10 mẹo chữa vướng cổ họng tại nhà nhanh chóng và an toàn – Cửa Lưới Quang Minh

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, sức khỏe là vấn đề luôn cần được ưu tiên hàng đầu. Để có một sức khỏe tốt, bạn cần trang bị những kiến thức quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình. Một trong những vấn đề về cổ họng thường hay gặp phải là vướng cổ họng. Vậy cách chữa vướng cổ họng nhanh, an toàn tại nhà như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các mẹo chữa vướng cổ họng ngay trong bài viết này nhé!

Dấu hiệu của hiện tượng vướng cổ họng

Vướng cổ họng là gì? Đây là hiện tượng khi bạn thấy khó nuốt, nghẹn, vướng ở cổ họng. Việc này gây khó chịu cho người bệnh, mất khá nhiều sức trong việc nuốt thức ăn, uống nước. Ngay cả việc nuốt nước bọt cũng vất vả hơn bình thường.

Hình ảnh cổ họng người bệnh bị vướng, gây khó chịu Hình ảnh cổ họng người bệnh bị vướng, gây khó chịu Vướng cổ họng thường xảy ra khi ăn uống, nuốt nước bọt 

– Với trường hợp nhẹ: cảm giác hơi đau ở cổ họng khi nuốt, thức ăn đi qua thực quản sẽ chậm hơn bình thường.

– Với trường hợp nặng: nghẹn ngay cả khi uống nước, nuốt nước bọt. Thậm chí khi không ăn uống cũng thấy nghẹn, đau rát, khô căng cuống họng. Đặc biệt là khi nuốt thức ăn họ phải dùng hết sức để đẩy thức ăn xuống, lúc này cảm giác đau và vướng cổ rõ rệt nhất. Chính điều này khiến người bệnh trở nên chán ăn, mất cảm giác thèm ăn, sợ ăn uống dẫn đến sút cân nhanh chóng.

Nguyên nhân khiến chúng ta bị vướng cổ họng

Dị vật ở cổ

Đây là nguyên nhân chúng ta dễ nhận biết nhất, nhưng không thể không đề cập tới nguyên nhân này. Các dị vật thường gặp như xương cá, thức ăn cứng,… có thể vướng lại ở cổ họng và gây nên cảm giác vướng nghẹn, đau rát, khó thở. Thông thường, tình trạng này là tình trạng vật lý có thể nhận ra ngay. Nếu dị vật không tự trôi đi thì bạn cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ của y bác sĩ có chuyên môn.

Hen suyễn

Với nguyên nhân này, bạn có thể dễ nhận biết khi có các dấu hiệu về bệnh lý của hen suyễn đi kèm. Bệnh hen suyễn hình thành khi đường dẫn khí của cơ thể (gồm mũi, họng, khí quản…) bị viêm, gây nên tình trạng co thắt ống dẫn khí. Điều này làm cho phổi không có đủ không khí để đảm bảo hô hấp diễn ra bình thường. Khi xảy ra tình trạng hen, sẽ có cảm giác vướng ở cổ họng, khó thở, đau tức ngực…

Đáng chú ý, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trào ngược dạ dày là yếu tố kích hoạt nên bệnh hen suyễn. Có hơn 75% người trưởng thành mắc bệnh hen suyễn đồng thời cũng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hai bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với nhau. 

Trào ngược dạ dày

Người bệnh vướng cổ họng bị axit từ dạ dày trào ngược lên gây khó chịu, nóng rát Người bệnh vướng cổ họng bị axit từ dạ dày trào ngược lên gây khó chịu, nóng rát Trào ngược dạ dày thực quản khiến cổ họng bị tổn thương

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng acid bị dư thừa từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Khi tình trạng axit bị trào ngược diễn ra lâu ngày sẽ khiến cổ họng có xu hướng tổn thương, sưng đỏ gây khó chịu và vướng nghẹn cổ họng. Bên cạnh việc làm cổ họng có cảm giác vướng, đau và khó chịu thì trào ngược dạ dày còn gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, nóng rát ngực và cổ họng, khan tiếng, buồn nôn, đau họng.

Đau họng

Đây là tình trạng viêm nhiễm vùng hầu họng gây ra cảm giác khó thở. Viêm họng và viêm amidan đều có những biểu hiện tương tự nhau. Vì vậy để xác định đúng bệnh lý, bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và có hướng chữa trị phù hợp.

Tình trạng viêm amidan và niêm mạc hầu họng có thể được cải thiện sau 7 – 10 ngày điều trị. Ngược lại, nếu chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển thành mãn tính và ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan tai mũi họng về sau.

Viêm amidan

Hình ảnh amidan bị sưng viêm gây ra triệu chứng vướng cổ họng Hình ảnh amidan bị sưng viêm gây ra triệu chứng vướng cổ họng Viêm amidan cũng là một trong những nguyên nhân gây vướng cổ họng 

Amidan là hai hạch lympho ở hai bên cổ họng. Khi Amidan bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc viêm do trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày sẽ gây nên sưng tấy, chèn ép lên cổ họng.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thanh thiếu niên và trẻ em là các đối tượng thường gặp nhất. Các triệu chứng có thể cấp tính hoặc mãn tính kèm theo như: Thở có mùi hôi; Ho khan từng cơn, đặc biệt kéo dài khi thức dậy vào buổi sáng; Đau rát họng, khàn tiếng.

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là do nhiễm trùng niêm mạc mũi tái phát nhiều lần gây nên. Khi có virus, vi khuẩn xâm nhập, các tế bào lympho ở thành họng phải hoạt động hết sức để bắt và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp nhiễm trùng tái phát nhiều lần, các tế bào lympho phải hoạt động quá mức, có xu hướng bị viêm và hình thành các hạt nhỏ ở cổ họng.

Bên cạnh đó, viêm họng hạt còn gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu và ngứa ngáy ở cổ họng. Tình trạng này có thể gây ra áp xe họng, viêm thanh quản, viêm xoang. Nặng hơn thì có thể gây ung thư vòm họng nếu không được xử lý và điều trị kịp thời.

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân khiến cổ họng bị sưng viêm và gây ra cảm giác vướng nghẹn. Ngoài ra, phản ứng dị ứng còn gây ra các triệu chứng như khó thở, ho liên tục, khàn giọng, chảy nước mũi, phát ban trên da, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy.

Trong trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Một số trường hợp dị ứng có thể chuyển sang giai đoạn sốc phản vệ, thậm chí có thể tử vong nếu không biết cách điều trị.

Khối u thực quản

So với các bệnh lý phía trên, khối u thực quản có tính chất nghiêm trọng và có thể để lại di chứng vĩnh viễn nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời. Bên cạnh triệu chứng vướng nghẹn ở cổ, ung thư thực quản còn gây ra các triệu chứng hôi miệng, mất nước, thiếu máu, đau vai, thường xuyên nôn trớ, ho ra máu, khàn tiếng. Nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư thực quản là trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, hút thuốc lá, uống rượu bia… Khi khối u hình thành và phát triển, không gian trong thực quản bị thu hẹp nên dẫn đến cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.

Một vài mẹo chữa vướng cổ họng bằng thảo dược an toàn, hiệu quả tại nhà

Vướng cổ họng không phải là trạng thái bệnh lý quá nghiêm trọng, chính vì vậy bạn có thể dùng một số mẹo chữa vướng cổ họng an toàn tại nhà. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp chữa vướng cổ họng được lưu truyền đến tận ngày nay. Dưới đây là 10 mẹo hay giúp chữa vướng cổ họng nhanh chóng, đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Hãy cùng tham khảo qua nhé!

1. Sử dụng gừng tươi

Hình ảnh ấm trà gừng Hình ảnh ấm trà gừng Dùng gừng là một cách trị vướng cổ họng hiệu quả 

Cách thực hiện:

Ngậm gừng tươi: Bạn nên ngậm vài lát gừng mỏng sát ở vùng hầu họng để tiêu đờm, giảm ho và giảm cảm giác vướng víu, đau rát, khó chịu.

Dùng nước gừng ấm: Hãm 1 củ gừng tươi xắt lát với khoảng 250ml nước sôi, thêm vào 1 ít mật ong và sau đó khuấy đều, chú ý dùng uống khi trà còn ấm. Nên dùng nước gừng mật ong đều đặn 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Gừng và muối: Bạn chỉ cần rửa sạch gừng tươi, giã nát rồi trộn với muối tinh. Tiếp đến ngậm hỗn hợp trong miệng cho tới khi không còn mùi vị và súc miệng lại với nước ấm.

Gừng và hành củ: Sử dụng khoảng 60g gừng tươi cùng hành khô thái nhỏ, đun sôi cùng nước. Sau đó bạn đem nước đi xông hơi toàn bộ phần mũi, miệng từ 15 – 20 phút đều đặn 2 – 3 lần/ngày.

2. Dùng nước chanh ấm

Cách thực hiện: Dùng nước ấm khoảng 45 – 50 độ C, sau đó cho vào vài lát chanh thái mỏng, có thể thêm mật ong và dùng vào mỗi buổi sáng. Hỗn hợp này sẽ giúp cổ họng được làm dịu và giảm cảm giác vướng víu, khó thở. Kiên trì sử dụng cách này bạn sẽ thấy mẹo chữa vướng cổ họng bằng nước chanh ấm hiệu quả rất tốt.

3. Lá bạc hà

Hình ảnh tác trà bạc hà Hình ảnh tác trà bạc hà Uống nước bạc hà ấm giúp thông cổ họng

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi, sau đó đem rửa sạch và vò nhẹ để tinh dầu tiết ra. Cho bạc hà vào ấm và hãm với khoảng 250 – 300ml nước sôi. Để trong 10 – 15 phút và bạn nên dùng ngay trà khi còn ấm. Có thể thêm 1 ít đường phèn và sử dụng đều đặn từ 1 – 2 tuần.

4. Củ cải trắng

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 – 2 củ cải trắng tươi và 1 ít mật ong (đường phèn). Đem củ cải rửa sạch bùn đất, sau đó cạo vỏ và cắt thành dạng sợi. Tiếp đến, bạn đem trộn với đường phèn/mật ong đã chuẩn bị sẵn rồi cho vào hũ đậy kín để qua đêm. Sáng hôm sau chắt lấy nước uống và chú ý thực hiện liên tục trong vài ngày để giảm nhanh các cơn đau vướng cổ họng.

5. Trà xanh

Cách thực hiện: Mỗi buổi sáng bạn nên uống một tách trà xanh với nước ấm để làm giảm triệu chứng vướng ở cổ họng và tăng hiệu suất công việc. Đây cũng là phương pháp chống lão hóa rất tốt cho chị em muốn làm đẹp.

6. Giấm táo

Cách thực hiện: Khi cảm thấy cổ họng khó chịu, bạn nên pha 1 thìa giấm táo với nước ấm, sau đó uống thật chậm để thành phần trong nguyên liệu thẩm thấu vào các mô tế bào. Nên duy trì thói quen tốt này đến khi bệnh thuyên giảm.

7. Cam thảo

Hình ảnh cây cam thảo, hoa và rễ cam thảo Hình ảnh cây cam thảo, hoa và rễ cam thảo Cam thảo có công dụng làm ấm cổ họng giảm ho rất tốt

Cách thực hiện:

Bạn chỉ cần nhai vài lát rễ cam thảo đã được làm sạch, nuốt nước và sau đó nhả bã. Hoặc dùng 5g rễ cam thảo hãm với khoảng 250ml nước sôi trong 15 – 20 phút, uống từ từ. Nên áp dụng đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng cách này để tránh ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.

8. Mật ong

Hình ảnh mật ong và các nguyên liệu khác như tỏi, gừng, chanh Hình ảnh mật ong và các nguyên liệu khác như tỏi, gừng, chanh Mật ong là một nguyên liệu quen thuộc trong các mẹo chữa vướng cổ họng

Cách thực hiện:

Dùng trực tiếp: Bạn chỉ cần ăn trực tiếp vài thìa mật ong nguyên chất để giảm đau và ngứa ngáy cổ họng. Nếu cảm thấy quá ngọt, bạn cũng có thể pha nước ấm với mật ong theo tỉ lệ 1:3 và dùng vào mỗi buổi sáng.

Tỏi và mật ong: Tỏi 2 củ đem băm nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong 7 ngày. Bạn có thể uống dung dịch này đều đặn 2 lần/ngày, chú ý uống nhiều nước để loại bỏ mùi hôi khó chịu của tỏi.

Gừng tươi và mật ong: Ép nước cốt gừng và trộn đều với mật ong nguyên chất với tỉ lệ 1:1, sau đó bạn ngậm hỗn hợp nước cốt đều đặn 3 lần/ngày trong miệng và nuốt từ từ để họng không còn khô như trước nữa.

Quất ngâm với mật ong: Quất sau khi rửa sạch, bạn cắt đôi và xếp vào bình chứa, tiếp theo tưới mật ong lên. Hằng ngày, bạn chỉ cần dùng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 2 – 3 lần là các bệnh lý về họng sẽ thuyên giảm.

Không nên dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi, vì trong mật ong có chứa một lượng vi khuẩn tự nhiên. Cần có sự chỉ định của bác sĩ nếu cho trẻ em sử dụng cách này.

9. Quế chi

Hình ảnh lá quế, bột quế thành phẩm và vỏ quế Hình ảnh lá quế, bột quế thành phẩm và vỏ quế Dùng bột quế pha nước ấm uống sẽ giúp chữa viêm họng, vướng cổ

Cách thực hiện: Pha một thìa bột quế chi với một cốc nước ấm, bạn nên cho thêm chút hạt tiêu và hai thìa mật ong. Sử dụng hỗn hợp này cách ngày sẽ giúp khắc phục tình trạng viêm họng hay vướng cổ họng cực nhanh chóng. Tuy nhiên nên tránh sử dụng liều lượng lớn trong một thời gian ngắn vì có thể gây kích ứng dạ dày và ruột non.

10. Tía tô

Cách thực hiện:

Cháo tía tô: Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch, sau đó thái nhỏ rồi cho vào cháo. Người ốm nên ăn cháo tía tô nóng để kháng khuẩn, tiêu viêm, hạn chế tình trạng sốt, ho và vướng cổ họng.

Tía tô hấp: Chuẩn bị hoa khế, là tía tô, hoa đu đủ đã rửa thật sạch và đường phèn. Đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị vào hấp cách thủy từ 15 – 20 phút, sau đó bạn uống dung dịch đều đặn 3 lần/ngày.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn chữa được chứng vướng cổ họng. Các mẹo chữa vướng cổ họng bằng bài thuốc dân gian chỉ hiệu quả với bệnh lý nhẹ, không có những triệu chứng chuyển biến nặng. Bên cạnh đó bạn cũng nên sớm đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị đúng bệnh.

Bài viết liên quan: