10+ Mẹo chữa nổi mề đay trong dân gian

Mề đay (mày đay) là một bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Mày đay là tình trạng da nổi phát ban, sẩn cục kèm theo ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Các triệu chứng của bệnh mề đay thường bùng phát đột ngột và từ từ thuyên giảm sau 24 giờ. Trên thực tế, mề đay là phản ứng lành tính, chủ yếu gây ngứa, khó chịu và làm mất thẩm mỹ cho da. Đối với mề đay nhẹ, có thể áp dụng các mẹo chữa nổi mề đay dân gian để cải thiện. Và bài viết dưới đây sẽ cho bạn một số mẹo chữa nổi mề đay để bạn có thể tham khảo.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Mẹo chữa nổi mề đay

1. Mẹo chữa nổi mề đay bằng lá khế

Theo các thầy thuốc dân gian, lá khế có công dụng tốt trong việc chữa mề đay là do nó có khả năng đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu các vị trí sưng đỏ trên da.

Cách chữa mẹo như sau:

  • Lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun cùng 2 lít nước cho đến khi sôi

  • Để nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da đang bị mề đay

Áp dụng 2 lần mỗi ngày để thấy công dụng

meo chua noi me day

2. Mẹo chữa nổi mề đay dùng lá kinh giới

Theo quan niệm của Đông Y cho rằng kinh giới là loại lá này có tính ấm, vị cay, thuộc kinh phế can có tác dụng cầm máu, giải biểu, chống kinh giật. Ngoài ra còn có tác dụng tốt trong việc chữa mề đay

Áp dụng nguyên này để điều trị bệnh bằng cách tiến hành các bước sau:

  • Lá kinh giới đem đi rửa sạch

  • Bỏ lên chảo sao cho nóng sau đó thêm một chút muối hạt cho đến khi lá chuyển sang màu vàng

  • Cho phần lá đã sao nóng vào một chiếc khăn mỏng rồi chườm lên vùng bị mề đay cho đến khi nguội hẳn

Làm hàng ngày sẽ thấy được công dụng của mẹo này

3. Mẹo chữa nổi mề đay bằng lá tía tô

Ở cả Đông Y và Tây Y đều công nhận tác dụng tốt của lá tía tô đem lại. Theo các thầy thuốc dân gian, lá tía tô có tính ấm có thể chữa các bệnh ngoài da như các bệnh phong hàn

Sử dụng là tía tô như một loại nước uống được chế biến như sau:

  • Chuẩn bị 100gr lá tía tô tươi cùng với 500ml nước

  • Tía tô sau đó rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ ra. Rồi cho vào máy xay nhuyễn

  • Cho phần tía tô đã xay vào nồi rồi đổ phần nước đã chuẩn bị vào đun sôi khoảng 5 phút

  • Đợi nước nguội bớt rồi lọc bỏ bã và chắt lấy nước để uống.

4. Mẹo chữa nổi mề đay bằng rau má

Rau má chữa được mề đay là do hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm đồng thời giúp thải độc khá tốt

Cách làm:

  • Rau má rửa sạch sau đó đem đi xay để uống hàng ngày

  • Hoặc có thể lấy rau má phơi khô rồi hãm như uống nước chè xanh

5. Mẹo chữa nổi mề đay dùng nha đam chữa mề đay

Nha đam không chỉ làm đẹp da mà còn chữa được nhiều loại bệnh về da chẳng hạn như bệnh mề đay. Bởi vì trong thành phần của nha đam có chứa nhiều chất dưỡng ẩm, kháng khuẩn, kháng viêm.

Cách chữa bằng nha đam như sau:

  • Chỉ cần lấy gel của nha đam bôi lên da, để yên trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại cho thật sạch

6. Mẹo chữa nổi mề đay dùng cây đinh lăng

Đinh lăng hay được dân gian gọi là “cây nhân sâm dành cho người nghèo” để ám chỉ công dụng chữa bệnh của nó. Đinh lăng có tác dụng chữa mề đay là bởi vì nó có chứa tính mát, vị ngọt, bồi bổ khí huyết khá tốt

Cách thức làm từ cây đinh lăng như sau:

  • Lấy một nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi nấu cùng với 200ml nước lọc trong vòng khoảng 10 phút

  • Chắt nước ra rồi đổ 200ml nước tiếp tục đun lần hai

  • Trộn phần nước của hai phần đun này rồi dùng uống trong ngày

7. Dùng gừng chữa mề đay

Theo lý giải của các nhà dân gian cho biết gừng có vị cay, tính ấm có thể bài trừ được phong thấp, giải độc nên có thể chữa trị bệnh được các bệnh như mề đay

Dùng gừng để chữa bệnh theo hướng dẫn sau:

  • Vệ sinh vùng da bị mề đay bằng nước ấm cho thật sạch

  • Dùng gừng đã gọt vỏ, cắt lát mỏng đắp lên da khoảng 30 phút thì những cơn ngứa cũng giảm dần

8. Lá chè xanh chữa mề đay

Trong lá chè xanh có nhiều hoạt chất như: vitamin, tanin, flavonoid và  cùng nhiều khoáng chất có khả năng thanh nhiệt, giải độc,… Vì vậy nên giúp chữa được nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh mề đay

Thực hiện những bước sau đây:

  • Lá chè xanh rửa sạch rồi đem đi nấu cùng 3 lít nước cho đến khi sôi lên

  • Pha với nước rồi tắm hàng ngày

Dùng thường xuyên để nhận thấy được sự hiệu quả từ lá chè xanh

9. Chữa dân gian với cây chó đẻ

Với loại cây này có tác dụng trong việc giải độc gan, kháng khuẩn, tiêu viêm nên ngoài có tác dụng trị bệnh gan thì nó còn chữa được nhiều loại bệnh khác nhau trong đó có mề đay

Hướng dẫn chữa bệnh như sau:

  • Lấy một ít cây chó đẻ đi rửa sạch rồi đem giã nhuyễn

  • Vệ sinh vùng da bị mề đay cho thật sạch rồi đắp lá đã giã lên da

Sử dụng một lần mỗi ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm đi


10. Lá bạc hà

Loại lá này trong dân gian được các thầy thuốc công nhận có khả năng phong nhiệt, giải độc, giúp điều trị bệnh ngoài da. 

Chữa bệnh với lá bạc hà cần đi theo những bước dưới đây:

  • Đem lá bạc hà đi rửa sạch rồi giã nát

  • Vệ sinh vùng da bị mề đay rồi lấy lá đã giã đắp lên da

Dùng mẹo bạc hà này hàng ngày cho đến khi lành bệnh

 11. Dùng muối chữa mề đay

Muối có đặc tính sát trùng và làm dịu da nhờ vậy mà muối có thể giúp cải thiện ngứa ngáy và giảm số lượng sần do mề đay gây ra. Đặc biệt, cách chữa mề đay bằng muối có thể áp dụng cho cả mề đay do lạnh, nóng và do các nguyên nhân khác thường gặp. Tuy nhiên,  nên lựa chọn và áp dụng đúng phương pháp để đạt hiệu quả cao. Áp dụng mẹo chữa không phù hợp có thể khiến mề đay lan rộng và ngứa ngáy dữ dội hơn.

Cách dùng muối trị mề đay:

  • Mề đay do lạnh: Sử dụng 3-4 nắm muối biển sao cho nóng rồi cho vào túi vải. Dùng khăn ấm bọc lại và chườm đắp lên vùng bị ngứa. Nhiệt độ ấm có thể làm giảm sự dẫn truyền thần kinh và cải thiện cảm giác ngứa nhanh chóng 

  • Mề đay do nhiệt: Nếu mề đay nổi do nhiệt độ cao, hãy dùng 1 thìa muối hòa với 500ml nước mát. Rồi sau đó khuấy đều và dùng khăn thấm nước, vắt cho khô bớt rồi chườm đá lên da để giảm ngứa và nóng rát

  • Mề đay lan tỏa: Trường hợp mề đay nổi trên diện rộng, thì lấy 2-3 thìa cafe muối vào nước tắm để sát trùng và giảm ngứa. Để tăng thêm hiệu quả nên kết hợp muối cùng với một số loại thảo dược như chè xanh, lá khế,…


12. Dùng lá trầu không

Trầu không là vị thuốc nam được sử dụng  phổ biến trong việc điều trị các bệnh ngoài da. Theo y học cổ truyền thảo dược này có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, tác dụng chống ngứa, tán hàn và khu phong. Trầu không thường được dùng để nấu nước tắm nhằm giảm ngứa và tiêu sản, phát ban do mề đay hay dị ứng thời tiết. Trong trường hợp mề đay gây ngứa nhẹ hãy áp dụng cách chữa từ lá trầu để kiểm soát các triệu chứng khó chịu.

Cách dùng lá trầu không chữa mề đay mẩn ngứa như sau:

  • Rửa sạch 2 nắm lá trầu không và cắt nhỏ hoặc vò xát để tinh dầu từ trầu không tỏa mùi thơm

  • Đun sôi từ 1.5 – 2 lít nước rồi cho lá trầu vào, tắt bếp và đậy kín nắp trong 10 – 15 phút

  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và dùng tắm hằng ngày

Có thể thấy bài viết đã đưa ra khá nhiều các mẹo chữa bệnh mề đay dân gian. Việc chữa nổi mề đay dân gian theo các cụ ngày xưa sẽ chữa dứt được bệnh sau một thời gian kiên trì sử dụng, không sợ tác dụng phụ gây ra và còn tiết kiệm được đáng kể chi phí thăm khám, chữa trị. Nhưng tuy nhiên bạn không nên lạm dụng quá nhiều vào các mẹo chữa nổi mề đay dân gian vì nếu thiếu hiểu biết rất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thực hiện các mẹo chữa nổi mề đay khi đã được các bác sĩ cho phép cũng như đến những nơi cơ sở có uy tín thăm khám bệnh chính quy để an toàn sức khỏe cho bạn và những người thương yêu.

Lời kết

Trên đây là 10+ mẹo chữa nổi mề đay trong dân gian. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chữa bệnh mề đay này và bạn lưu ý một điều rằng hãy sử dụng các mẹo này khi đã được thăm khám ở những nơi uy tín và được sự cho phép của bác sĩ bạn nhé!

Rate this post