10+ Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự thu hút nhà tuyển dụng

Nghề nhân sự luôn nằm trong top các ngành nghề hot với mức lương vô cùng cạnh tranh, cơ hội nghề nghiệp rộng mở và tuổi thọ trong ngành cao. Nếu bạn đang viết CV ứng tuyển vào các vị trí nhân sự, hãy bắt đầu bằng cách viết mục tiêu nghề nghiệp một cách hấp dẫn, chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ những dòng đầu tiên. Ngay sau đây hãy cùng việc làm VCCorp tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự một cách chuyên nghiệp nhất nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự là gì?

Tại thị trường tuyển dụng tại Việt Nam, nghề nhân sự thường tuyển dụng các vị trí: Chuyên viên tiền lương; Chuyên viên đào tạo; Chuyên viên tuyển dụng; Chuyên viên C&B; Nhân viên hành chính;  Trưởng phòng nhân sự; Giám đốc nhân sự,… Điều này cho thấy thị trường tuyển dụng ngành nhân sự rất sôi động với đa dạng các vị trí. Tùy thuộc vào năng lực, kiến thức của bản thân mà bạn có thể lựa chọn vị trí làm việc phù hợp. Với mỗi vị trí làm việc này thì mục tiêu nghề nghiệp lại khác nhau.

Cũng giống như khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho ngành IT hay viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên kinh doanh, khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bạn cũng nên chia ra thành 2 phần, đó là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Để từ đó đưa ra những tiêu chí phù hợp.

Vì sao cần xác định mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

Vì sao cần xác định mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

Xác định mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về công việc mà bạn đang ứng tuyển đồng thời cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc đối với công việc của bạn. Nhất là khi bạn viết mục tiêu nghề nghiệp cho ngành nhân sự – một ngành yêu cầu khắt khe về mức độ chuyên nghiệp và nhà tuyển dụng cũng chính là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành nhân sự, thì bạn càng cần phải chú ý đến từng câu, từng chữ và phải gây ấn tượng ngay từ những mục tiêu đầu tiên.

Đối với nhà tuyển dụng ngay khi đọc mục tiêu nghề nghiệp của bạn, họ sẽ đánh giá được sự quyết tâm, mong muốn có được công việc này. Nếu mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đưa ra mơ hồ, đó sẽ là nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng loại CV của bạn ngay lập tức.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn thường được tính từ khoảng thời gian trên 2 năm. Đây là khoảng thời gian bạn đã làm quen với công việc, với đồng nghiệp và có những kỹ năng nhất định. Thời gian này công ty sẽ cần bạn đạt được những thành tựu ấn tượng, mang đến giá trị cho công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự dài hạn

Mẫu 1: 

Trong 2 năm tiếp theo, tôi đặt mục tiêu sẽ trở thành Chuyên viên tuyển dụng và đào tạo. Tôi sẽ luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân mỗi ngày để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công việc. 

Mẫu 2:

Tôi mong muốn được cống hiến ở vị trí Chuyên viên tuyển dụng tại công ty. Với năng lực của mình tôi hoàn toàn có thể đáp ứng công việc một cách tốt nhất. Trong 3 năm tới, tôi mong muốn có thể ở các vị trí cao hơn hiện tại.

Mẫu 3:

Trong 2 năm tới, tôi mong bản thân sẽ được thử sức với vai trò cao hơn hiện tại. Tôi sẽ luôn trau dồi, cống hiến và phát triển bản thân thật tốt.

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự ngắn hạn thường có thời hạn từ 6 tháng – 1 năm. Đây là khoảng thời gian đủ để bạn làm quen với môi trường mới cũng như tạo những dấu ấn đầu tiên trong công việc. Với những mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, bạn cần thực tế và đặt ra những mục tiêu đơn giản.

Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự ngắn hạn

Mẫu1: 

Nếu được đồng hành cùng công ty, trong 6 tháng đầu tiên, tôi đặt ra mục tiêu học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân để hoàn thành tốt nhất những công việc được giao.

Mẫu 2:

Nếu được đồng hành cùng công ty, tôi sẽ cố gắng trau dồi, không ngừng học hỏi, nâng cao bản thân để có thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao.

Mẫu 3:

Với kỹ năng của bản thân cùng tinh thần ham học hỏi, tôi sẽ luôn nỗ lực hoàn thành công việc được giao. Bên cạnh đó, tôi sẽ luôn phấn đấu để hoàn thiện mình một cách tốt nhất, phù hợp với vị trí hiện tại.

Mục tiêu nghề nghiệp cho thực tập sinh

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự dành cho các bạn intern, sinh viên mới ra trường đó là nhìn chung, các bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Các bạn không cần phải cố tỏ ra mình đã làm nhiều dự án hay nhiều kinh nghiệm, quan trọng là bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy mong muốn được học hỏi, được làm việc nghiêm túc và có định hướng rõ ràng trong ngành nhân sự.

Mục tiêu nghề nghiệp cho thực tập sinh

Mẫu 1: 

Tôi tốt nghiệp loại giỏi ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng với những kiến thức chuyên ngành học tập ở trường, cùng khả năng chịu được áp lực công việc tốt, tôi tự tin mình có thể đảm nhận tốt vị trí Thực tập sinh tuyển dụng, hướng đến mục tiêu dài hạn là trở thành nhân viên chính thức của công ty.

Mẫu 2:

Với kiến thức chuyên ngành cùng sự kiên trì chịu khó, tôi hy vọng mình sẽ có cơ hội được đồng hành cùng công ty. Tôi tự tin bản thân mình có thể chủ động được trong công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt nhất.

Mẫu 3: 

Với những kiến thức đã tích lũy được từ giảng đường đại học cùng những kỹ năng của bản thân đã trau dồi được. Tôi mong muốn được đồng hành cùng công ty với vị trí Chuyên viên tuyển dụng. Bằng sự nhiệt huyết của mình, tôi tự tin sẽ cống hiến hết mình cho công việc.

Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên tuyển dụng

Việc viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự ngoài việc thông tin đến nhà tuyển dụng, bạn còn có thể định hướng và tìm ra mục tiêu cho hành trình phát triển sự nghiệp của bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên tuyển dụng

Mẫu 1: 

Tôi đã có thời gian học hỏi kinh nghiệm và làm việc thực tế 4 năm tại vị trí chuyên viên nhân sự của công ty lớn. Vì vậy, tôi tự tin mình phù hợp với yêu cầu công việc của công ty. Tôi sẽ đóng góp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công ty, đặt mục tiêu thăng tiến lên trưởng nhóm trong 3 năm tới.

Mẫu 2: 

Hơn 3 năm làm việc ở vị trí quản lý nhân sự tại công ty X, tôi tự tin mình có kinh nghiệm trong việc xây dựng tầm nhìn để cung ứng nhân sự cho doanh nghiệp, kỹ năng phỏng vấn và làm việc với con người của tôi sẽ góp phần tìm và phát hiện nhân tài cho công ty. Cùng với đó, kỹ năng nhìn nhận và đọc vị hành vi con người đi kèm với kỹ năng giao tiếp tốt, linh hoạt khéo léo trong việc xử lý vấn đề nhân sự cũng là một số kỹ năng nổi bật của tôi. Tôi mong muốn được ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên Tuyển dụng tại công ty Y để tiếp tục phát huy khả năng của bản thân cũng như có cơ hội trải nghiệm và học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng nhân sự ở một lĩnh vực mới.

Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quản lý đào tạo nhân sự

Khi viết Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quản lý đào tạo nhân sự bạn cần nhấn mạnh những ưu điểm trong tính cách phù hợp với việc đào tạo và phát triển các kỹ năng của nhân sự.

Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quản lý đào tạo nhân sự

Mẫu 1: 

Tôi có khả năng kiểm soát và xử lý tình huống linh hoạt, có khả năng truyền đạt và thuyết phục tốt. Thêm vào đó, tôi có kinh nghiệm làm việc 2 năm ở vị trí nhân viên đào tạo của công ty…. Vì vậy tôi có thể phát triển nguồn nhân lực, cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên. Tôi cũng đặt mục tiêu để trở thành Quản lý của team Đào tạo của công ty.

Mẫu 2: 

Tốt nghiệp Đại học ABC chuyên ngành Quản lý Nguồn Nhân lực, tôi có tinh cách điềm tĩnh, khả năng kiểm soát, xử lý tình huống và khả năng truyền đạt, thuyết phục tốt. Cùng với đó. Tôi còn thành thạo kỹ năng đào tạo nhân sự với gắn kết đội ngũ. Với những kỹ năng có được, tôi cảm thấy bản thân rất phù hợp với vị trí Chuyên viên Quản lý Đào tạo Nhân sự của quý công ty. Tôi tự tin với khả năng và kinh nghiêm có được, tôi có thể giúp công ty đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, khả năng cải thiện hiệu suất của nhân viên. Nguồn nhân lực vững mạnh sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển bền vững của công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên chính sách tiền lương

Điều quan trọng nhất khi viết mục tiêu nghề nghiệp của chuyên viên chính sách tiền lương đó là bạn cần show ra kiến thức của mình về luật, quy định về tiền lương.

Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên chính sách tiền lương

Mẫu:

Tôi hiểu và nắm chắc các chính sách cho nhân sự, quy định về tiền lương, các công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc theo KPIs. Vì vậy tôi nhận thấy vị trí chuyên viên chính sách tiền lương mà công ty đang tuyển dụng phù hợp với tôi, đồng thời công việc này có thể hoàn thiện thêm những kỹ năng quản lý để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, có thể đưa ra những chính sách phù hợp với công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh

Viết mục tiêu nghề nhân sự bằng tiếng Anh bạn nên viết ngắn gọn, đúng trọng tâm, trình bày được những giá trị, ưu điểm của cá nhân.

Mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh

Mẫu ngắn hạn:

“I hope in the near future I will grasp all the skills and professions of the administrative and human resources staff at the request of your company, in addition, I also want to become a hard worker to support my colleagues. Others complete the work on time as assigned”

Mẫu dài hạn:

“I am a student who graduated from a famous school in the field of administration that is the National Academy of Public Administration, in addition, I have worked for 3 years at AAB Company as an administrative and human resources officer. I hope with the effort, effort and experience that I have gathered from my previous work, within the next 5 years, I will become an HR Manager at your company”

Trên đây là những lời khuyên và mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự thu hút nhà tuyển dụng. Bạn có thế tham khảo để viết cho mình CV chất lượng, ứng tuyển vào những vị trí mà mình mong muốn. Đừng quên rằng hiện VCCorp đang tìm kiếm nhiều vị trí với những mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Nếu quan tâm bạn có thể tham khảo ngay tại đây.