10+ cách trị đau răng tại nhà hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm
Bạn đang khổ sở vì các cơn đau nhức răng hoành hành? Bạn muốn trị đau răng ngay tức thì? Hãy cùng nha khoa Đông Nam tham khảo bài viết mẹo trị đau răng tại nhà vô cùng hiệu quả sau.
Nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng, song phổ biến nhất có thể kể đến những yếu tố sau.
Mục Lục
1. Đau răng do sâu răng
Có thể nói đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau nhức răng. Sâu răng được biết đến là những lỗ hỏng màu vàng hoặc nâu xuất hiện trên bề mặt răng.
Lỗ sâu được hình thành bởi thức ăn thừa không được làm sạch, tạo thành mảng bám cho vi khuẩn phát triển. Những vi khuẩn này sẽ thực hiện chuyển hóa đường trong thức ăn thành axit gây mài mòn men răng và đến thời gian nhất định lỗ sâu xuất hiện.
Lúc này, răng yếu dần và trở nên nhạy cảm, dễ dàng bị kích ứng bởi yếu tố nhiệt độ. Đây là những biểu hiện ban đầu của sâu răng. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, càng về sau tủy sẽ bị viêm và tạo nên những cơn đau nhức dữ dội.
2. Đau răng do viêm nướu, viêm nha chu
Mảng bám thức ăn lâu ngày nếu không được làm sạch sẽ tạo thành vôi răng. Từ đây, vi khuẩn hình thành và tiết ra độc tố gây viêm nhiễm vùng nướu, sinh ra những cơn đau nhức.
Nếu không khắc phục sớm, để tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể sẽ khiến các tổ chức quanh răng bị tổn thương, nướu không còn bám chắc vào chân răng khiến răng bị lung lay và dễ gãy rụng.
3. Đau răng do chấn thương răng
Ăn nhai thực phẩm quá cứng hoặc bị va đập do tai nạn có thể sẽ khiến răng hình thành những vết nứt. Và triệu chứng điển hình nhất của tình trạng này là răng bị đau nhức. Hoặc cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng lạnh và sử dụng thức ăn quá ngọt, quá chua.
4. Đau răng do mọc răng khôn
Răng khôn là cách gọi quen thuộc của chiếc răng số 8, chiếc răng mọc cuối cùng khi bước vào độ tuổi trường thành (17 – 25 tuổi). Cũng vì mọc cuối cùng, thời điểm mà răng và xương hàm đã gần như hoàn thiện và cố định nên chiếc răng số 8 thường không đủ không gian để mọc thẳng.
Do đó mà người bệnh rất dễ rơi vào trường hợp răng không mọc lệch, mọc chen lấn vào vị trí răng số 7. Điều này không chỉ gây ra những cơn đau nhức dữ dội mà còn có nguy cơ làm mất răng số 7.
Các cách giảm đau và trị đau răng tại nhà hiệu quả
Khi cơn đau nhức răng diễn ra dữ dội nhưng chưa thể đến nha khoa vì yếu tố khách quan lẫn chủ quan, người bệnh có thể áp dụng các mẹo giảm đau tạm thời sau:
1. Dùng các loại thuốc giảm đau
Đây là một trong những phương pháp điều trị đau răng tại nhà được nhiều người áp dụng. Một vài loại thuốc giảm đau cấp tốc mà bạn có thể sử dụng như: Paracetamol/Acetaminophen, nhóm thuốc giảm đau chống viêm steroid (NSAIDs) hoặc nhóm thuốc gây tê tại chỗ.
Mặc dù thuốc giảm đau có tác dụng rất nhanh, song, bạn cũng cần lưu ý, không phải loại thuốc giảm đau nào cũng có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp đau nhức răng và tùy vào đối tượng mà liều lượng sử dụng cũng khác nhau.
Chẳng hạn như nhóm thuốc giảm đau NSAIDs thì phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị suy thận, xuất huyết dạ dày hoặc người mắc các bệnh về tim mạch là những đối tượng cần được chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng tùy tiện, bừa bãi.
2. Chườm lạnh
Lấy một ít đá lạnh cho vào túi chườm hoặc khăn mỏng, sau đó chườm vào má ngoài ở vị trí răng bị đau. Điều này không chỉ giúp cơn đau được thuyên giảm mà còn giảm sưng hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, khi sử dụng túi chườm lạnh nên thường xuyên di chuyển nhẹ thành hình vòng tròn, tránh trường hợp để lâu một vị trí có thể gây bỏng lạnh.
3. Ngủ kê gối cao
Đau nhức răng nếu tái phát vào ban đêm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy kê gối cao sao cho vị trí của phần đầu cao hơn phần thân.
Lúc này, tốc độ máu lưu thông sẽ chậm hơn và hạn chế được tình trạng lưu lượng máu đổ dồn về vị trí răng đau. Nhờ đó mà cơn đau nhức răng cũng giảm đáng kể.
4. Súc miệng bằng nước muối ấm
Muối là một trong những nguyên liệu phổ biến của nhà bếp và có đặc tính sát khuẩn cao. Vì vậy mà trường hợp đau nhức răng dữ dội nhưng chưa thể đến bệnh viện, bạn có thể sử dụng muối ăn để làm giảm cơn đau nhức.
Cách thực hiện tượng đối đơn giản, chỉ cần lấy một thìa muối ăn, hòa tan với 1 cốc nước ấm. Sau đó đem súc miệng hằng ngày. Nước muối sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Đồng thời còn ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
5. Hương liệu tự nhiên
Hương liệu tự nhiên mà cụ thể là tinh dầu cỏ xạ hương có tác dụng trong việc điều trị đau nhức răng vô cùng hiệu quả. Trong loại tinh dầu này có chứa thành phần thymol, hoạt chất có khả năng kháng nấm và sát khuẩn cao.
Cách dùng tinh dầu cỏ xạ hương điều trị sâu răng cũng tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 giọt tinh dầu, nhỏ vào ly nước ấm, khuấy đều rồi sử dụng dung dịch này để súc miệng hằng ngày. Hoặc bạn cũng có thể dùng bông tiệt trùng, thấm lượng tinh dầu vừa đủ và áp vào vị trí răng đau.
6. Sử dụng Hydrogen Peroxide
Hydrogen Peroxide còn gọi là oxy già. Đây là sản phẩm được dùng phổ biến trong y tế. Oxy già không chỉ ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng mà còn giảm đau hiệu quả. Lấy một miếng bông gòn, thấm vừa đủ lượng oxy già rồi ngậm ngay tại vị trí răng bị đau.
Sau khoảng 1 phút, bạn súc miệng lại bằng nước sạch. Lưu ý, tuyệt đối không nuốt oxy già. Và trong vòng 1 tiếng không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
7. Bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa thành phần gây tê, nhờ đó mà các cơn đau nhức răng sẽ thuyên giảm rất nhiều khi sử dụng nguyên liệu này để điều trị. Lấy một ít lá bạc hà khô, hãm với nước sôi khoảng 10 – 15 phút để tinh dầu có trong lá bạc hà hòa tan với nước.
Sau đó, dùng nó để súc miệng. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày và liên tiếp trong 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.
8. Lá ổi
Astringents là thành phần tiêu biểu trong lá ổi có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Chính vì vậy mà bạn chỉ cần lấy 3 – 5 lá ổi non, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào miệng nhai trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể giã nát rồi đắp lên vị trí răng bị đau.
Một cách khác, dùng lá ổi non giã nhuyễn cùng với ít muối ăn. Sau đó thêm vào ít nước ấm và cho qua rây lọc để loại bỏ phần bã. Dùng tăm bông thấm vào dung dịch vừa thu được và thoa lên vị trí răng đau. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để mang lại kết quả tốt nhất.
9. Cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì không chỉ được biết đến là “thần dược” giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc gan, giảm béo phì, cải thiện tuần hoàn máu mà còn có tác dụng giảm đau nhức và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Sử dụng ít cỏ lúa mì tươi, ép lấy nước và thực hiện uống từng ngụm nhỏ. để nước ép cỏ lúa mì có thể thấm đều trong khoang miệng. Điều này rất có ích cho việc giảm đau nhức, loại bỏ mùi hôi miệng và tăng cường sức khỏe của nướu.
10. Lá trầu không
Dùng từ 3 – 5 lá trầu không, rửa sạch với nước rồi giã nhuyễn cùng ít muối ăn. Sau đó, cho vào 1 chén rượu ngâm khoảng 15 – 20 phút và gạn lấy nước. Dùng nước này súc miệng. Mỗi lần súc nên ngậm khoảng 3 – 5 phút để dung dịch phát huy đầy đủ công dụng.
11. Húng tây
Húng tây không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong nhà bếp mà còn là bài thuốc điều trị đau răng tại nhà được nhiều người áp dụng. Nhờ vào thành phần chứa thymol và tinh dầu nên có khả năng chống nấm, kháng sinh hiệu quả.
Với lá húng tây khô, bạn có thể đem hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút để ra hết tinh chất rồi lấy súc miệng. Hoặc với tinh dầu húng tây, bạn có thể dùng tăm bông thấm trực tiếp vào rồi bôi lên vị trí răng đau nhức.
12. Bấm huyệt điều trị đau nhức răng
Đây là phương pháp Đông y được nhiều người áp dụng. Ngay tại vị trí giao nhau giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, bạn ấn mạnh và giữ chặt khoảng 2 phút.
Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy hào hứng hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, kỹ thuật này không nên áp dụng cho trường hợp phụ nữ mang thai.
Cách điều trị sâu răng tận gốc
Đau răng là tình trạng đau ở trong, xung quanh răng. Nguyên nhân chính là do sâu răng, viêm tủy, áp xe răng, chấn thương răng…. và các bệnh lý răng miệng khác gây ra.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà cơn đau nhức sẽ khác nhau, có người chỉ thoáng qua nhưng cũng có người đau âm ỉ nhiều ngày liền. Và mức độ đau sẽ chuyển từ nhẹ sang nặng, khiến cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến kết quả học tập và làm việc.
Những mẹo trị đau răng tại nhà bằng bài thuốc dân gian chỉ là phương pháp làm thuyên giảm triệu chứng đau tạm thời. Chúng hoàn toàn không có khả năng điều trị tận gốc và nguy cơ tái phát là rất cao.
Chính vì vậy mà bạn cần đến nha khoa sớm nhất để được kiểm tra và điều trị, tránh tình trạng để lâu ngày gây viêm nhiễm nặng hơn. Trường hợp điều trị tại nha khoa, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất và tiết kiệm chi phí tối đa.
1. Trám răng
Trường hợp đau răng do răng sâu hoặc bị chấn thương dẫn đến nứt mẻ thì trám răng sẽ là cách điều trị tốt nhất, vừa nhanh chóng lại vừa tiết kiệm được chi phí.
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite chuyên dụng để bù đắp lại phần thân răng bị khuyết sau khi loại bỏ toàn bộ phần mô răng bị nhiễm khuẩn.
Trường hợp răng bị viêm tủy hoặc các tình trạng viêm nhiễm khác, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để trước rồi mới trám răng nhằm mang lại kết quả phục hình tốt nhất. Tuy nhiên, phương pháp hàn trám chỉ có thể áp dụng trong trường hợp răng sâu, răng sứt mẻ do chấn thương ở mức độ nhẹ.
Vì nếu vùng khuyết quá lớn, miếng trám sẽ không bám chắc vào răng thật, rất dễ bong tróc và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.
2. Bọc răng sứ
Khi phương pháp hàn trám không thể giúp khôi phục hình dáng răng như cũ thì bọc răng sứ được xem là lựa chọn tối ưu nhất. Phương pháp này, bác sĩ sẽ dựa vào dấu hàm của bạn mà thiết kế ra mão sứ có hình dáng tương tự để bọc bên ngoài răng thật.
Bọc răng sứ không chỉ giúp bạn khôi phục lại chức năng ăn nhai, tăng tính thẩm mỹ mà còn bảo tồn răng thật được lâu hơn.
Song một vài người lại lo sợ khi thực hiện phương pháp này vì nghe nói phải mài đi răng thật. Mặc dù bản chất của bọc răng sứ chính là cần phải mài đi răng thật. Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng.
Tại các nha khoa uy tín, với cơ sở máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, họ sẽ canh chỉnh tỷ lệ mài răng sao cho phù hợp nhất và không phải mài đi mài lại nhiều lần.
3. Nhổ răng
Với những trường hợp răng bị sâu nặng, không thể phục hồi bằng phương pháp hàn trám hay bọc sứ, hoặc trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm sang những răng bên cạnh và tránh những biến chứng về sau.
Sau khi nhổ răng, tùy vào tình trạng răng cụ thể mà bác sĩ sẽ khuyến cáo trồng lại răng giả bằng phương pháp cầu sứ hoặc trồng răng Implant. Tránh trường hợp để lâu ngày dẫn đến tiêu xương hoặc xô lệch các răng còn lại.
Trường hợp nhổ răng khôn bệnh nhân sẽ không cần phải trồng lại răng giả. Vì răng khôn không có ý nghĩa về mặt ăn nhai và thẩm mỹ. Do đó, khi nhổ bỏ răng khôn hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng gì. Đồng thời còn ngăn ngừa được những biến chứng sau này có thể xảy ra.
Phòng ngừa tình trạng đau răng
Để không xảy ra tình trạng đau nhức răng, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học là phương pháp phòng ngừa mang lại hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày, bạn nên đánh răng đều đặn 2 lần, 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và 1 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Việc chải răng cần được nghiêm túc thực hiện. Thời gian cho mỗi lần vệ sinh răng là từ 2 – 3 phút. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm để hiệu quả làm sạch được tốt hơn, đồng thời không làm tổn thương đến nướu và tránh trường hợp men răng bị mài mòn.
Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng chứa nồng độ fluor vừa phải. Vì nếu nồng độ fluor cao sẽ gây tác dụng ngược, điển hình là tình trạng răng nhiễm fluor, màu sắc men răng sẽ không được trắng sáng tự nhiên, mà thay vào đó là những vết vằn mất thẩm mỹ.
Sau 3 tháng, bạn nên thay bàn chải một lần. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng vi khuẩn lây nhiễm và đảm bảo hiệu quả làm sạch tốt nhất.
Hình thành thói quen dùng chỉ nha khoa thay cho tăm tre nhọn để hạn chế tổn thương đến răng và nướu.
Hạn chế dùng những thực phẩm quá cứng, dai hoặc quá nóng, quá lạnh làm kích ứng răng. Không dùng răng cắn vào những vật cứng như nắp chai, móng tay,…
Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ những tác nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Trên bài viết là những mẹo trị đau răng tại nhà vô cùng hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, không có tác dụng điều trị triệt để. Do đó, khi gặp tình trạng đau nhức răng, bạn nên đến nha khoa để được điều trị sớm nhất, từ đó giảm bớt rủi ro phải nhổ bỏ răng.
Nếu còn thắc mắc liên quan đến điều trị đau răng tại nhà hoặc các vấn đề bệnh lý răng miệng khác, vui lòng liên hệ cho Nha Khoa Đông Nam theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm sâu răng:
Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.
Thẻ:Các vấn đề về răng, Mẹo hay sâu răng