành niên thường không nói với cha mẹ việc mình bị bắt nạt vì e sợ bị trả thù và xấu hổ, khi cha mẹ thường sẽ nói với các em “Bảo nó không được làm thế” hay “Sao con không mách cô/ thầy giáo?”.
Trẻ vị thành niên thường có xu hướng chịu đựng việc bị bắt nạt. Các em cần được người lớn giúp đỡ, chỉ dẫn các biện pháp tự bảo vệ bản thân. Nếu gặp phải trường hợp này, phụ huynh nên hỏi con thật chi tiết như: “Có những ai bắt nạt con?”, “Con cảm thấy không an toàn nhất ở đâu?”. Các em sẽ cảm thấy cha mẹ tin tưởng và sẵn sàng cho mình lời khuyên khi được hỏi như vậy.
Mặt khác, phụ huynh cũng có thể xây dựng những kế hoạch giúp con bảo đảm an toàn, đưa ra những lời khuyên cụ thể giúp trẻ ứng xử tốt hơn khi bị bắt nạt. Nói chuyện với con bạn về cách giữ an toàn. Thảo luận phải làm gì nếu anh ấy bị bắt nạt hoặc phản hồi như thế nào nếu chúng biết được một học sinh khác mang vũ khí. Nói về hành vi bạo lực trong tình yêu cũng vậy, vì nhiều hành vi bạo lực xảy ra trong các mối quan hệ yêu đương.
Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong cho thanh thiếu niên. Cứ 11 học sinh trung học thì có 1 em có hành vi tự tử. Và có nhiều thanh thiếu niên nghĩ về việc tự tử. Có nhiều yếu tố góp phần vào nguyên nhân tự tử như cô đơn, trầm cảm, các vấn đề gia đình và lạm dụng chất có thể đặt trẻ vào nhóm nguy cơ đặc biệt cao.
Theo dõi sức khỏe tinh thần của trẻ rất quan trọng. Nếu bạn nghi ngờ con bạn có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc trẻ bày tỏ suy nghĩ tự tử, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của chúng.
9. Công nghệ
Công nghệ đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống hàng ngày. Nó đã thay đổi cách chúng hẹn hò, quan hệ xã hội và giao tiếp trong cuộc sống.
Luôn cập nhật các ứng dụng mới nhất, các trang truyền thông xã hội và các thiết bị kỹ thuật số mà thanh thiếu niên đang sử dụng. Con của bạn sẽ không nghe những lời cảnh báo của bạn nếu chúng không được giáo dục về những rủi ro và mối nguy hiểm của công nghệ. Cộng đồng mạng hay những kẻ lạm dụng tình dục được đặt ra như một trong những rủi ro đáng tin cậy. Nhưng đó không phải là những mối đe dọa duy nhất đối với con của bạn.
Mọi người có thể cố gắng để đánh cắp danh tính của chúng. Hoặc chúng có thể bị lôi kéo tham gia vào các trò gian lận hoặc hoạt động lừa đảo, mà không hề nhận ra. Vì vậy việc giáo dục con bạn về những mối nguy hiểm này rất quan trọng.
Việc quản lý hình ảnh cá nhân cũng rất quan trọng. Những bức ảnh chúng đăng, chia sẻ và nội dung chúng thích sẽ tạo ra một hồ sơ tồn tại vĩnh viễn về các hoạt động của chúng.
Những quyết định trực tuyến mà chúng thực hiện bây giờ có thể ảnh hưởng đến chúng từ giờ cho đến cuối đời. Các quan chức tuyển sinh đại học, các ông chủ tương lai và thậm chí các đối tượng tình yêu trong tương lai có thể truy cập internet và có được thông tin đó của chúng.
Gây dựng bộ quy tắc rõ ràng về việc sử dụng smartphone và các thiết bị điện tử khác. Cho chúng biết về hậu quả cho việc phá vỡ các quy tắc.
Bạn không cần phải đọc mọi tin nhắn mà con bạn gửi, hãy theo dõi hoạt động trực tuyến của chúng, biết những gì chúng làm trên mạng và đảm bảo rằng chúng đã đưa ra những lựa chọn lành mạnh.
10. Thế giới của con
Đôi khi nó rất bình thường khi con bạn nghĩ rằng thế giới xoay quanh mình. Trên thực tế, thậm chí chúng còn nghĩ chúng là “người ảo tưởng”.
“Người ảo tưởng” là một thuật ngữ dành cho niềm tin của thanh thiếu niên rằng tồn tại một nhóm người, những người luôn theo dõi và phán xét mọi hành động của chúng. Niềm tin này nảy sinh từ khái niệm lớn hơn của chủ nghĩa vị thành niên, rằng thanh thiếu niên nghĩ rằng thế giới xoay quanh chúng và mọi người đều chú ý đến vẻ bề ngoài và những gì chúng làm. Đây là một giai đoạn phát triển xã hội bình thường ở thanh thiếu niên.
Phụ huynh có thể bực tức khi thấy con mình thay áo năm lần trước khi đến trường, với hầu hết các lựa chọn có vẻ gần giống nhau. Nhưng đây là hành vi bình thường của tuổi teen.
Ngoài việc đầu tư nhiều hơn vào các mối quan hệ xã hội, con bạn cũng sẽ nhận thức rõ hơn về các vấn đề khác. chúng có thể phát triển đầu tư vào việc giúp đỡ một tổ chức từ thiện hoặc chiến đấu cho một mục đích chính trị mà chúng tin tưởng.
Khi con của bạn trưởng thành, nó sẽ dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về các giá trị của bản thân. Chúng có thể nghi ngờ đức tin của mình hoặc yêu cầu chúng sẽ sống một lối sống khác với bạn. Đó là một phần của quá trình tách biệt khi con bạn trở thành người của chính mình. Đôi khi nó rất bình thường đối với tất cả các thanh thiếu niên. Nhưng khoảng thời gian này có thể trở nên đặc biệt khó khăn đối với những trẻ bị bắt nạt và bị tẩy chay.
Nếu con bạn đang gặp khó khăn để hòa nhập với xã hội, hãy tìm đến những sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Tình trạng cô đơn và cô lập có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Cần theo dõi chặt chẽ các vấn đề về stress của con trẻ, các vấn đề học tập, các vấn đề xã hội, áp lực liên quan đến thể thao và hành trang cho tương lai đôi khi có thể quá tải.
Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, cha mẹ nên để con phát triển những ý kiến riêng, có thể những ý kiến đó khác với quan điểm của bạn. Khi trao đổi một vấn đề nào đó, bố mẹ nên bày tỏ cảm xúc của mình, tránh giảng giải hay tranh luận nhằm để con hiểu rằng bạn đang tôn trọng ý kiến của con. Khi bạn biết được con mình đi đâu, đi với ai, bạn phải tôn trọng sự riêng tư đó và tin tưởng con sẽ cư xử như một người có trách nhiệm.
Hãy chắc chắn rằng con của bạn không quá tải lịch. Thời gian nghỉ ngơi rất quan trọng.
Trẻ cần các hoạt động giảm căng thẳng lành mạnh và luyện tập các kỹ năng thư giãn. Chủ động dạy cho con bạn cách nhận biết khi mức độ stress của chúng cao và chỉ cho chúng cách đối phó với stress một cách lành mạnh.
Mẹo nhỏ cho cha mẹ
Cho dù con bạn yêu thích âm nhạc hay thích thể thao, hãy ủng hộ những nỗ lực của con bạn. Điều đó có nghĩa là bạn nên hạ thấp kì vọng của bản thân vào chúng và nhận ra rằng công việc của con bạn không phục vụ cho ước mơ của bạn đối với chúng. Hãy để chúng thực hiện ước mơ của bản thân.
Là cha là mẹ, cảm thấy đau buồn khi con bạn lớn lên là điều bình thường. Sẽ qua rồi những ngày chúng phụ thuộc vào bạn và chẳng mấy chốc, chúng sẽ phải tự mình lo cho bản thân.
Hãy kiềm chế cảm xúc của bản thân một cách lành mạnh. Đừng cho phép cảm xúc của bạn cản trở sự phát triển của con trẻ.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn và con của bạn không thể đồng thuận về mọi thứ. Hãy để chúng tự lập về các việc của bản thân, miễn là chúng làm điều đó một cách an toàn.