10 mẹo đơn giản để khỏe mạnh hơn, sống thọ hơn trong năm mới này

1. Ưu tiên tập thể dục hơn chế độ ăn

Shutterstock

Stephen Harridge, giáo sư tại Đại học King’s College London (Anh), cho biết để khỏe mạnh, tốt nhất nên thừa cân một chút và có thể trạng khỏe mạnh hơn là gầy và không đủ sức khỏe.

Nhiều người chỉ chú trọng đến việc ăn uống lành mạnh mà không coi trọng việc tập thể dục.

Nhưng giữ cho cơ vận động là rất quan trọng để duy trì sức mạnh cơ bắp và cả sức khỏe trao đổi chất để chống lại các bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường, khi tuổi càng cao.

Giáo sư Harridge cho biết: “Tập thể dục làm linh hoạt các mạch máu giúp cho huyết áp tốt hơn và cơ có thể phát triển nhiều mao mạch hơn để cung cấp máu mang oxy tốt hơn”.

Tập thể dục giúp bơm máu với tốc độ cao hơn, cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch tạo, dẫn đến xơ vữa động mạch gây bệnh tim mạch.

2. Tập các bài thể dục làm tăng nhịp tim

shutterstock

Cách tốt nhất để biết liệu một bài tập có cải thiện sức khỏe tim mạch hay không là xem nó có làm cảm thấy khó thở hay không, nghĩa là bài tập làm tăng nhịp tim và khiến bạn thở khó hơn. Bao gồm đi bộ nhanh, bơi lội, chạy bộ và chơi tennis.

David Russell-Jones, giáo sư về bệnh tiểu đường và nội tiết tại Đại học Surrey (Anh), cho biết: “Tập các bài tập aerobic (thể dục nhịp điệu hay trao đổi chất hiếu khí) giúp tăng độ nhạy với insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và làm giảm huyết áp. Đồng thời cũng làm tăng mức cholesterol “tốt” và giảm cholesterol “xấu”, chống lại bệnh tim”, theo Daily Mail.

Chỉ cần 15 phút mỗi ngày có thể tăng tuổi thọ của bạn lên gấp nhiều lần

3. Đo huyết áp 3 tháng một lần

Hàng triệu người bị cao huyết áp không hề biết, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Chris Gale, giáo sư y học tim mạch tại Đại học Leeds (Anh), khuyên nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, từ 3 – 6 tháng một lần từ giữa tuổi 50.

4. Và đo nhịp tim mỗi tuần

Tiến sĩ Glyn Thomas, chuyên gia tư vấn tim mạch tại Viện Tim Bristol (Anh), cho biết nhịp tim không đều có thể là dấu hiệu của rung nhĩ – gây ra nhịp tim không đều và làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần. Hãy đo nhịp tim ít nhất 1 lần một tuần, chỉ để kiểm tra xem mạch có đều hay không. Nếu không đều, hãy đi khám ngay.

5. Uống cà phê

shutterstock

Theo nghiên cứu năm 2020 từ Đại học Semmelweis ở Budapest (Hungary), uống 3 tách cà phê mỗi ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim gây tử vong.

6. Hôn nhân hạnh phúc

Nghiên cứu cũng cho thấy nam giới có hôn nhân hạnh phúc có lượng cholesterol thấp hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, và “yêu” nhiều giúp giảm nguy cơ biến cố tim mạch ở cả nam và nữ.

7. Ăn ít thịt đỏ

shutterstock

Thịt đỏ, chứa nhiều chất béo bão hòa, từ lâu đã có liên quan đến bệnh tim. Nhưng bạn không cần phải bỏ thịt, vì thịt chứa nhiều axit amin, cần có để sữa chữa mô và chứa nhiều chất sắt cần cho cơ thể. Nên ăn khoảng 3 lần thịt mỗi tuần.

Giáo sư Charles Knight, chuyên gia tư vấn tim mạch tại Barts Health NHS Trust ở London (Anh), khuyên tốt nhất nên theo chế độ ăn Địa Trung Hải – với ít thịt, nhiều cá và đạm thực vật như các loại hạt, các loại đậu, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, theo Daily Mail

Tránh thịt chế biến vì dễ dẫn đến béo phì và bệnh tim.

8. Thử dùng bàn đứng

shutterstock

Tiến sĩ Thomas nói, bàn đứng có lợi cho tim mạch. Nó làm cho tim hoạt động mạnh hơn, vì tư thế đứng chống lại trọng lực giúp đẩy máu lên não, ngồi làm việc không làm được điều này.

Nghiên cứu cho thấy ngay cả có tập thể dục nhiều vẫn không thể bù đủ tác hại của ngồi nhiều. Ngồi lâu rất có hại cho sức khỏe, kể cả bệnh tim, đến mức nó được xem là có hại ngang với hút thuốc.

9. Cài báo thức để vận động mỗi giờ

Sanjay Prasad, giáo sư về bệnh cơ tim tại Đại học Imperial College London (Anh), cho biết điều quan trọng nữa là duy trì vận động đều đặn trong ngày.

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường trao đổi chất và ngăn chặn các cơ tim căng cứng, giúp máu bơm khắp cơ thể hiệu quả hơn. Nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) cho thấy giảm ngồi 1 giờ mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim xuống 26%. Vì vậy hãy cài báo thức vận động mỗi giờ – đi khoảng 250 bước – xung quanh hoặc tại chỗ, giáo sư Prasad cho biết thêm, theo Daily Mail

10. Tắm nước nóng hằng ngày

Jerome Ment, chuyên gia tư vấn tim mạch tại Bệnh viện Đại học Birmingham NHS Foundation Trust (Anh), giải thích: nhiệt độ cao khiến mạch máu giãn ra, giúp giảm huyết áp.

Một nghiên cứu kéo dài hơn 20 năm của Nhật cho thấy ngâm mình trong bồn tắm hầu như mỗi ngày giúp giảm đến 26% nguy cơ đột quỵ.

Tắm nước nóng còn giúp dễ ngủ do làm tăng sản xuất hoóc môn ngủ melatonin giúp dễ ngủ.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu cho thấy những người ngủ từ 6 giờ trở xuống có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 48%, theo Daily Mail