10 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non giáo viên cần nắm – blogphuot.info – Cẩm nang dành cho Phượt Thủ

Cập nhật vào 13/08

Để trở thành một giáo viên mầm non, ngoài kỹ năng sư phạm bắt buộc thì bạn phải trau dồi cho mình những kỹ năng giao tiếp với trẻ.

Cách giao tiếp, ứng xử của giáo viên đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Nếu sự giao tiếp giữa giáo viên và trẻ càng tốt, càng chất lượng, thì càng đem lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ thơ.

Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non có những đặc trưng gì?

10 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non giáo viên cần nắm

Trong độ tuổi mầm non, trẻ vừa háo hức khám phá, vừa nhạy cảm với thái độ của người lớn trong giao tiếp với mình. Vì ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện nên đôi khi trẻ không biết diễn đạt theo ý mình, có lúc diễn đạt sai, hoặc không hiểu hết ý của người lớn. Người giáo viên mầm non phải nắm những đặc điểm tâm lý, đặc biệt là đặc điểm giao tiếp của trẻ để có cơ sở để định hướng giao tiếp của mình với trẻ cũng như sử dụng các phương tiện giao tiếp sao cho phù hợp.

Giao tiếp với trẻ mầm non cần có sự kết hợp của các nhóm kỹ năng như kỹ năng nhận thấy sự thay đổi trạng thái tâm lý qua nét mặt, ánh mắt, lời nói của trẻ; kỹ năng phán đoán nhanh ý định, thái độ của trẻ; kỹ năng chủ động đề xuất giao tiếp với trẻ theo mục đích của mình; kỹ năng tự kiềm chế và kích thích sự hứng thú của trẻ.

Ngoài truyền đạt cho trẻ những kiến thức trong chương trình chuyên, bài giảng, giáo viên mầm non còn phải là tấm gương mẫu mực về nhân cách cho các bé noi theo. Bao giờ bạn cũng phải có sự thống nhất giữa lời nói với hành vi ứng xử bởi nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ.

Có thể bạn quan tâm: Văn là một môn học được cha mẹ rất chú trọng để tìm kiếm gia sư dạy kèm cho con. Trung tâm Gia sư Việt có đội ngũ gia sư Văn chất lượng với kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn trung tâm của chúng tôi! Mời bạn tham khảo tại đây: https://giasuviet.com.vn/can-tim-gia-su-gioi-mon-van-day-kem-tai-nha.html nếu muốn tìm gia sư dạy Văn cho con em mình.

10 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non mà giáo viên cần nắm

10 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non giáo viên cần nắm

  • Người giáo viên phải thường xuyên nói chuyện với trẻ trong quá trình dạy dỗ. Luôn tích cực thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh khi giao tiếp.
  • Khi trò chuyện hoặc trong giờ học hãy gọi tên trẻ, đồng thời cũng nên khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên người khác khi giao tiếp.
  • Động viên, khuyến khích trẻ bắt chước phát âm những từ mới. Giúp trẻ mở rộng câu.
  • Sử dụng đồ dùng học tập, đồ chơi làm phương tiện phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ: phát triển ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (biểu lộ nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi chơi…).
  • Là mẫu những hành động khi giao tiếp kèm theo lời nói để trẻ học theo: chào, tạm biệt, đồng ý, từ chối, cảm ơn, xin lỗi…
  • Dạy cho trẻ biết cách dùng các câu hỏi và câu trả lời khi giao tiếp: Đâu? Cái gì? Con gì? Làm gì? Ai đây?… Cần kiên nhẫn đợi bé trả lời câu hỏi.
  • Giáo viên nên cùng trẻ chơi những trò chơi dân gian, đọc các bài thơ, ca dao, tục ngữ… nhằm tạo sự thân thiết giữa cô và trẻ đồng thời tạo cho trẻ cách ghi nhớ dễ dàng thế giới quan xung quanh.
  • Cùng trẻ đọc sách, xem tranh, kết hợp với đó là hỏi han và trò chuyện về các nhân vật trong sách, trong tranh, giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bằng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt,…
  • Sử dụng các con rối, đồ chơi trong lớp để trò chuyện hay kể chuyện cho trẻ nghe.
  • Tạo điều kiện và khuyến khích cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh để rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp.

Trên đây là 10 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non mà giáo viên cần phải nắm vững, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn nếu bạn chọn theo nghề giáo viên mầm non.

  • Tham khảo thêm: Kinh nghiệm hữu ích khi đi du lịch cho gia đình có con nhỏ.

2.2/5 – (4 bình chọn)