10 cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón: Mẹ lưu ngay, kẻo lỡ!
Đa phần các trường hợp táo bón ở trẻ đều có thể tự điều trị tại nhà. Dưới đây là một số cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón. Mẹ hãy tham khảo ngay nhé!
Mục Lục
Trẻ đi tiêu thế nào được gọi là táo bón?
Trước khi chia sẻ cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu các dấu hiệu táo bón ở trẻ nhé!
Trẻ được coi là táo bón khi số lần đi cầu trong tuần giảm đột ngột, phân cứng, khuôn to hoặc đôi khi nhỏ như phân dê. Trẻ có thể khóc, đau đớn do cố gắng rặn. Cha mẹ cần lưu ý, ở lứa tuổi nhỏ, cơ thành bụng của bé còn yếu nên thường phải gắng sức mỗi lần đi đại tiện. Trường hợp này, nếu trẻ đi ngoài phân vẫn mềm, xốp thì không phải do táo bón.
-
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị táo bón thường có biểu hiện uốn cong lưng, khép chặt mông và quấy khóc
-
Trẻ mới biết đi sẽ luôn bồn chồn, vặn vẹo, uốn cong lưng hoặc có tư thế bất thường
-
Trẻ lớn hơn có thể nhận biết táo bón dễ dàng hơn. Mẹ sẽ thấy bé đi cầu ít hơn bình thường, khoảng 2 – 3 ngày mới đi một lần, hay kêu đau, khó chịu khi đi cầu
Hậu quả của táo bón kéo dài ở trẻ
Nhiều bé bị táo bón đã thành thói quen. Trẻ thường nhịn và cố để không đi cầu vì một số lý do: mải chơi, không cảm thấy thoải mái khi đi ở một nơi lạ hoặc bẩn thỉu. Nếu trẻ “bỏ quên” nhu cầu sinh lý này của cơ thể, chúng sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của táo bón: nhịn đi cầu, phân ứ đọng trong trực tràng sẽ càng khô cứng, đên khi đi phải rặn nhiều, gây đau và tổn thương hậu môn. Do đó, trẻ sợ đi cầu ngày càng sợ hơn.
Táo bón không những ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của trẻ mà còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
-
Nứt kẽ hậu môn
-
Trĩ nội, trĩ ngoại
-
Viêm ống hậu môn trực tràng
-
Tắc ruột
-
Sợ ăn, ngủ không ngon, suy dinh dưỡng
-
Chậm phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón
Đa số các trường hợp trẻ bị táo bón có thể điều trị tại nhà. Dù đó là những phương pháp đơn giản nhưng thường có hiệu quả khá nhanh chóng, an toàn cho bé. Dưới đây là những cách cho bé đi ngoài khi bị táo bón như thế:
Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh hiếm khi bị táo bón. Thế nhưng, đôi khi nguồn thức ăn của bé không đảm bảo – bú ít hoặc chất lượng sữa giảm, con vẫn bị táo bón như thường.
Tăng cường cữ bú
Bé sơ sinh bị táo bón có thể do cơ thể thiếu nước. Sữa mẹ không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn chứa hàm lượng nước mà cơ thể bé cần. Bên cạnh đó, trẻ dưới 6 tháng không được uống nước nên sữa chính là nguồn cung cấp nước duy nhất.
Khi táo bón diễn ra, mẹ nên cho bé bú nhiều cữ hơn trong ngày. Để có lượng sữa dồi dào, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Đặc biệt uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2.5 – 3 lít.
Nếu nghi ngờ trẻ bị táo bón do sữa công thức, cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón có thể khắc phục hoàn toàn phiền muộn, đó là đổi sang một nhãn sữa khác phù hợp hơn với cơ địa của con.
Khi lựa chọn sữa công thức cho bé, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ thành phần của sản phẩm. Sữa cho trẻ bị táo bón nên có thành phần probiotic, chất xơ GOS, đường lactose, sữa non,… Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để quyết định chính xác hơn.
Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị táo bón, mẹ hãy xem lại chế độ ăn uống của bản thân. Mẹ ăn gì, con ăn nấy! Vậy khi bé bị táo bón, mẹ nên ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, các loại hạt. Ngoài ra, mẹ có thể ăn thêm sữa chua, các thực phẩm có tính mát để cải thiện “chất” và “lượng” sữa.
Massage bụng
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón tiếp theo mà Fitobimbi muốn gợi ý, đó là liệu pháp massage bụng. Có nhiều kiểu massage trị táo bón cho trẻ, trong đó xoa bụng theo chiều kim đồng hồ là đơn giản và hiệu quả nhất. Mẹ chỉ cần sử dụng ngón tay trỏ và ngón giữa, đặt lên vùng rốn của bé. Sau đó vuốt bụng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện khoảng 20 – 30 lần mỗi ngày để bế tiêu hóa tốt hơn.
Cách giúp trẻ từ 1 tuổi đi ngoài khi bị táo bón
Nhắc đến cách trị trẻ táo bón khó đi ngoài, mẹ nên ghi nhớ những biện pháp sau:
Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ được bổ sung nước đủ và đúng cách sẽ giúp việc đi cầu của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Mẹ nên bắt đầu cho trẻ uống nước từ giai đoạn trên 6 tháng tuổi. Ban đầu, mẹ chỉ nên cho trẻ uống vào thìa, sau đó tăng dần. Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho trẻ uống nước trái cây, canh, súp, sữa chua,… đều được.
Bổ sung rau củ, trái cây tươi,… giàu chất xơ là cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón rất được khuyến khích. Các thực phẩm này giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, làm phân mềm, xốp. Đồng thời cải thiện nhu động ruột co bóp mạnh, nhằm thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài nhanh chóng hơn.
Một số thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ nên cho vào chế độ ăn uống của bé:
-
Ngũ cốc nguyên hạt
-
Lúa mạch
-
Bột yến mạch
-
Quả đào
-
Cà rốt
-
Bí đỏ
-
Chuối
-
Đu đủ
-
Lê
-
Súp lơ xanh
-
Táo
-
Quả mận khô
Khuyến khích trẻ vận động
Tập thể dục mang đến tác động tích cực cho hệ tiêu hóa. Không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, vận động còn kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh thức ăn di chuyển xuống ruột già và đào thải ra ngoài nhanh chóng hơn. Mẹ nên xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh, tập luyện, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để giúp con phát triển khỏe mạnh.
Mẹo dân gian giúp bé đi ngoài
Ngoài những cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón kể trên, mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian sau:
- Mật ong: Với kết cấu sánh mịn, khi bôi mật ong vào hậu môn sẽ giúp giảm ma sát, làm mềm phân, cho phép chất thải di chuyển dễ dàng ra ngoài. Mẹ lưu ý, phương pháp này không khuyến khích dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bên cạnh đó, việc lạm dụng có thể khiến trẻ mất khả năng phản xạ đi cầu tự nhiên
Với kết cấu sánh mịn, khi bôi mật ong vào hậu môn sẽ giúp giảm ma sát, làm mềm phân, cho phép chất thải di chuyển dễ dàng ra ngoài. Mẹ lưu ý, phương pháp này không khuyến khích dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bên cạnh đó, việc lạm dụng có thể khiến trẻ mất khả năng phản xạ đi cầu tự nhiên
-
Đọt mồng tơi: Tương tự như cách trên, mẹ có thể sử dụng đọt mồng tơi non ngoáy vào hậu môn để để kích thích phản xạ đi cầu
-
Lá diếp cá: Loại nguyên liệu này có tính nhuận tràng, kháng khuẩn nên thường được dùng trong nhiều bài thuốc trị táo bón cho trẻ. Để sử dụng, mẹ chỉ cần ép nước rau diếp cá, cho thêm xíu muối là có thể cho bé uống
Trên đây là một số cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón. Mẹ hãy lưu ngay và áp dụng khi cần thiết nhé. Chúc bé sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên táo bón, ăn ngon và mau lớn!