10+ mẹo dân gian chữa đau mỏi vai gáy tại nhà hiệu quả
Đau mỏi vai gáy là tình trạng bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị thông thường như dùng thuốc, vật lý trị liệu, các mẹo chữa đau mỏi vai gáy từ dân gian được rất nhiều người bệnh sử dụng bởi tính đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết 10 mẹo dân gian chữa đau mỏi vai gáy ngay tại nhà cho người bệnh.
Mục Lục
1. 10+ mẹo dân gian hiệu quả giúp chữa đau mỏi vai gáy tại nhà
Các mẹo chữa đau mỏi vai gáy dân gian thường có hiệu quả nhanh chóng và tốt nhất trong các trường hợp đau mỏi vai gáy nhẹ hoặc do các nguyên nhân cơ học. Cụ thể về các mẹo như sau:
1.1. Chườm ấm
Chườm với nhiệt độ cao có tác dụng giúp thư giãn cơ bắp, dây chằng, giãn mạch và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giúp giảm căng cơ và giảm đau vai gáy hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ngâm khăn mềm trong nước nóng hoặc cho nước ấm vào túi chườm.
- Chườm lên vùng vai gáy đau nhức trong 15 – 20 phút.
Người bệnh có thể chườm 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý: Những trường hợp đau mỏi vai gáy có triệu chứng viêm, sưng đỏ tại chỗ nên tránh chườm nóng.
Chườm nóng giúp giảm căng cơ và giảm đau vai gáy hiệu quả
1.2. Lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm với khả năng chống viêm, trừ lạnh, giúp tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ khớp, đây là mẹo chữa đau mỏi vai gáy của người xưa nên được dùng trong điều trị đau vai gáy và các bệnh xương khớp khác. Y học hiện đại cũng đã chứng minh các thành phần tinh dầu và Alkaloid trong lá lốt có hiệu quả giảm đau nhức vai gáy.
Các mẹo giảm đau mỏi vai gáy với lá lốt:
1.2.1. Chườm lá lốt
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt, 1 thìa muối hạt
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước và đem sao trên lửa lớn với muối hạt to.
- Sao nóng 2 – 3 phút rồi cho hỗn hợp ra khăn hoặc túi vải bọc lại.
- Chườm túi lên lên vùng vai gáy đau nhức trong khoảng 15 phút.
- Khi hỗn hợp đã nguội, có thể rang lại và tái sử dụng một lần nữa
Người bệnh có thể thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý: Những trường hợp đau mỏi vai gáy có triệu chứng viêm, sưng đỏ tại chỗ nên tránh chườm nóng.
1.2.2. Uống nước lá lốt sắc
Nguyên liệu: 50 – 70g lá lốt.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá lốt vào ấm sắc thuốc hoặc xoong nấu với 3 bát nước sạch.
- Sắc nước lá lốt đến khi cạn còn 1 bát.
- Nước lá lốt chia uống ngày 02 lần sáng – chiều.
Người bệnh nên duy trì việc uống nước lá lốt sắc trong 10 ngày để có được kết quả tốt nhất.
1.2.3. Dùng rượu xoa bóp từ lá lốt
Nguyên liệu: 100g lá lốt, 500 – 700ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát.
- Cho lá lốt đã giã vào bình chứa rượu trắng và ngâm trong khoảng 1 tháng.
- Lấy bã lá lốt ra, cho vào túi vải rồi đem đi chườm vào vị trí đau nhức.
Người bệnh có thể chườm hỗn hợp này 3 – 4 lần/ngày.
Lưu ý: Người bệnh cần bảo quản bình ở nơi khô ráo, thoáng khí và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Các thành phần tinh dầu và Alkaloid trong lá lốt có hiệu quả giảm đau nhức vai gáy
1.3. Ngải cứu
Theo y học cổ truyền, mẹo chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu rất hiệu quả, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có tác dụng giảm đau, ổn định khí huyết, bổ máu, ngừa phong thấp, điều hòa kinh nguyệt,… Do đó, dân gian thường áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh ngải cứu để chữa đau nhức vai gáy.
1.3.1. Dùng ngải cứu sao muối
Nguyên liệu: 50g ngải cứu, muối hạt to.
Cách thực hiện:
- Chọn ngải cứu loại lá già, cành cứng để có nhiều tinh chất.
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo, sao vàng với muối hạt to.
- Cho hỗn hợp còn nóng ra túi vải, sau đó chườm lên vùng vai gáy đau nhức.
- Khi nguội thì đem sao lại cho nóng để chườm cho lần tiếp theo.
Người bệnh có thể chườm ngải cứu sao muối 2 – 3 lần/ngày.
* Sao là cách chế biến dược tương tự như như rang khô.
Lưu ý: Những trường hợp đau mỏi vai gáy có triệu chứng viêm, sưng đỏ tại chỗ nên tránh chườm nóng.
1.3.2. Chườm lạnh ngải cứu
Nguyên liệu: 5 – 10 lá ngải cứu, đá viên lạnh (0 – 3oC) và nước sạch.
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước.
- Cho ngải cứu vào nồi nước sạch, thêm một ít muối và đun sôi trong 10 phút.
- Để nguội và lấy khăn vải ngâm với nước ngải cứu
- Cho đá vào khăn và chườm lên vùng vai gáy bị đau. Xoa nhẹ theo đường tròn đồng tâm trong khoảng 5-10 phút rồi lấy khăn sạch lau khô vùng vai gáy.
Người bệnh có thể chườm lạnh bằng ngải cứu 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý: Người bệnh có thể bôi một lớp kem dưỡng hoặc vaseline,… lên vùng vai gáy vừa chườm để tránh nguy cơ bị tổn thương da do lạnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nấu nước lá ngải cứu hoặc kết hợp với lá lốt để tăng tính hiệu quả giảm đau cho vùng vai gáy.
Dân gian thường áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh ngải cứu để chữa đau nhức vai gáy.
1.4. Gừng tươi và rượu gừng
Gừng được xem là mẹo chữa đau mỏi vai gáy theo Y học hiện đại đã tìm ra hoạt chất zingibain trong gừng tươi có tác dụng giãn cơ bắp, và làm dịu các cơn đau nhức xương khớp hiệu quả. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, giúp phát tán phong hàn, vì vậy được sử dụng để giảm đau và giãn cơ trong các trường hợp đau mỏi vai gáy do co cứng cơ và nhiễm lạnh. Khi kết hợp gừng với rượu có tính vị tương tự sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.
Người bệnh có thể sử dụng gừng tươi hoặc rượu gừng để giảm đau mỏi vai gáy. Cụ thể:
1.4.1. Đắp gừng tươi
Nguyên liệu: 2 củ gừng tươi, 2 thìa giấm ăn, 1 thìa muối hạt.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, để ráo nước.
- Cho gừng vào cối, giã nát với muối hạt rồi trộn đều hỗn hợp với giấm ăn.
- Đắp hỗn hợp vừa giã vào vùng vai gáy đau nhức và cố định bằng gạc y tế trong thời gian từ 20 – 25 phút.
Người bệnh có thể đắp gừng tươi 2 – 3 lần/tuần.
1.4.2. Xoa bóp bằng rượu gừng
Nguyên liệu: 4 – 5 củ gừng tươi, 1 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, để ráo nước và giã nát.
- Ngâm gừng vừa giã với rượu trắng 30 – 40 độ trong vòng một tháng.
- Lấy rượu ngâm gừng tươi đem đi massage, xoa bóp vùng vai gáy.
Người bệnh nên xoa bóp bằng rượu gừng 1 – 2 lần/ngày.
Lưu ý: Người bệnh đau mỏi vai gáy có triệu chứng viêm, sưng đỏ tại chỗ không nên đắp gừng tươi hay xoa bóp bằng rượu gừng do có thể gây xung huyết.
Người bệnh có thể sử dụng gừng tươi hoặc rượu gừng để giảm đau mỏi vai gáy
1.5. Hỗn hợp cam, hành khô và phèn chua
Theo y học cổ truyền, phèn chua có tính hàn, vị chua và có tác dụng giảm đau. Vỏ cam và hành khô chứa tinh dầu có tác dụng chống viêm, giảm đau khi kết hợp với phèn chua giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau vai gáy của người bệnh.
Nguyên liệu: 1 quả cam tươi, 3 củ hành khô và 50g phèn chua.
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ phần đầu cam và khoét một ít ruột bên trong. Hành khô bóc vỏ, đập dập rồi cho vào trong quả cam cùng phèn chua.
- Đem nướng quả cam trên bếp lửa cho đến khi phần vỏ ngoài cháy xém.
- Sau khi nướng xong, để quả cam nguội bớt rồi thái phần đã nướng thành nhiều lát mỏng.
- Đắp lát cam lên phần vai gáy bị đau trong khoảng 10 phút.
Người bệnh có thể thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
1.6. Rượu ngâm hạt gấc
Rượu ngâm hạt gấc là mẹo chữa đau mỏi vai gáy rất hiệu quả từ xa xưa. Theo y học cổ truyền, hạt gấc có vị đắng, tính ôn với công dụng giảm sưng viêm. Khi kết hợp với rượu có tính ấm, hỗn hợp này giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện triệu chứng đau vai gáy tốt hơn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã tìm thất trong hạt gấc các thành phần như Lipid, Tanin, Photphotoba, Invedaxa có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm.
Nguyên liệu: 50 hạt gấc, 1,5 lít rượu trắng 45 độ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hạt gấc, bỏ lớp màng bên ngoài, sau đó để phơi khô một nắng rồi nướng trên than cho cháy đen.
- Để nguội và tách phần vỏ cứng của hạt, lấy nhân mềm bên trong giã nhuyễn thành bột.
- Ngâm bột hạt gấc với rượu trắng khoảng 20 – 30 ngày.
- Rượu hạt gấc có thể tẩm vào khăn mỏng đắp lên vùng vai gáy đau nhức hoặc dùng để xoa bóp.
Người bệnh nên đắp hoặc xoa bóp rượu ngâm hạt gấc 2 -3 lần/ngày.
Rượu ngâm hạt gấc giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện triệu chứng đau vai gáy tốt hơn
1.7. Lá kinh giới
Lá kinh giới được xem là mẹo chữa đau mỏi vai gáy được nhiều người sử dụng vì giàu các thành phần như Menthol racemic, D-limonene có tác dụng giảm đau nhức, thư giãn cơ bắp, tiêu viêm và cải thiện tình trạng co cứng cơ khớp. Do đó, loại cây này thường được dùng trong các mẹo dân gian trị các vấn đề về xương khớp nói chung, đau vai gáy nói riêng.
Nguyên liệu: 100g lá kinh giới.
Cách thực hiện:
- Lá kinh giới rửa sạch, để ráo nước.
- Phơi lá trong bóng râm đến khi khô.
- Nhét lá kinh giới khô vào vỏ gối rồi kê gối dưới phần đầu và vai gáy khi ngủ.
Người bệnh nên thực hiện trong khoảng 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả.
1.8. Cây trinh nữ
Theo y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị đắng, tính hàn và thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị đau nhức xương khớp nhờ tác dụng chống viêm, làm dịu đau. Loại cây này còn có tác dụng trấn tĩnh, an thần giúp người bệnh giảm mệt mỏi do đau mỏi vai gáy.
Nguyên liệu: 30 – 40g rễ cây trinh nữ, rượu trắng trên 40 độ, 1 lít nước sạch.
Cách thực hiện:
- Rễ cây trinh nữ rửa sạch, để ráo nước.
- Tẩm rễ cây trinh nữ với rượu trắng rồi sao đến khô trên chảo nóng.
- Đun rễ cây đã sao trong nồi với 1 lít nước cho đến khi còn 1/3 lượng nước thì chắt lấy nước, để uống trong ngày.
Người bệnh nên uống nước rễ cây trinh nữ 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả.
Cây trinh nữ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị đau nhức xương khớp
1.9. Cây lá đắng
Cây lá đắng được sử dụng trong các mẹo dân gian nhờ có vị đắng, tính hàn, giúp giảm sưng đau vai gáy. Đồng thời, cây lá đắng còn chứa nhiều hoạt chất giúp giảm co cứng cơ, hỗ trợ trị đau mỏi vai gáy rất tốt.
Nguyên liệu: 20g vỏ cây lá đắng.
Cách thực hiện:
- Vỏ cây lá đắng đem đi rửa sạch với nước và phơi khô trong bóng râm.
- Sắc vỏ cây lá đắng với 3 bát nước cho tới khi còn 1 bát nước.
- Chắt lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
Người bệnh nên duy trì việc uống nước vỏ cây lá đắng trong 7 – 10 ngày.
1.10. Massage, bấm huyệt
Massage và bấm huyệt đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền để điều trị đau mỏi xương khớp, trong đó có đau mỏi vai gáy. Các phương pháp này có tác dụng tương tự châm cứu, giúp thư giãn cơ bắp và kích thích đả thông dẫn truyền thần kinh, từ đó cải thiện triệu chứng đau mỏi vai gáy nhanh chóng và hiệu quả.
Xoa bóp bấm huyệt không nhất thiết phải thực hiện trên vùng vai gáy mà còn có thể thực hiện trên các huyệt liên quan như huyệt Đại Chùy, Kiên Tỉnh, Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ, Thủ Tam Lý,…
Các huyệt sử dụng trong điều trị đau mỏi vai gáy
Người bệnh có thể đến các cơ sở chuyên môn để được các bác sĩ y học cổ truyền thực hiện massage bấm huyệt hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ tại nhà như ghế massage toàn thân. Ghế massage toàn thân hiện nay cũng đã được tích hợp các chức năng massage và bấm huyệt chuyên sâu và chính xác, đem lại hiệu quả tương đương bàn tay của các chuyên gia.
Sử dụng ghế massage toàn thân còn giúp người nhà và người bệnh chủ động, tiết kiệm thời gian trong việc điều trị và phục hồi chức năng sau đau mỏi vai gáy cho người bệnh. Người bệnh nên lựa chọn các dòng ghế massage trị liệu từ các thương hiệu Nhật Bản để đảm bảo hiệu quả, độ an toàn và độ bền cao.
Người bệnh đau mỏi vai gáy có thể tham khảo các dòng ghế massage sau đây:
Các dòng ghế này đều được phân phối độc quyền tại Maxcare Home. Tham khảo thêm các dòng ghế massage chất lượng cao khác cho người đau mỏi vai gáy tại đây.
Người bệnh có thể sử dụng ghế massage toàn thân trong hỗ trợ điều trị vai gáy
2. Lưu ý khi chữa đau mỏi vai gáy tại nhà bằng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian trên hầu hết đều tận dụng những vị thuốc quen thuộc quanh ta để sử dụng trong điều trị đau mỏi vai gáy. Để đảm bảo an toàn và hạn chế những tác động không mong muốn, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp này: Hầu hết các mẹo này chỉ có hiệu quả trong các trường hợp đau mỏi vai gáy nhẹ, do các nguyên nhân cơ học. Khi bị đau vai gáy vừa và nặng, do các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.
- Chọn vị thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và cơ địa của bản thân: Người bệnh cần ngừng ngay các biện pháp này và đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu đau vai gáy bất thường hoặc có dấu hiệu dị ứng với các nguyên liệu.
- Kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý: Người bệnh nên giữ ấm cơ thể, giữ tinh thần thoải mái đồng thời hạn chế bẻ khớp cổ và mang vác nặng. Chế độ ăn nên bổ sung các thực phẩm giàu Axit béo có lợi, Calci, Vitamin D, E, C, tăng cường rau củ quả.
=> Xem thêm: 6+ thực phẩm cho người đau mỏi vai gáy – Gợi ý từ chuyên gia
- Vận động và tập luyện thường xuyên: Người bệnh cần tập luyện các bài tập và chế độ phù hợp để tăng sự dẻo dai cho vùng vai gáy, hỗ trợ giảm chứng đau mỏi cột sống cổ và sức khỏe toàn diện.
- Tránh tư thế sinh hoạt và làm việc sai: Việc ngồi làm việc sai tư thế không những gây đau cổ vai gáy mà còn tác động đến nhiều vùng cơ khác trên cơ thể.
Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả điều trị đau mỏi vai gáy
Trên đây là hướng dẫn chi tiết 10 mẹo dân gian chữa đau mỏi vai gáy. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được mẹo chữa đau mỏi vai gáy phù hợp nhất cho người bệnh và giúp họ tăng cường chất lượng cuộc sống.
Liên hệ hotline 0989 053 888 để được Maxcare Home tư vấn chi tiết về ghế massage toàn thân cho người đau mỏi vai gáy bạn nhé!