10+ Mẹo chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian cho bé hiệu quả
Đổ mồ hôi trộm dù ít hay nhiều thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn một số phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian với những dược liệu gần gũi, dễ tìm nhưng hiệu quả mang lại rất cao.
Cùng Xịt Khử Mùi tìm hiểu ngay nhé!
Mục Lục
Đổ mồ hôi trộm là gì?
Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng ra nhiều mồ hôi toàn thân vào ban đêm mà không có sự liên quan đến nhiệt độ môi trường bên ngoài. Đổ mồ hôi trộm có thể gặp ở nam và nữ, không phân biệt tuổi tác. Trong đó, trẻ em là đối tượng có tỉ lệ mắc cao nhất.
Dựa theo nguyên nhân, người ta chia mồ hôi trộm thành 2 loại, đó là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, mồ hôi ra nhiều đến mức ướt ga giường, quần áo, làm mất nước cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tác động xấu cho sức khỏe.
Chính vì vậy, nếu chẳng may gặp phải tình trạng này thì bạn nên tìm phương pháp điều trị mồ hôi trộm càng sớm càng tốt. Bên cạnh các phương pháp Tây y thì bạn cũng có thể chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian mà chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể trong phần tiếp sau đây.
Ra mồ hôi trộm là dấu hiệu của bệnh gì?
- Các bệnh lý nhiễm trùng
Một trong những câu trả lời của thắc mắc ra mồ hôi trộm là bệnh gì chính là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể. Thông thường các bệnh nhiễm trùng gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều như:
-
- Bệnh lao
- Bệnh suy giảm hệ miễn dịch (HIV)
- Các bệnh lý liên quan nội tiết tố
Bên cạnh những bệnh lý về nhiễm trùng trong cơ thể thì đổ mồ hôi ban đêm ở người lớn cũng có thể là do nguyên nhân như:
-
- Bệnh về tiểu đường
- Bệnh về cường giáp
- Tiểu đường
- Hormone sinh dục bất thường
- U tuyến thượng thận
- Do sốt, cảm cúm
Như các bạn đã biết khi cơ thể rơi vào tình trạng sốt hay cảm cúm, thân nhiệt sẽ tăng cao. Lúc này tuyến mồ hôi sẽ làm việc nhiều hơn để bài tiết mồ hôi điều hòa thân nhiệt xuống mức ổn định.
Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm
- Do thời tiết quá nóng
Bên cạnh các nguyên nhân về bệnh lý thì thời tiết quá nóng, chất liệu quần áo, ga giường không đảm bảo cũng có thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm. Vì khi thân nhiệt tăng cao, các tuyến mồ hôi sẽ được kích thích để làm mát cơ thể.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là giai đoạn mà phụ nữ sẽ ngừng kinh nguyệt vĩnh viễn, đât là thời điểm mà cơ thể phụ nữ có những thay đổi lớn. Đặc biệt là lượng hormone estrogen và progesterone sẽ bị tác động, từ đó gây ra hiện tượng “bốc hỏa”.
“Bốc hỏa” là dấu hiệu đặc trưng nhất của giai đoạn mãn kinh, hơn 85% phụ nữ xảy ra tình trạng này khi bước vào giai đoạn mãn kinh. “Bốc hỏa” có thể xảy ra mọi thời điểm trong ngày, phổ biến nhất là vào ban đêm. Chính vì vậy, gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Ra mồ hôi trộm là bệnh gì? Câu trả lời có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng. Vì trong thành phần của một số loại thuốc sẽ kích thích các tuyến mồ hôi làm việc nhiều hơn dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm. Sau đây là một vài loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ là đổ mồ hôi nhiều:
-
- Thuốc hỗ trợ điều trị trầm cảm
- Các loại thuốc hạ sốt như: aspirin, acetaminophen
- Levothyroxine
- Lisinopril
- Natri naproxen
- Loratadin
- Insulin
- Và nhiều loại thuốc khác
- Lạm dụng thức uống có cồn và cafein
Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thông thường thì đổ mồ hôi trộm cũng có thể là do những thói quen không tốt trước khi ngủ như: uống trà, cà phê, sử dụng rượu, bia, ăn socola…
Chất cafein trong thực phẩm sẽ tác động đến các tuyến mồ hôi, làm rối loạn chức năng và gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Rượu bia thường làm nóng cơ thể, từ đó các tuyến mồ hôi sẽ phải bài tiết mồ hôi nhiều hơn để làm mát thân nhiệt.
Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian
Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt
Lá lốt còn có tên tất bát, là loại rau thơm quen thuộc và được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, thường được dùng để làm ấm bụng, giảm các chịu chứng đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, theo Lương y Nguyễn Công Đức, lá lốt còn có đặc tính đào thải độc tố. Vì vậy dùng lá lốt chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
Cách thực hiện: Lấy 30 gram lá lốt tươi sạch, cho vào 1 lít nước sôi rồi thêm một ít muối biển. Trước khi ngủ, bạn dùng nước trên ngâm tay chân khoảng 30 phút để chữa mồ hôi trộm.
Bạn cũng có thể cho lá lốt vào thức ăn hoặc pha lá lốt với muối biển và uống thay thế cho nước lọc hàng ngày đều mang lại hiệu quả tương tự.
Một số lưu ý:
- Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 100 gram lá lốt để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như cơ thể mệt mỏi, uể oải hoặc buồn nôn…
- Những người đang mắc bệnh táo bón, nóng bức trong người không nên áp dụng phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian này.
Chữa mồ hôi trộm bằng rau ngót
Một loại rau nữa mà các mẹ cũng có thể áp dụng chữa mồ hôi trộm cho trẻ nhà mình đó chính là rau ngót. Đây là loại rau được biết đến có tính mát, vị ngọt, lợi tiểu và giải độc. Ngoài ra rau ngót còn có tác dụng chữa chứng đái dầm, chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh,…
Để áp dụng cách này, mẹ chỉ cần chuẩn bị lá ngót sau đó đem đi rửa sạch và xay nhuyễn. Lọc lấy nước rồi khuấy đều với cháo trắng cho bé ăn hàng ngày.
Cách trị mồ hôi trộm cho bé
bằng rau hẹ
Bên cạnh hai loại rau trên, một loại rau nữa các ông bố bà mẹ nên quan tâm đó chính là rau hẹ. Loại rau này không những cải thiện chứng ra mồ hôi trộm mà còn bổ khí, bổ thận, làm mát cơ thể.
Với cách này, dùng 50g lá hẹ đem đi rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc xay nhuyễn và lọc lấy nước. Dùng nước vừa lọc đun sôi và để tầm 5-10 phút cho trẻ uống 1-2 thìa mỗi lần trong ngày.
Trị mồ hôi trộm cho bé bằng l
á đinh lăng
Lá đinh lăng chứa rất nhiều chất methionin, vitamin B rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Xông hơi bằng lá đinh lăng từ 5 – 10 phút mỗi ngày giúp da trắng sáng và ngăn ngừa mụn. Bên cạnh đó, uống nước lá đinh lăng cũng là một phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian và mang lại hiệu quả rất tích cực.
Cách nấu nước nước lá đinh lăng như sau: Chuẩn bị khoảng 200 gram lá đinh lăng tươi, rửa sạch. Sau đó cho vào nồi chứa khoảng 2 lít nước, đun sôi bằng lửa nhỏ khoảng 10 – 12 phút rồi tắt bếp. Chắt nước đinh lăng ra cốc và thưởng thức.
Lưu ý: Mặc dù có nhiều tác dụng, song bạn không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày thay cho nước lọc. Bởi chất saponin trong đinh lăng có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa…
Cháo trai
trị mồ hôi trộm ở trẻ
Cháo trai là một trong những cách chữa mồ hôi trộm cho bé được truyền tai nhau nhưng hiệu quả mang lại vô cùng bất ngờ. Cháo trai ngoài công dụng trên còn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
Cách làm tuy nhiều công đoạn tuy nhiên lại vô cùng bổ dưỡng cho bé, các mẹ có thể tiến hành như sau:
Đầu tiên, rửa rau sạch với nước vo gạo khoảng 1-2 tiếng rồi luộc với nước sôi khoảng 5 phút cho trai mở hết vỏ. Sau đó, lấy phần thịt trai cho vào một bát riêng ướp gia vị khoảng 15 phút, xào cho trai săn lại.
Còn phần nước luộc, các mẹ để lắng rồi gạn lấy phần nước trong để nấu cháo. Khi cháo sôi thì cho phần thịt trai đã nấu và và trộn đều, thưởng thức.
Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh bằng
Rau má
Theo y học cổ truyền, rau má còn có tên là tích huyết thảo, có vị đắng, tính bình, có tác dụng chữa cảm nắng, giải nhiệt, mát gan. Ngoài ra, rau má còn được biết đến là một trong những cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian phổ biến và hiệu quả rất tốt.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị 10 gram rau má, 3 gram kim ngân hoa và 5 gram mã đề.
- Cho tất cả dược liệu vào nồi sứ có nắp đậy, đổ nước ngập quá bề mặt thuốc khoảng 5 – 6cm, dùng lửa nhỏ sắc đến khi còn lại 1 bát.
- Tiếp tục cho khoảng 2 bát nước vào sắc đến khi còn lại nửa bát. Hòa chung 2 bát thuốc với nhau để dùng.
Một số điều cần lưu ý:
- Nên uống nước khi ấm để hiệu quả tốt nhất.
- Dùng sau bữa ăn khoảng 90 – 120 phút.
- Uống 2 lần mỗi ngày. Liệu trình 10 ngày uống.
Dâu tằm
trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Lá dâu tằm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cải thiện giấc ngủ sâu và ngon hơn, đồng thời điều trị một số bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, rôm sảy. Bên cạnh đó, chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian với lá dâu tằm cũng là phương pháp rất phổ biến và được nhiều người áp dụng thành công.
Cách trị chứng ra mồ hôi trộm bằng dâu tằm như sau:
- Chọn 300 gram lá dâu tằm tươi. Lưu ý lấy những lá già nhưng vẫn còn xanh để chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.
- Lá dâu rửa sạch, cho vào nồi chứa khoảng 2 lít nước, thêm vào một ít muối biển đun sôi bằng lửa nhỏ trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Đợi cho đến khi nước dâu tằm nguội bớt thì dùng để tắm.
Trị mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh bằng cách
bổ sung vitamin D
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bé bị mắc bệnh mồ hôi trộm đó chính là thiếu vitamin D. Do đó, các bậc phụ huynh cần bổ sung ngay loại vitamin cần thiết này bằng cách dưới đây:
Cách 1: Vào mỗi buổi sáng trước 8 – 9 giờ, cho bé tắm ánh nắng mặt trời khoảng 10 – 30 phút. Đây là nguồn vitamin D tự nhiên, không chỉ chữa mồ hôi trộm mà còn giúp xương bé chắc khỏe hơn.
Cách 2: Bổ sung bằng uống viên vitamin D. Với cách này ba mẹ cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.
Cần lưu ý gì khi chữa mồ hôi trộm cho bé
- Không đắp quá nhiều chăn trong lúc ngủ, thay vào đó điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức phù hợp.
- Không mặc quần áo chật, bó sát. Ưu tiên quần áo rộng rãi sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
- Bổ sung lượng nước mỗi ngày, bởi vì trẻ bị mất nước do toát mồ hôi nếu không cung cấp nước thì cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi.
- Khi mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không tắm ngay cho trẻ. Nên dùng khăn khô lau rồi cho trẻ nghỉ ngơi tầm 30 phút.
- Đổ mồ hôi đêm kèm theo các triệu chứng bất thường khác, các bạn nên đưa con em đi đến bác sĩ để nắm rõ tình hình và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Đổ mồ hôi trộm khi nào nên gặp bác sĩ?
Sau khi đã có câu trả lời ra mồ hôi trộm là bệnh gì chắc hẳn nhiều bạn sẽ phân vân không biết khi nào nên đi khám bác sĩ là hợp lý nhất. Nếu đổ mồ hôi trộm kèm theo các triệu chứng sau các bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Xảy ra thường xuyên và kéo dài
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
- Tác động đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn
- Sức khỏe suy giảm
Việc khám bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán được chính xác bệnh lý đang mắc phải từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, hy vọng với những thông tin trên đây các bạn sẽ có câu trả lời cho thắc mắc ra mồ hôi trộm là bệnh gì? Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe nhé!
Trên đây là một số phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian. Chúc các bạn thực hiện thành công và có một giấc ngủ ngon, cơ thể khỏe mạnh không còn đổ mồ hôi trộm.
5/5 – (1 bình chọn)