10 địa điểm du lịch ở Mù Cang Chải không nên bỏ qua
Cuối thu, khắp thung lũng Mù Cang Chải thơm hương lúa mới, những gương mặt rạng rỡ, sự phấn khởi đong đầy trên gương mặt của người dân khi tham gia vào ngày hội thu hoạch. Đây thực sự là những mùa đẹp trên non cao Mù Cang Chải.
Đừng bỏ qua 10 địa điểm du lịch ở Mù Cang Chải mà PYS Travel giới thiệu dưới đây nhé!
Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, người dân khắp mọi miền tổ quốc đổ về Mù Cang Chải để được chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp tuyệt vời của mảnh đất vùng cao. 10 địa điểm du lịch ở Mù Cang Chải với những cung ruộng bậc thang mùa lúa chín như những tấm thảm vàng ươm dệt lên khung cảnh hoang dã, yên bình của mảnh đất nơi này.
Những sóng ruộng bậc thang tài sản tuyệt tác của đồng bào ở Mù Cang Chải (Ảnh nguồn PYS Travel)
Những Mù Cang Chải tháng 9, tháng 10, huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội chừng 300km, không chỉ là ngày hội thu hoạch của người dân bản xứ sống trên độ cao 2.000m so với mặt biển, mà luôn thu hút du khách khắp nơi bởi bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được vẽ trên 2.200ha ruộng bậc thang kỳ vĩ nhuộm màu vàng rực của lúa chín, xen kẽ là sắc xanh của cỏ cây, hoa dại…
Những tia nắng mai xuyên mây rọi bình minh cho vàng thêm bông lúa (Ảnh nguồn PYS Travel)
Tham khảo kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải 2020
1. Đèo Khau Phạ
Là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32. Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông, Thái.
Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào. Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất yếu. Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.
Trên đình đèo Khau Phạ (Ảnh nguông PYS Travel)
2. Xã Tú Lệ
Là một thung lũng thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Tú Lệ là một trong những điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách yêu vẻ đẹp thiên nhiên.
Tú Lệ giữa mùa thu, lúa chín vàng ươm rạt rào như sóng núi. Mùa gặt náo nức rộn ràng, mùi cơm mới theo gió bảng lảng trên chái nhà… Tú Lệ có thể ví như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp.
Thung lũng Tú Lệ đẹp mê hồn (Ảnh nguồn PYS Travel)
Không chỉ thu hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải tháng 9, Tú Lệ còn hấp dẫn cả những tay săn ảnh khi người Thái nơi đây vẫn lưu giữ được nét sinh hoạt truyền thống là “tắm tiên” bên suối.
Tú Lệ còn hấp dẫn cả những tay săn ảnh khi chớp được những shot hình mang đậm âm hưởng nơi vùng cao (Ảnh nguồn PYS Travel)
3. Bản Lìm Mông
Bản Lìm Mông xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải -Yên Bái từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Xưa nay, dân xê dịch vẫn thường rỉ tai nhau tứ đại hiểm địa Tây Bắc bởi độ khó hiểm trở của đường đi và cả bởi đó cũng là nơi… tận cùng, và Lìm Mông là một trong số ấy, đầy hấp lực đầy mời gọi và cũng đầy thách thức.
Những khoảnh khắc bình dị trên những dải vàng uốn lượn (Ảnh nguồn: Cao Anh Tuấn)
4. Xã La Pán Tẩn
Nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời, La Pán Tẩn không hổ danh là một trong 3 địa phương của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, ruộng bậc thang – công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo của đồng bào Mông sinh sống trên mảnh đất này đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ cuối năm 2007.
Ruộng bậc thang – công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo của đồng bào Mông sinh sống xã La Pán Tẩn (Ảnh nguồn: Cao Anh Tuấn)
5. Cầu Ba Nhà
Cách trung tâm huyện khoảng 10km, khu vực cầu Ba Nhà là điểm dừng chân luôn thu hút được đầy ắp các bạn trẻ tới đây săn ảnh. Các bạn có thể dừng ở đây để chụp ảnh “mâm xôi”, đi men theo con đường đất dốc ngược bên cạnh cầu để có những bức ảnh tuyệt đẹp.
Cầu sang Đồi Ba nhà (Ảnh nguồn: Cao Anh Tuấn)
6. Chế Cu Nha
Một xã của huyện Mù Cang Chải, nằm cách trung tâm huyện khoảng 7km về hướng Hà Nội, đường vào xã này khá dốc và khó đi, không phù hợp lắm với những bạn đi lần đầu.
Những rẻo cao rực vàng mùa lúa (Ảnh nguồn PYS Travel)
7. Thác Pú Nhu
Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20m được chia thành nhiều bậc.
Thác Pú Nhu thực sự là điểm du lịch sinh thái cho những ai yêu thiên nhiên (Ảnh nguồn Internet)
8. Thác Mơ (Mù Cang Chải)
Thác Mơ nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái).Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn. Từ quốc lộ 32, đi bộ khoảng 30′ vào đến chân thác, tiếp tục từ đây bạn sẽ tới điểm thác một tầng nơi dòng nước chảy theo hình xoắn ốc. Để đến được điểm thác 4 tầng tiếp theo bạn cần tiếp tục đi bộ ngược dòng thác, đây cũng là nơi ấn tượng nhất để bạn có thể lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Thác Mơ.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ Thác Mơ Mù Cang Chải (Ảnh nguồn Internet)
9. Bản Thái
Qua chiếc cầu ở ngay trung tâm huyện (hướng đi Chế Tạo) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái. Một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi. Tới đây bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm nước lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức các buổi giao lưu, đốt lửa trại.
Bản Thái Mù Cang Chải bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi (Ảnh nguồn: Cao Anh Tuấn)
10. Đèo Lũng Lô
Đèo Lũng Lô mạn phía Yên Bái tiếp giáp Sơn La cũng trong cảnh tương tự như vậy. Con đèo dài 15 km này nằm trên quốc lộ 37, trong thời kì chống Pháp là một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên. Kể từ đó cho đến nay, con đường dần bị rơi vào quên lãng, nhất là khi đèo Khế nối Yên Bái với Sơn La được mở.
Nơi đây chứa đựng huyền thoại về lịch sử hài hùng của dân tộc
Ngoài ra khi đến đây bạn có thể vào thăm các bản làng dân tộc, khám phá văn hóa cũng như những phong tục đặc sắc nơi vùng cao Tây Bắc, tìm hiểu đời sống của người dân và hòa chung niềm vui ngày mùa nơi đây.
Vào đúng vụ lúa chín thì Mù Cang Chải là 1 điểm đến lý tưởng (Ảng nguồn PYS Travel)
Du khách còn đến đây để khám phá văn hóa, phong tục đặc sắc hòa vào đời sống của đồng bào nơi đây (Ảnh nguồn PYS Travel)
Bạn đang băn khoăn chọn lựa tour du lịch Mù Cang Chải?Xem ngay tour của PYS Travel tại: >> Tour Hà Nội – Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm
Số điện thoại tư vấn: Hotline: 024.73075060
Quỳnh Thơ(Tổng hợp)