10 Cách trị nhức răng tại nhà vô cùng hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu.

Nhức răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến gây ra cảm giác rất khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường nhật của bất kỳ ai. Vậy nên, trong khuôn khổ của bài viết dưới đây sẽ bật mí với bạn các cách trị nhức răng đảm bảo vừa đơn giản vừa hiệu quả. Trong đó sẽ bao gồm cả cách chữa tại nhà và cách chữa tại nha khoa riêng biệt.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết nhức chân răng

Trước khi tìm hiểu các phương pháp điều trị, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết tình trạng nhức chân răng.

1.1. Nguyên nhân gây nhức chân răng

Nhức chân răng là tình trạng gây ra cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân chính có thể là do sâu răng, viêm lợi, mòn men răng hoặc bị cọ sát với răng khác hoặc do những vấn đề khác nhau.

Sau đây là cụ thể những nguyên nhân gây đau nhức chân răng phổ biến nhất:

– Sâu răng: Khi răng bị sâu, các vi khuẩn sẽ từ từ tấn công và phá hủy mô cứng bên ngoài. Nếu không được xử lý kịp thời, chúng xâm nhập vào tủy răng, gây nhiễm trùng, khiến răng bị đau nhức dữ dội.

– Viêm tủy: Khi vi khuẩn tấn công vào tủy răng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, bạn sẽ cảm thấy đau nhức vùng chân răng, nhạy cảm với các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

– Viêm nha chu: Đây là một trong những bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng, gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức. Nếu không điều trị, bệnh có thể tiến triển nhanh, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng răng, áp xe, thậm chí là mất răng.

– Mòn men răng: Nếu thường xuyên ăn đồ cứng, chà xát răng quá mạnh hoặc hay xuyên nghiến răng thì bạn có thể bị mòn men răng, khiến các dây thần kinh và mô mềm bên dưới răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị đau nhức khi gặp phải các tác động xung quanh.

– Áp xe răng: Thực chất, đây là một dạng biến chứng của nhiễm trùng nướu, răng. Bệnh sẽ gây ra đau nhức răng dữ dội, sưng mặt, khó chịu…

– Mọc răng khôn: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay mọc kẹt có thể khiến bạn bị khó chịu, đau nhức chân răng nghiêm trọng. Đây là chiếc răng mọc lên cuối cùng trên cung hàm nhưng đồng thời cũng thường xuyên gây ra nhiều phiền toái cho chúng ta.

– Nứt răng: Răng bị nứt thường xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau như tai nạn, thói quen xấu…. Nhưng triệu chứng điển hình vẫn là những cơn đau nhói hay đau nhức chân răng do các tổn thương về mặt cấu trúc răng.

Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập đến ở trên, bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức răng nếu bị stress quá nhiều, đang tiến hành điều trị các bệnh lý răng miệng hoặc bọc răng sứ…

Nguyên nhân nhức chân răngNguyên nhân nhức chân răng

1.2. Dấu hiệu nhức chân răng

Nhức chân răng là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nó thường xảy ra khi các dây thần kinh xung quanh răng và chân răng bị kích thích hoặc tổn thương, dẫn đến những cơn đau nhức đáng chú ý.

Khi răng gặp phải tình trạng trên, sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

– Đau nhức: Cảm giác đau nhức từ nhẹ đến nặng có thể kéo dài và lan rộng đến các khu vực xung quanh răng bị ảnh hưởng.

– Nhạy cảm: Bạn không chỉ cảm thấy bị đau nhức chân răng mà mỗi khi ăn hoặc uống nóng, lạnh, ngọt hoặc chua, đánh răng còn bị ê buốt răng, khó chịu.

– Sưng: Nếu nướu bị viêm hoặc bị nhiễm trùng, sẽ xảy ra tình trạng sưng tấy ở vùng xung quanh răng đau.

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt vùng xung quanh nướu, nướu có thể mưng mủ, tấy đỏ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhức buốt chân răng còn gây sốt và cơn đau lan sang sang hàm, tai và vùng đầu.

2. Nhức răng kéo dài gây ra hậu quả gì?

Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng đau nhức, ê buốt đừng chủ quan bởi những hậu quả khôn lường của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn uống, sinh hoạt và làm việc của bạn. Nếu bệnh không được xử lý kịp thời, tủy răng có thể chết và gây ra hôi miệng do thức ăn giắt trong lỗ sâu.

Cụ thể, nhức răng kéo dài nếu không được điều trị đúng lúc và đúng cách sẽ gây ra những hậu quả sau:

– Mất ngủ: Nhức răng kéo dài có thể khiến bạn đau đớn, khó chịu cả người từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể.

– Khó khăn trong ăn uống: Nhức chân răng khiến răng của bạn nhạy cảm hơn thông thường, cùng với đó tình trạng đau, buốt cũng gây khó khăn cho việc ăn uống hàng ngày.

– Lo lắng, mệt mỏi: Khi mất ngủ và ăn uống kém cộng lại do ảnh hưởng của nhức răng sẽ khiến bạn stress, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

– Viêm nhiễm: Răng cũng như các mô nướu xung quanh có thể bị viêm nhiễm và lây lan sang các mô xung quanh. Thậm chí, nướu xung quanh còn bị mưng mủ, áp xe, nhiễm trùng nặng.

– Hôi miệng: Do vi khuẩn phát triển quá mức trong khoang miệng, đặc biệt là vùng viêm nhiễm khiến hơi thở có mùi làm bạn mất tự tin khi trò chuyện với mọi người xung quanh.

– Đau đầu và đau tai: Nhức răng kéo dài có thể gây ra đau đầu và đau tai, do sự lan rộng của biến chứng nhiễm trùng hoặc viêm nướu.

– Chết tủy, mất răng: Nếu không được chữa trị, sau một thời gian bị nhức răng do sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công tủy sẽ gây chết tủy, khiến răng của bạn có thể bị vỡ, gãy, rụng.

Nhức răng kéo dài có thể gây hậu quả nào?Nhức răng kéo dài có thể gây hậu quả nào?

3. Nhức răng khi nào nên đi khám nha sĩ?

Đối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết: Nếu tình trạng nhức răng kéo dài, không giảm sau khi điều trị ở nhà, đồng thời còn xảy ra hiện tượng sưng, phù nề, đau đớn khi ăn uống hoặc có bất kỳ vấn đề liên quan tới răng nướu khác, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn bị nhức răng kéo dài cùng với mức độ nghiêm trọng, tuyệt đối không nên chủ quan và tự điều trị tại nhà. Việc sớm đi thăm khám với bác sĩ nha khoa có thể giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng nướu, phòng ngừa các vấn đề nghiêm trọng, giữ cho răng miệng của luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn nên xây dựng thói quen đi khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần để duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Khám nha khoa định kỳ là việc cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng của chúng ta. Hơn thế, với những trường hợp mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, máu khó đông, tim mạch hay người nghiện thuốc lá, từng mắc bệnh răng miệng, bà bầu, việc khám răng định kỳ sẽ càng trở nên cần thiết hơn.

Điều đó giúp kịp thời chẩn đoán và điều trị các vấn đề răng miệng, giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời tăng cường sức khỏe toàn diện của cơ thể. Vì vậy, hãy đảm bảo đến khám răng định kỳ định kỳ 6 tháng một lần và thông báo cho nha sĩ của bạn về bất kỳ tình trạng sức khỏe đặc biệt nào, để được tư vấn phương pháp chăm sóc răng miệng phù hợp nhất.

4. Top 10 cách làm hết nhức răng nhanh nhất tại nhà cực dễ làm, hiệu quả

Nếu bạn hoặc người thân chưa sắp xếp được thời gian cũng như công việc để đến nha sĩ kiểm tra, điều trị vấn đề nhức răng thì có thể áp dụng những mẹo chữa chứng nhức răng nhanh chóng ngay tại nhà dưới đây cùng chúng tôi.

4.1. Mẹo chữa đau răng tại nhà bằng cách dùng rễ lá lốt

Rễ, lá cũng như thân của cây lá lốt đều chứa các hoạt chất hữu ích cho sức khỏe con người. Trong đó, benzyl axetat là một hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm phù nề và giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng. Chính vì vậy, rễ lá lốt vẫn thường xuyên được dụng để cải thiện và ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu răng hay đau nhức răng.

Ngoài ra, lá lốt còn có tính ấm nên sẽ sở hữu công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau. Bởi vậy, trong Đông Y vẫn thường xuyên sử dụng chúng để trị phong hàn thấp và tay chân bị lạnh.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch một nắm rễ cây lá lốt và giã nát cùng với một ít muối hạt.

– Bước 2: Sau đó khi đã vệ sinh răng sạch sẽ, hãy dùng tăm bông thấm vào nước rễ lá nốt và chấm lên vị trí răng đang bị đau nhức.

– Bước 3: Giữ nguyên trong vòng 7 – 10 phút để các tinh chất trong nước cốt thấm vào răng phát huy công dụng, cuối cùng bạn chỉ cần làm sạch miệng lại bằng nước ấm là được.

Thực hiện thao tác trên mỗi ngày 2 – 3 lần để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Mẹo chữa đau răng tại nhà bằng rễ lá lốtMẹo chữa đau răng tại nhà bằng rễ lá lốt

4.2. Cách trị nhức răng tức thời bằng gừng tươi

Gừng là một trong những loại nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong nhiều món ăn và cũng có tác dụng chữa đau răng hiệu quả. Thành phần chính của chúng là gingerol, có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao, nhờ vậy nên sẽ giúp giảm đau và trị viêm hiệu quả.

Đặc biệt với trường hợp đau, nhức răng do sâu thì công dụng của gừng lại càng phát huy hiệu quả tốt hơn. Bởi nhờ các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn đang sở hữu nên gừng tươi sẽ tiêu diệt những vi khuẩn gây sâu răng, cùng với tác dụng tán hàn còn giúp xoa dịu các cơn đau nhanh chóng.

Cách thực hiện: Đầu tiên bạn hãy cạo vỏ gừng và đập dập để lấy được một ít nước. Sau đó, đắp phần gừng đã được đập dập lên chỗ răng đau và giữ chặt trong khoảng thời gian từ 10 tới 15 phút để tinh chất gừng thấm vào nướu và chỗ răng đang bị đau. Lặp lại quá trình này vài lần với phần gừng còn lại để cảm nhận rõ rệt hiệu quả giảm đau.

4.3. Cách trị nhức răng có lỗ bằng lá ổi

Có thể bạn chưa biết, trong lá ổi chứa không ít hợp chất astringents, bao gồm beta-sitosterol, avicularin, quercetin, guaijaverine. Đây đều là các chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, chúng còn giúp làm nướu săn chắc và giảm cơn đau nhức răng hiệu quả.

Nếu bạn đang bị đau răng hoặc nhức răng có lỗ do sâu răng, dùng lá ổi để chữa trị là một bí quyết dân gian vô cùng hiệu quả và với tác dụng nhanh chóng không nên bỏ qua.

Để làm giảm bớt tình trạng đau nhức răng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng, bạn nên sử dụng lá ổi non sẽ tốt hơn.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị 100 gram lá ổi non, sau đó mang đi rửa sạch và để ráo nước.

– Bước 2: Nấu 100 gram lá ổi non trong 1 lít nước đến khi cạn còn lại khoảng 2/3.

– Bước 3: Sau đó, sử dụng nước lá ổi đã để nguội để súc miệng trong ngày từ 2  -3 lần sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

4.4. Cách làm hết nhức răng nhanh nhất với trà bạc hà

Lá bạc hà có chứa các hợp chất mang tên là eugenol – một chất có tác dụng gây mát và làm tê tuyệt vời. Eugenol có khả năng làm giảm đau và sưng tấy, từ đó xoa dịu được cảm giác khó chịu một cách nhanh chóng. Do đó, chúng hoàn toàn có thể giúp giảm đau răng, nhức răng trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, với việc sở hữu hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu nên lá bạc hà còn giúp chúng ta cải thiện được tình trạng hôi miệng.

Nghiên cứu năm 2019 được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Tabriz ở Iran đã khảo sát tác dụng của một loại gel chứa chiết xuất lá bạc hà trong việc giảm đau và viêm nhiễm ở răng.

Trong nghiên cứu, 40 người đã được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, trong đó nhóm thứ nhất được sử dùng gel chứa chiết xuất từ lá bạc hà và nhóm thứ hai được sử dụng thuốc giảm đau thông thường (acetaminophen và ibuprofen). Kết quả của nghiên cứu cho thấy, nhóm sử dụng gel chứa chiết xuất lá bạc hà có mức độ giảm đau và viêm tốt hơn so với nhóm sử dụng thuốc giảm đau thông thường.

Cách thực hiện:

– Cách 1 – Dùng trà bạc hà: Để làm trà bạc hà, bạn chỉ cần ngâm bạc hà khô trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó để nguội. Trà bạc hà có thể được dùng làm nước súc miệng hoặc uống trong ngày để giảm bớt những cơn nhức răng khó chịu.

– Cách 2 – Dùng túi trà bạc hà: Để xoa dịu cơn đau răng, bạn hãy đắp túi trà bạc hà còn ấm lên chiếc răng đau trong vài phút.

Lời khuyên: Nên lặp lại cách chữa nhức răng đơn giản bằng trà bạc hà như trên thường xuyên mỗi khi cơn đau xuất hiện để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cách làm hết nhức răng nhanh nhất bằng trà bạc hàCách làm hết nhức răng nhanh nhất bằng trà bạc hà

MIỄN PHÍ TƯ VẤN CHỮA ĐAU RĂNG

Khỏi đau nhức răng 100%

3.026 lượt đăng kí

4.5. Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn bằng muối

Bạn có thể dùng muối để sát trùng vết thương và giảm đau răng cực hiệu quả. Việc súc miệng bằng nước muối loãng không chỉ giúp khử trùng miệng rất tốt, mà còn giúp loại bỏ những mảnh thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng.

Thêm vào đó, do tính kháng khuẩn của nước muối, việc sử dụng chúng còn giúp giảm viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe răng miệng. Điều đó khiến việc súc miệng bằng nước muối trở thành một biện pháp giảm đau răng an toàn và hiệu quả dành cho bạn.

Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn bằng muối thực hiện như sau:

+ Cách pha nước muối loãng dùng để súc miệng: Để có nước dung dịch nước muối loãng súc miệng, bạn có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Nếu bạn muốn tự pha, trước hết cần đun sôi 1 lít nước sạch và để nguội, sau đó pha với 9g muối để có nồng độ 0,9%.

+ Cách súc miệng nước muối loãng (nước muối sinh lý) giúp trị đau răng:

– Bước 1: Đầu tiên, hãy hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng và tránh hớp quá nhiều để không khó súc.

– Bước 2: Tiếp theo, súc miệng trong ít nhất 30 giây.

– Bước 3: Sau đó, nhổ ra và hớp ngụm thứ hai để tiếp tục súc miệng.

– Bước 4: Cuối cùng, súc miệng một vài lần bằng nước sạch để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng.

4.6. Cách trị nhức răng nhanh nhất bằng vỏ xoài

Xoài là một loại trái cây lành tính và chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe cơ thể. Ngoài ra, vỏ quả xoài còn có tác dụng cầm máu, giúp chữa đau nhức răng và xuất huyết đường ruột hiệu quả. Tất cả những điều đó đều là nhờ quả xoài cũng như vỏ của chúng chứa các hợp chất sát trùng cũng như sát khuẩn, từ đó giúp chữa đau nhức do sâu răng cũng như viêm nướu gây ra.

Tất cả những lợi ích trên đều đã được khoa học chứng minh, rất nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng xoài thực sự là một loại quả rất tốt cho sức khỏe răng miệng và an toàn cho sức khỏe người sử dụng

Cách thực hiện:

– Bước 1: Đem xoài rửa sạch.

– Bước 2: Dùng dụng cụ gọt lấy vỏ của xoài.

– Bước 3: Bỏ vỏ vào miệng và nhai thật kỹ để dịch trong vỏ xoài chảy ra thấm vào răng và nướu ngay chỗ răng sâu cùng các răng bên cạnh.

Lưu ý: Thực hiện phương pháp vài lần một ngày, mỗi lần trong 4 – 5 phút. Ngoài ra, bạn hãy kiên trì áp dụng liên tục từ 7 đến 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.7. Cách chữa đau răng hàm an toàn bằng mẹo chườm đá

Nếu bạn đang cảm thấy đau răng hay nhức răng, chườm đá có thể giúp làm giảm các cảm giác khó chịu một cách nhanh chóng. Khi bạn đặt túi chườm đá lên vùng bị đau răng, nó sẽ giúp làm co mạch máu và làm chậm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng. Quá trình đồng thời cũng làm giảm tốc độ dòng chảy và vận chuyển oxy, giúp làm giảm cơn đau răng.

Bên cạnh đó, chườm đá lạnh còn có công dụng gây tê tạm thời nên càng giúp giảm đau răng một cách hiệu quả hơn.

Chườm đá là giải pháp chữa đau răng đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Theo nhiều nghiên cứu, phương pháp trên đã được chứng minh giảm đến 50% cơn đau răng.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lấy 1 – 2 cục đá viên và bọc vào khăn sạch.

– Bước 2: Chườm khăn bọc đá lên vùng má xung quanh nơi bị đau răng.

– Bước 3: Giữ khăn bọc đá trên vùng đau khoảng 10 – 15 phút để các cơn đau từ từ giảm xuống.

– Bước 4: Nghỉ ngơi trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút trước khi chườm lại nếu vẫn cảm thấy đau.

Cách chữa đau răng hàm an toàn nhờ chườm đáCách chữa đau răng hàm an toàn nhờ chườm đá

ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ TẠI ĐÂY

Chuyên gia tư vấn phác đồ điều trị sớm nhất

3.026 lượt đăng kí

4.8. Mẹo chữa nhức răng khi dùng lá trầu không

Từ xưa đến nay, lá trầu không đã được biết đến với nhiều vai trò tốt cho sức khỏe. Hơn thế, các hoạt chất có trong lá trầu không còn có tính kháng sinh mạnh, giúp hỗ trợ giảm đau nhức răng, ngăn ngừa viêm nhiễm răng miệng và chữa sâu răng cực kỳ hiệu quả.

Bên cạnh đó, chúng còn chứa thành phần tinh dầu, nước, muối khoáng và nhiều loại khoáng chất khác như canxi, kẽm… là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Như vậy, có thể thấy rằng dùng lá trầu không trong việc chăm sóc sức khỏe là một cách an toàn để bảo vệ răng miệng và cơ thể khỏi các bệnh lý.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 10 lá trầu không tươi và 1 bát nước sạch.

– Bước 2: Rửa sạch lá trầu không và cắt nhỏ.

– Bước 3: Đun sôi lá trầu không với nước trong khoảng 10 – 15 phút.

– Bước 4: Lọc nước trầu không và để nguội.

– Bước 5: Sử dụng nước trầu không để súc miệng hàng ngày, từ 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 7 – 10 ngày để giảm triệu chứng đau nhức răng sâu.

– Bước 6: Súc miệng lại vài lần với nước để làm sạch miệng.

4.9. Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn tại nhà bằng lá bàng non

Lá bàng trong y học cổ truyền là một loại thảo mộc được sử dụng thường xuyên, bởi chúng có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, lá bàng có thể giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hại và giảm đau.

Chữa đau răng bằng cách dùng lá bàng đã được áp dụng từ lâu trong y học dân gian với hiệu quả rất đáng kể. Lá bàng không chỉ là một phương thuốc tự nhiên, đơn giản mà đây còn là một giải pháp an toàn, hiệu quả cho việc chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Bạn hãy chuẩn bị 1 nắm lá bàng non (nên hái vào buổi sáng sớm là tốt hơn cả),1/2 thìa cafe muối tinh và 250 ml nước.

– Bước 2: Sau đó bạn cho vào máy say sinh tố say cho đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt.

– Bước 3: Lọc hỗn hợp loại bỏ phần bã, thu được nước lá bàng. Hãy đổ vào 1 chai đựng nước rồi để trong tủ lạnh dùng dần.

– Bước 4: Khi bị đau nhức răng hãy ngậm một ngụm nước lá bàng và súc miệng thật kỹ. Sử dụng nước lá bàng để súc miệng lại vào các khoảng thời gian sau đây: 4 tiếng đồng hồ sau súc miệng lần 2 và sau 8 tiếng đồng hồ súc miệng lần 3.

– Bước 5: Sau khi súc miệng với nước lá bàng, rửa lại miệng bằng nước sạch.

Lưu ý: Lặp lại quy trình súc miệng hàng ngày bằng nước lá bàng non trong vòng 7 – 10 ngày để giảm triệu chứng đau nhức răng viêm lợi.

4.10. Ấn huyệt giảm đau răng tại nhà hiệu quả

Các điểm ấn huyệt trên cơ thể con người được xác định dựa trên cơ sở của đường huyệt, là các kênh năng lượng trong cơ thể. Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, khi các đường huyệt bị tắc nghẽn hoặc bị suy yếu, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu, bao gồm cả nhức răng.

Phương pháp ấn huyệt để chữa nhức răng dựa trên việc kích thích các điểm huyệt liên quan đến răng miệng. Kích thích các điểm huyệt sẽ giúp tăng lưu lượng máu và năng lượng trong khu vực đó, đồng thời giảm đau và làm giảm sưng tấy.

Bên cạnh đó, việc kích thích các điểm huyệt còn có thể giúp kích thích cơ thể tự sản xuất ra những chất giảm đau tự nhiên, giúp giảm đau tại điểm cần điều trị.

Để giảm đau nhức răng, một số huyệt hiệu quả có thể áp dụng bao gồm:

– Huyệt thương dương: Huyệt này nằm trên đường kinh thủ dương minh đại trường.

– Huyệt nhị gian: Huyệt này nằm ở vị trí chỗ lõm trước xương bàn tay của ngón trỏ và gần phía ngón tay cái.

– Huyệt hợp cốc: Huyệt này là huyệt nguyên của đường kinh thủ dương minh đại trường.

Cách thực hiện: Bạn hãy ấn các huyệt trên bằng cách sử dụng ngón tay áp lên những điểm này trong 1 – 2 phút để giảm đau răng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ liệu pháp nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ nha sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ấn huyệt cũng là cách làm giảm đau răng tại nhà hiệu quảẤn huyệt cũng là cách làm giảm đau răng tại nhà hiệu quả

!!! LƯU Ý KHI ÁP DỤNG CÁCH TRỊ  NHỨC RĂNG TẠI NHÀ:

– Những cách trị nhức răng tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không thể khắc phục dứt điểm và tận gốc tình trạng nhức răng.

– Mặc dù không phủ nhận hoàn toàn hiệu quả từ những cách chữa đau nhức răng dân gian này, tuy nhiên bạn cần thực hiện một cách khoa học.

– Nếu áp dụng các cách trị đau răng một cách thiếu khoa học hay là lạm dụng quá mức thì vấn đề đau nhức răng sẽ ngày một nặng, diễn biến trầm trọng thêm.

– Nhiều trường hợp đã bị bỏng lạnh, mòn men răng, ê buốt, đau nhức hơn do tiến hành sai cách hoặc lạm dụng những cách trị nhức răng trên. Thậm chí, bệnh sâu răng nặng còn dẫn đến biến chứng đến viêm tủy cấp, viêm nha chu, viêm quanh cuống chân răng, răng lung lay, gãy rụng dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

5. Xử lý tình huống bị nhức chân răng khẩn cấp

Nếu như bạn gặp phải những cơn đau nhức răng dữ dội, hãy áp dụng các phương pháp chữa trị khẩn cấp dưới đây.

– Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng và liều lượng để tránh gây hại cho sức khỏe.

– Sử dụng kem trị răng nhức: Có thể sử dụng các loại kem trị răng nhức như Dentek Instant Pain Relief để giảm đau tạm thời. Sản phẩm thường chứa thành phần Benzocaine, giúp làm giảm cảm giác đau nhức.

– Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm viêm và làm giảm cảm giác đau tức thì.

– Hạn chế ăn uống: Tránh ăn uống thức ăn có độ cứng cao, nóng hoặc lạnh để tránh làm tăng cảm giác đau. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế việc ăn uống khi xuất hiện các cơn đau răng.

– Tìm đến nha sĩ: Nếu tình trạng nhức răng không thuyên giảm dù đã áp dụng các cách trên, bạn nên tìm đến nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xử lý tình huống khẩn cấp khi bị nhức chân răngXử lý tình huống khẩn cấp khi bị nhức chân răng

6. Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn tại phòng khám nha khoa

Để giảm đau răng, có không ít phương pháp khác nhau nhưng để loại tình trạng đó hoàn toàn, chỉ có thể đến với một nha khoa uy tín với dịch vụ chất lượng. Tại đây, các nha sĩ sẽ giúp chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến răng nướu, từ việc lấy cao răng, chụp X quang đến điều trị răng sâu và nhổ răng. Với kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn cao, các bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh và chắc chắn như mong muốn.

Dựa vào từng nguyên nhân gây đau nhức răng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cách làm hết nhức răng vĩnh viễn quả nhất:

+ Điều trị nhức chân răng bằng phương pháp cạo cao răng: Những máng bám, cao răng chính là nguyên nhân gây bệnh viêm nướu. Vì vậy, để chữa viêm nướu răng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định lấy cao răng, sau đó là uống thuốc tại nhà. Chỉ sau vài ngày loại bỏ nơi trú ngụ của mầm bệnh, vi khuẩn gây hại và kết hợp uống thuốc, bạn sẽ thấy không còn đau nhức răng nữa. Đây là cách làm hết đau răng nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất cho bạn.

+ Cách trị nhức răng tức thời bằng phương pháp hàn trám răng: Đây là cách chữa sâu răng hiệu quả khi các lỗ sâu chưa phát triển mạnh. Bác sĩ nha khoa sẽ dùng các dụng cụ y khoa để lấy mô răng sâu ra ngoài, sau đó trám bít bằng vật liệu composite hoặc amalgam. Trám răng sâu là phương pháp chữa trị sâu răng đơn giản, không đau, chi phí lại cực kỳ tiết kiệm. 

+ Trị sâu răng tận gốc với phương pháp bọc sứ: Cách trị đau răng sâu đã bị nứt, vỡ lớn thì bọc sứ kết hợp lấy tủy sẽ ngăn ngừa tối đa nguy cơ sâu răng tái phát lại. Đây là cách chữa đau nhức răng dùng một mão sứ có hình dáng giống hệt răng thật để chụp lên bên ngoài giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng tự nhiên của bạn.

+ Cách hết nhức răng cuối cùng là nhổ răng: Sâu răng nặng, viêm tủy hoại tử, lung lay nghiêm trọng, không thể khắc phục bằng cách hàn trám hay bọc sứ thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Đây là cách trị nhức răng hiệu quả nhất khi không thể giữ lại răng gốc, nhằm ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn phục hình răng giả để ngăn chặn các ảnh hưởng xấu trong tương lai và đảm bảo chức năng ăn nhai cho bạn.

Đau nhức răng tuy là vấn đề phổ biến, nhưng nhiều trường hợp đây lại là cảnh báo cho tình trạng răng miệng của chúng ta đang gặp vấn đề nào đó như sâu răng, viêm nha chu…

Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn tại phòng nhaCách làm hết nhức răng vĩnh viễn tại phòng nha

7. Cách phòng ngừa nhức chân răng

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, ăn uống lành mạnh và khám nha sĩ định kỳ là những cách phòng ngừa nhức chân răng cũng như bệnh lý răng miệng tốt nhất.

7.1. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Ngoài việc đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng kem đánh chứa Fluoride, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng đúng cách quen thuộc, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả:

–  Thực hiện kỹ thuật đánh răng đúng cách: Đánh nhẹ nhàng, theo chiều dọc của răng từ trên xuống dưới trong khoảng 2 phút để làm sạch kẽ răng một cách kỹ lưỡng, tránh làm tổn thương răng nướu.

– Dùng dụng cụ chải lưỡi: Nhằm loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa tích tụ trên lưỡi.

– Dùng nước súc miệng đúng cách: Chỉ nên súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần súc ngậm trong miệng khoảng 30 giây, không nên súc miệng quá nhanh hoặc quá lâu để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch của sản phẩm.

– Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần: Nếu để bàn chải quá mòn hoặc sử dụng quá lâu, hiệu quả làm sạch sẽ giảm xuống cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ nhiều hơn.

– Không dùng chung vật dụng cá nhân: Để phòng ngừa nhức chân răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác, bạn nên tránh dùng chung bàn chải, dụng cụ chải lưỡi, ống hút, máy tăm nước… với người khác.

7.2. Áp dụng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống luôn được các chuyên gia y tế khuyến khích để phòng ngừa bệnh tật, bao gồm cả nhức chân răng. Bởi chế độ ăn uống cũng như lối sống thường ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe toàn thân.

– Ăn uống đầy đủ các nhóm chất, ưu tiên thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin D, kẽm, probiotic… sẽ giúp tăng đề kháng, đồng thời duy trì hàm răng chắc khỏe.

– Uống đủ 2 lít nước hàng ngày hỗ trợ miễn dịch hoạt động tốt hơn, ngừa khô miệng, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

– Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia cũng như các chất kích thích khác. Bởi chúng không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mà còn tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng răng, viêm nha chu…

– Hạn chế ăn uống những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ, cay nóng. Đây đều là những thực phẩm làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám, khiến răng nhạy cảm.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể, phòng ngừa nhức chân răng.

– Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress sẽ giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, tinh thần cũng được thoải mái hơn.

Phòng ngừa nhức chân răng Phòng ngừa nhức chân răng

7.3. Khám nha khoa định kỳ

Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần là một thói quen tốt để duy trì sức khỏe răng miệng. Khi bạn thực hiện thăm khám định kỳ, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra và làm sạch răng của bạn, loại bỏ mảng bám, cao răng và các cặn bẩn trên răng, giúp ngăn ngừa sự tăng sinh của vi khuẩn gây hại và sự tiến triển của các vấn đề răng miệng.

Bên cạnh đó, điều trên cũng cho phép nha sĩ phát hiện các vấn đề sớm, trước khi chúng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Từ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đảm bảo rằng bạn giữ được nụ cười tươi tắn và răng miệng khỏe mạnh.

Do đó, hãy đặt lịch hẹn với nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo răng sức khỏe răng miệng của bạn luôn được giữ gìn và phát triển tốt.

Như vậy thông qua những chia sẻ trên, ắt hẳn bạn đã bỏ túi được cho mình rất nhiều cách trị nhức răng đầy hữu ích cho mình. Tuy nhiên có thể thấy rằng, dù các cách tại nhà luôn mang đến hiệu quả nhất định và giúp bạn tiết kiệm được một khoảng chi phí không nhỏ, nhưng để chữa đau nhức răng một cách dứt điểm thì việc đến nha khoa thăm khám là điều không nên chậm trễ.