10++ Cách Trị Ho Cho Bà Bầu Nhanh Chóng Và An Toàn
Mẹ bầu bị ho – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Những lưu ý khi áp dụng mẹo trị ho cho bà bầu
Lê chưng đường phèn, dùng lá hẹ hấp, uống trà gừng mật ong và ăn cháo tía tô là một số cách trị ho cho bà bầu an toàn và có thể thực hiện tại nhà. Áp dụng các mẹo chữa này đều đặn kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học có thể giảm nhanh cơn ho và cải thiện một số triệu chứng đi kèm như sổ mũi, đau họng, nghẹt mũi,…
Mục Lục
Hướng dẫn 10 + + cách trị ho nhanh cho bà bầu an toàn
Phụ nữ mang thai – nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ bị ho do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi và viêm xoang. Nguyên nhân là trong thời điểm này, hormone thay đổi đột ngột khiến hệ miễn dịch và thể trạng suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập.
Thông thường, các bệnh lý này được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, long đờm, hạ sốt và giảm ho. Tuy nhiên mẹ bầu có thể gặp phải tác dụng phụ và rủi ro khi sử dụng các loại thuốc kể trên.
Vì vậy với những trường hợp ho nhẹ, bạn có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để long đờm, giảm kích thích cổ họng, cải thiện cơn ho mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
1. Giảm ho cho bà bầu bằng lê hấp đường phèn
Lê hấp đường phèn là cách trị ho cho bà bầu được áp dụng khá phổ biến. Theo y học cổ truyền, quả lê có vị hơi chua, ngọt, thanh mát, tác dụng giảm ho, nhuận phế và tiêu đờm.
Dùng lê hấp đường phèn giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và cải thiện tình trạng đờm ứ. Ngoài ra lê còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng và nâng cao sức đề kháng cho sản phụ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả lê tươi và 1 ít đường phèn
- Cắt bỏ phần cuống và nạo phần hạt bên trong
- Giã đường phèn rồi cho vào quả lê và đem hấp trong khoảng 15 phút
- Đem ra để nguội, dùng ăn cả nước lẫn cái để cải thiện tình trạng ho khan và ho có đờm
Mẹ bầu nên dùng từ 1 – 2 quả lê hấp đường phèn cho đến khi chứng ho thuyên giảm. Bên cạnh đó nên giữ ấm cơ thể để tránh cảm lạnh và ho kéo dài.
2. Trà gừng mật ong giảm ho do cảm lạnh ở mẹ bầu
Ngoài ra, mẹ bầu bị ho do cảm lạnh cũng có thể uống trà gừng mật ong để giảm triệu chứng. Gừng tươi chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống viêm đường hô hấp và ức chế RSV – virus gây ra bệnh cảm lạnh.
Bên cạnh đó, mật ong còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ ức chế nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 4 – 5 thìa cà phê mật ong và 1 củ gừng tươi
- Rửa sạch củ gừng và thái thành từng lát mỏng
- Cho vào tách rồi đổ khoảng 300ml nước sôi vào
- Hãm trong 15 phút, sau đó cho mật ong vào khuấy đều
- Uống khi trà còn ấm, có thể ăn kèm lát gừng tươi để giảm ho và đau họng
Gừng có tác dụng chống đông máu vì vậy mẹ bầu chỉ nên sử dụng thảo dược này với liều lượng phù hợp. Dùng quá nhiều gừng có thể gây chảy máu bất thường, đầy bụng, ợ nóng, đau thượng vị,…
3. Trị ho cho bà bầu với tắc chưng mật ong
Quả quất (tắc) thường được dùng để trị ho do có đặc tính kháng khuẩn, long đờm và chống viêm. Ngoài ra tắc còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch của mẹ bầu. Do đó dùng tắc chưng mật ong đều đặn có thể giảm cơn ho và cải thiện chứng đau họng, nghẹt mũi,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 4 – 5 quả tắc tươi và 1 ít mật ong
- Rửa sạch tắc và cắt làm đôi
- Cho tắc và mật ong vào chén, sau đó đem hấp cách thủy trong 15 phút
- Đem ra để nguội bớt và dùng cả nước lẫn cái
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể pha nước tắc mật ong ấm để làm dịu cổ họng, tiêu đờm và cải thiện chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm,…
>> Xem thêm: 7 Cách chữa ho bằng quả quất
4. Trà bạc hà giảm ho nhanh cho mẹ bầu
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể giảm nhanh cơn ho và cải thiện triệu chứng đau họng với trà bạc hà. Hoạt chất axit rosmarinic trong thảo dược này có tác dụng chống viêm và hỗ trợ ức chế virus gây nhiễm trùng.
Hơn nữa, menthol trong lá bạc hà có khả năng làm mát cổ họng, long đờm và giảm ho nhanh. Ngoài ra, tinh dầu từ thảo dược này còn giúp giảm chứng buồn nôn và nôn mửa ở mẹ bầu bị chứng ốm nghén.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi và 1 ít đường
- Rửa sạch bạc hà và để ráo nước
- Vò xát lá bạc hà rồi cho vào tách
- Đổ khoảng 300ml nước đun sôi vào và hãm trong khoảng 15 phút
- Thêm đường vào và uống khi trà còn ấm
Với những mẹ bầu bị nôn mửa và ho nhiều, có thể gia thêm gừng tươi xắt sợi vào trà để tăng tác dụng chống nôn, giảm ho và long đờm.
5. Xông hơi sả giúp giảm ho và trị nghẹt mũi
Nếu ho đi kèm với triệu chứng nghẹt mũi và sổ mũi, bà bầu có thể xông hơi sả để dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài, giảm tình trạng đờm ứ ở cổ họng và cải thiện ho khan, ho có đờm. Ngoài ra sả còn có mùi thơm dễ chịu, giúp mẹ bầu thư giãn và giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực.
Thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 4 – 6 cây sả và 1 ít lá chanh
- Rửa sạch nguyên liệu, sau đó đập dập sả và vò nát lá chanh
- Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho nguyên liệu vào
- Đun thêm 10 phút rồi tắt bếp
- Sau đó xông hơi trong khoảng 15 phút để giảm sổ mũi, nghẹt mũi và cải thiện tình trạng ho có đờm
6. Cháo tía tô giải cảm và trị ho cho bà bầu
Mẹ bầu bị ho do cảm có thể ăn cháo tía tô để giảm ho và giải cảm nhanh. Theo dân gian lưu truyền, lá tía tô có tác dụng an thai, hóa đờm và tán phong hàn. Vì vậy ngoài tác dụng điều trị bệnh, cháo tía tô còn giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 100g gạo tẻ, 1 ít lá tía tô, gừng tươi và trứng gà
- Ngâm gạo cho mềm rồi đem nấu thành cháo
- Rửa sạch gừng và tía tô, sau đó xắt thành sợi
- Khi cháo đã nhừ, đập 2 quả trứng gà vào và khuấy đều
- Tắt bếp, nêm thêm gia vị vừa ăn và cho lá tía tô, gừng tươi vào trộn đều
- Nên ăn món cháo này khi còn nóng
Sau khi ăn cháo tía tô, người sẽ đổ nhiều mồ hôi, hạ sốt, giảm đau họng và ho đáng kể. Ngoài ra mẹ bầu có thể kết hợp cách này với mẹo xông hơi với sả để tăng tác dụng chữa bệnh.
Kết hợp ăn cháo tía tô với bài thuốc này, bệnh ho chẳng mấy mà khỏi
Còn chần chừ gì nữa mà không CLICK NGAY để xem đó là bài thuốc nào
7. Nước ép củ cải trắng trị ho do viêm họng
Theo Đông Y, củ cải trắng có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, nhuận phế, tiêu đờm và giảm ho. Dùng thảo dược này có thể cải thiện tình trạng ho do viêm họng ở mẹ bầu.
Bên cạnh đó, củ cải trắng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng và chán ăn ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị ½ củ cải trắng và 1 ít mật ong
- Rửa sạch củ cải, sau đó cắt thành miếng nhỏ rồi đem giã lấy nước
- Trộn với 2 thìa mật ong và dùng uống 2 – 3 lần/ ngày
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể bổ sung các món ăn từ củ cải như củ cải xào thịt, canh củ cải hầm xương,… để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ làm giảm chứng ho.
8. Trị ho cho bà bầu bằng tỏi nướng
Tỏi chứa hàm lượng allicin cao, có tác dụng giảm viêm đường hô hấp và hỗ trợ ức chế virus gây ho, viêm họng, cảm lạnh,…
Bên cạnh đó tỏi còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin C, hợp chất chống oxy hóa, magie, kali. Thành phần dinh dưỡng có trong tỏi giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng trong thời gian đầu thai kỳ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 – 2 củ tỏi tươi
- Rửa sạch và cắt bỏ phần đầu
- Đem nướng trong khoảng 20 phút
- Để nguội bớt rồi bóc vỏ và dùng tỏi ăn trực tiếp
- Mỗi ngày nên dùng từ 1 – 2 củ tỏi nướng
Ngoài cách dùng tỏi nướng, mẹ bầu có thể tham khảo thêm một số mẹo trị ho bằng tỏi khác như ngậm tỏi tươi, dùng nước ép tỏi hoặc bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng.
9. Trà mật ong quế giúp mẹ bầu giảm ho
Quế có vị cay ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, làm ấm cơ thể, thông kinh mạch và trừ phong hàn. Dùng trà quế mật ong có thể giảm tình trạng cảm lạnh, sổ mũi và ho ở mẹ bầu.
Chuẩn bị:
- 3 – 5 thìa mật ong và 1g quế
- Đổ nước sôi vào tách, cho quế vào hãm trong khoảng 10 phút
- Sau đó hòa với mật ong và dùng uống trực tiếp
Lưu ý: Phụ nữ mang thai tránh dùng quá 2g quế/ ngày vì dược liệu này có tác dụng hoạt huyết, dễ gây chảy máu và sảy thai nếu dùng quá liều.
10. Lá hẹ hấp giảm ho và đau cổ họng
Dùng lá hẹ là một trong những cách trị ho cho bà bầu an toàn và được sử dụng phổ biến. Lá hẹ chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn (odorin, saponin), giúp ức chế virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm viêm và tiêu đờm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi
- Rửa sạch và để ráo nước
- Cắt thành từng khúc vừa phải rồi cho vào chén
- Hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy trong 20 phút
- Để nguội bớt rồi chắt lấy nước uống và ăn cả lá hẹ để tăng tác dụng chữa trị
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung một số món ăn từ lá hẹ để tăng tác dụng chữa ho, giảm đau bụng và nâng cao sức đề kháng.
11. Bài thuốc nam chữa ho của Trung tâm thừa kế & ứng dụng Đông y Việt Nam
Sau hơn 10 năm hình thành, Trung tâm thừa kế & ứng dụng Đông y Việt Nam đã bào chế thành công nhiều bài thuốc nam giúp đặc trị các bệnh liên quan đến xương khớp, mề đay, phụ khoa, sỏi thận,… Được đánh giá thành công và được nhiều người biết đến hơn cả là bài thuốc đặc trị bệnh ho với tên gọi Thanh Hầu Bổ Phế Thang.
Các thành phần chính có trong bài thuốc là kha tử, phật thủ, quất hồng bì, sơn trà, bạch nghệ, tân chỉ,…Theo Thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn tại Trung tâm, bài thuốc này được hình thành dựa trên nguyên lý “Bổ chính khu tà”, giúp chữa bệnh từ gốc đến ngọn và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
12. Bài thuốc chữa ho gia truyền 150 năm tuổi của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Được nghiên cứu và hình thành cách đây hơn 1 thế kỷ, hiện bài thuốc chữa ho Đỗ Minh Đường đã được tối ưu, hoàn thiện bởi lương y Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc – cố vấn y khoa trên các chương trình truyền hình uy tín như:
-
Khỏe thật đơn giản – Đài truyền hình VTV2
-
Sống khỏe mỗi ngày – Đài truyền hình VTV2
-
Góc nhìn người tiêu dùng – Đài truyền hình VTC2
Bằng chuyên môn và kinh nghiệm của mình, lương y Tuấn đã kế thừa bài thuốc xưa của dòng họ và gìn giữ, phát triển đến tận bây giờ. Sở dĩ bài thuốc chữa ho Đỗ Minh Đường phát huy tác dụng toàn diện nhờ bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, điển hình như: Bách bộ, cát cánh, xạ can, kha tử, xài đất, mạch môn cùng hơn 40 loại dược liệu quý khác được kết hợp theo tỷ lệ vàng bí truyền, cho ra bài thuốc hoàn chỉnh tuân thủ đúng cơ chế trị bệnh từ gốc tới ngọn của y học cổ truyền.
Theo đó khi chữa ho với bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, mọi người sẽ cảm nhận thấy những tác dụng tuyệt vời như:
Thông thường các bài thuốc của Đỗ Minh Đường đều là thuốc bốc theo thang. Tuy nhiên, nhận thấy nhiều người không có thời gian đun sắc thuốc nên nhà thuốc có dịch vụ bào chế thuốc thành dạng cao cho những ai có nhu cầu. Nhờ đó người bệnh khi dùng sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều.
Điểm đổi mới này của nhà thuốc cũng được nghệ sĩ Xuân Hinh, diễn viên Hoa Thúy, diễn viên Lê Bá Anh – những người từng trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh tại Đỗ Minh Đường, đánh giá cao. Cụ thể, danh hài Xuân Hinh đã điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc nam Đỗ Minh Đường trong vòng 2 tháng, diễn viên Hoa Thúy với 3 tháng dùng thuốc chữa viêm xoang dòng họ Đỗ Minh Đường và diễn viên Bá Anh có 2 tháng chữa yếu sinh lý.
Đặc biệt, nhờ việc chú tâm phát triển vườn dược liệu sạch từ nhiều năm về trước như vậy, nên nhà thuốc luôn chủ động trong khâu nguyên liệu, đảm bảo thành phần thảo dược trong bài thuốc trị ho hay bất cứ bài thuốc nào khác của Đỗ Minh Đường đều có nguồn gốc rõ ràng, nói không với rác thuốc, tân dược. Chính điều này đã phần nào làm nên tính hiệu quả, an toàn của bài thuốc. Giải thưởng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng” được trao cho Đỗ Minh Đường vào năm 2017 cũng một phần nhờ lí do này.
Những lưu ý khi áp dụng mẹo trị ho cho bà bầu
Các cách trị ho cho bà bầu được đề cập trong bài viết chủ yếu tận dụng thảo dược tự nhiên nên có độ an toàn cao và ít gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên các mẹo chữa này thường có tác dụng chậm nên khi áp dụng bạn cần lưu ý:
- Phải áp dụng các mẹo chữa trên 2 – 3 lần/ ngày và dùng liên tục cho đến khi chứng ho thuyên giảm. Thực hiện không đều có thể khiến ho kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Với các thảo dược tự nhiên có thể ảnh hưởng đến thai nhi như quế và gừng, mẹ bầu nên dùng với liều lượng thích hợp và cần tránh tình trạng lạm dụng.
- Bên cạnh các mẹo chữa tại nhà, bạn cần uống nhiều nước, ăn uống điều độ, dành thời gian nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể để hỗ trợ làm giảm chứng ho và cải thiện các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Mẹ bầu bị ho – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ho là triệu chứng thường gặp do niêm mạc hô hấp bị kích thích. Với người bình thường, triệu chứng này thường ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay làm phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên phụ nữ mang thai bị ho kéo dài và ho dữ dội có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:
- Triệu chứng ho không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà
- Ho có mức độ dữ dội và dai dẳng
- Ho đi kèm với tình trạng sốt cao, ớn lạnh và khó thở
Hy vọng qua 10 cách trị ho cho bà bầu được tổng hợp trong bài viết, bạn có thể giảm cơn ho và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên nếu nhận thấy bệnh có mức độ nghiêm trọng, mẹ bầu nên chủ động thăm khám để tránh các trường hợp đáng tiếc.