1 số mẹo cho trẻ ăn dặm đúng cách- công cụ cần thiết – Be Dental

Giao đoạn từ trong bụng mẹ đến lúc bé tròn 3 năm tuổi sẽ là “giai đoạn vàng” trong sự phát triển của con người. Với các chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc đúng cách, khoa học sẽ giúp cho con trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đặc biệt là trí thông minh, trí nhớ. 

 Các mẹ phải bổ sung cho các con nguồn dinh dưỡng đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Nhưng thế nào để con có thể tiếp nhận tất cả những nguồn dinh dưỡng ấy một cách tốt nhất và hiệu quả? 

Một số mẹ có hỏi con đang bú sữa thì khi nào bắt đầu ăn dặm cho bé, ăn bột cháo được?

Các bé cần 1 giai đoạn nữa là ăn dặm. Giai đoạn này rất quan trọng vì ảnh hưởng đến các giai đoạn sau của bé. 

 Mẹ nào cũng muốn bé yêu của mình mạnh khoẻ và phát triển bình thường. Khi đó hàng trăm câu hỏi hiện lên trong tâm trí của các mẹ như: “Khi nào bé sẽ ăn dặm trở lại?”, “Bé vào tuổi ăn dặm có vấn đề gì không?”, “trẻ mới ăn dặm cần ăn gì?” hay “Cho bé ăn dặm đúng cách?”. 

 Các mẹ đừng lo lắng! Hãy tham khảo những bài viết hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm theo cách của Nha Khoa Bedental để có được cách chăm sóc tối ưu nhất cho bé yêu của mình! 

cách cho trẻ ăn dặm đúng cách

Tại sao bé cần ăn dặm? Mấy tháng cho bé ăn dặm được?

Tại sao bé cần ăn dặm?

 Ăn dặm có thể hiểu là giai đoạn ngoài bú sữa mẹ thì bé cần được bổ sung dưỡng chất từ các nguồn thức ăn khác. Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn với cả mẹ và bé. Có nhiều mẹ rưng rưng nước mắt khi nhìn con mình ăn xong sau lại nôn trớ ra. Hay có những lúc mẹ tức phát khóc khi con cứ bặm môi lại và khạc thức ăn ra. Tất cả là do mẹ không cho bé ăn dặm đúng quy cách.

Không có đứa trẻ nào khi sinh ra có thể đi đứng dễ dàng, việc làm quen với thức ăn cũng vậy, bé phải có thời gian và đúng quy cách cũng như theo từng giai đoạn

Ăn dặm sẽ cho bé tiếp xúc với các thức ăn đa dạng, có rất nhiều dưỡng chất mà sữa mẹ không đáp ứng được. Từ đó giúp bé phát triển khoẻ mạnh, tăng chiều cao tốt, tăng cân và bé sẽ ít bị ốm đau hơn.

Vậy khi nào bắt đầu ăn dặm cho bé? Mấy tháng cho bé ăn dặm?

Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các mẹ bầu cần cho con ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Trong 5 – 6 tháng đầu tiên nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là đã đủ cho bé. Có những mẹ mong muốn con lớn sớm và cho bé ăn dặm trước. Nhưng đó là một trong nhiều sai lầm của các mẹ trẻ. 

 Chú ý: trẻ 4 tháng tuyệt đối không nên cho ăn dặm 

 Giai đoạn trước 5 – 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của bé còn khá non nớt nên bất cứ “thức ăn lạ” nào ngoài sữa mẹ đều sẽ tác động xấu lên bé. Bé sẽ bị tiêu chảy, nôn trớ, táo bón. .. nghiêm trọng hơn có thể nhập viện. 

 Đặc biệt khi bé ăn dặm sớm thì sẽ dẫn đến bụng bị đầy và từ đó kén sữa hơn. Như đã nói ở trên thì trong giai đoạn này sữa mẹ là quan trọng nhất và thiết yếu nhất cho sự tăng trưởng của bé. Vì vậy các mẹ thương con nhưng phải biết yêu đúng cách. Đừng nôn nóng muốn con nhanh lớn mà lại làm hại cho con nhé! 

Những dấu hiệu mẹ cần chú ý khi bé “sẵn sàng” ăn dặm

Tuỳ cơ địa và thể trạng của từng bé nên giai đoạn ăn dặm cũng khác nhau. Như đã trả lời câu hỏi: mấy tháng cho bé ăn dặm ở trên thì Bé tròn 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm theo khoa học. Một số bé khác bắt đầu muộn hơn nhưng muộn nhất là từ 7 tháng tuổi. 

Những dấu hiệu mẹ cần chú ý khi bé "sẵn sàng" ăn dặm

Các mẹ hãy tham khảo một số dấu hiệu dưới đây khi bé đã sẵn sàng bước vào thời kỳ ăn dặm 

 – Cân năng bé tăng nhanh chóng, có lúc gần gấp đôi so với cân nặng lúc mới chào đời 

 – Trẻ đã biết tự ngồi, đầu bé dựng đứng để mẹ dễ dàng bốc thức ăn 

 – Lưỡi của bé không còn đẩy thức ăn hay thứ gì đó ra ngoài 

 – Môi dưới của bé sẽ tự động mở ra để nhận thức ăn mẹ cho 

 – Sau khi bú sữa mẹ, bé khóc và đòi thêm và sẽ muốn ăn sớm hơn để 

 – Đặc biệt: vận động toàn thân của bé tăng dần. Bình thường bé vẫn nằm im, chân tay cử động nhẹ nhàng. Sau 1 đến 2 tuần bé muốn xoay mình, tự gập chân và vận động mạnh lên. Đây là lúc các mẹ cần nhận ra rằng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là không đủ để cung cấp nhu cầu cho mọi hoạt động của bé. 

 Những biểu hiện khác: hay cáu kỉnh và mút tay, bé ngủ ban ngày không ngon giấc và sáng dậy sớm thấy đói và đòi ăn dặm. 

Những giai đoạn cho bé ăn dặm đúng cách

Giai đoạn 1: làm quen và ăn bột

Giai đoạn này bắt đầu từ 6 tháng tuổi hoặc các mẹ nhìn thấy bé đã có những dấu hiệu trên khi bé đã được 5 tháng tuổi. Đây là giai đoạn khó khăn và vất vả nhất của cả mẹ và con. 

 Việc nấu bột ăn dặm cho bé ngay lần đầu tiên của cả mẹ không hề đơn giản. Vì mẹ không biết trẻ mới ăn dặm cần ăn gì. Cũng như khẩu vị và hương vị của bé không giống người lớn. Cách nấu cháo cũng cần được nghiên cứu loại bỏ những thành phần có hại cho bé. Nếu không mẹ sẽ mắc phải nhiều sai lầm khi cho bé ăn dặm 

 Nếu mẹ muốn con ăn ngon miệng cũng như đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học thì mẹ nên tham khảo công thức ăn dặm của Nha khoa Bendental . Với nghiên cứu và công thức hơn 100 năm của người Nhật thì bé của mẹ sẽ phát triển toàn diện mà còn thông minh nữa đấy. 

Giai đoạn 2: làm quen và ăn cháo

Sau khi bé ăn dặm từ 3 – 4 tháng, nghĩa là bé nhà mình đã được 9 – 10 tháng tuổi. Lúc này bé đã quen dần với những màu sắc và mùi vị của các loại thực phẩm. Mẹ hoặc bố đã có thể nấu cơm để bé ăn. Một điều cần chú ý là bé cần ăn đầy đủ 4 loại dinh dưỡng và bé cần có thêm thịt, cá, trứng. .. Nhiều mẹ chỉ hầm nước xương và đem nấu cháo cho con. Như vậy là ăn không đủ và thiếu dưỡng chất rất cần thiết đối với bé. 

 Trong giai đoạn này, tình trạng biếng ăn và ăn kém của bé sẽ diễn ra liên tục vì vậy các mẹ phải biết cách cho con ăn dặm đúng cách để giúp cải thiện tình trạng trên đấy! 

Giai đoạn 3: làm quen và ăn cơm

Tới giai đoạn này thì mẹ và con đã có thể thoải mái ăn với nhau chưa. Làm sao để biết bé đã qua giai đoạn ăn cơm? Đó là khi mẹ cảm thấy bé nhà mình đã có đủ 20 chiếc răng nhỏ xinh để nuốt cơm. Ba mẹ phải chọn loại gạo ngon, nấu cơm kĩ cho con, thức ăn phải và rau củ phải thái thật nhỏ để con không bị nghẹn đấy mẹ ạ! 

 Thật không có gì hạnh phúc hơn khi hai mẹ con ăn với nhau và con bảo rằng: “cơm ngon lắm mẹ ơi!” Đây cũng là mong ước và niềm vui của tất cả những người làm mẹ, làm cha khi thấy mình con mình ăn uống và phát triển tốt. Nếu mẹ đã qua giai đoạn này thì Nha Khoa Bedental xin gửi lời cảm ơn tới mẹ và con. Nhưng để tới được đây, mẹ phải biết cách cho con ăn dặm đúng cách. Cùng xem những chia sẻ của chuyên gia bên dưới đây nhé! 

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách của chuyên gia

Khi mới vào đời bé bú mẹ như một bản năng khó tách rời và trong khoảng 5 – 6 tháng đầu tiên bé đã dần làm quen với mùi vị ngọt ngào của sữa mẹ. Nên việc cho bé ăn những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ sẽ làm bé cảm thấy lạ lẫm và không muốn ăn. Vì vậy, mẹ cần cho con ăn dặm đúng phương pháp và có khoa học nhằm bảo vệ sức khoẻ cũng như sự tăng trưởng của bé về sau này. 

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách của chuyên gia

Sự quan trọng của việc cho trẻ ăn dặm đúng cách

–Cho con ăn dặm không đúng cách để lại những hậu quả nghiêm trọng sau này cho bé. Đầu tiên phải nói đến đó là khả năng tiêu hoá của bé. Cho bé ăn dặm đúng cách sẽ giúp bé hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và đúng cách mà không có tác dụng phụ xảy đến như: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ. .. 

 – Việc phối hợp các thực phẩm không đúng cách sẽ sẽ sản sinh ra chất có hại. Việc cho bé ăn dặm đúng cách phải căn cứ trên khoa học nên mẹ không được làm khi chưa hiểu hết các thành phần của sản phẩm. 

Có 3 cách cho trẻ ăn dặm đúng cách để tránh tình trạng này:

  + Mẹ nên sử dụng cháo ăn dặm ở nhà với sự hướng dẫn của các bác sĩ dinh dưỡng nhằm giúp bé được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cùng một bữa mà không có độc hại. 

 + Cách thứ hai mẹ nên tìm hiểu cách chế biến thực phẩm sao để bé ăn dặm đúng cách. 

 + Cách thứ ba, nếu mẹ tự chế biến cho bé thì nên chọn từng thực phẩm riêng biệt nhằm giúp bé làm quen với mùi vị, sau đó mẹ sẽ biết được món ăn ưa thích của con hoặc sở ghét của con mà điều chỉnh cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 

 – Cho bé ăn dặm đúng cách sẽ kích thích khả năng nhai hay phản xạ nhai của bé phát triển. Hiện nay có nhiều trường hợp bé chỉ nhai chứ không nuốt thức ăn. Đó là do trong quá trình ăn dặm không đúng cách khiến phản xạ nhai của bé kém nên bé hay cắn và làm cho mẹ khó chịu bực tức 

6 nguyên tắc mẹ phải nhớ để cho bé ăn dặm đúng cách

Theo khuyên cáo của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kì AAP những nguyên tắc dưới đây mẹ cần phải ghi nhớ để cho bé ăn dặm đúng cách, khoa học và đảm bảo dinh dưỡng cho bé 

  • Nguyên tắc 1: Lựa chọn đúng thời điểm để bắt đầu cho bé ăn dặm

Như Nha khoa Bedental đã trình bày ở trên thì những trẻ sinh ra có sức khoẻ cũng như thể chất khác nhau. Chính vì vậy giai đoạn ăn dặm cũng theo đó có những thay đổi. Những trẻ đặc biệt thường sẽ ăn dặm lúc 6 tháng tuổi. Với lời khuyên của chuyên gia về Khi nào nên cho trẻ ăn dặm ở trên hy vọng mẹ sẽ hiểu đúng và phòng tránh được các tác động xấu nhất và đặc biệt nguy hiểm đến con. 

 Không có bé nào mới sinh mà có thể đi hay chạy được. Việc ăn thực phẩm nào ngoài sữa mẹ cũng cần có thời gian theo từng giai đoạn để thích ứng. 

  • Nguyên tắc 2: Ăn ít giai đoạn đầu và tăng dần khẩu phần về sau

Mẹ nào cũng muốn bé yêu của mình ăn thật no thật nhiều cho mau lớn và mạnh khoẻ. Nhưng để đạt được mong muốn đó một cách trọn vẹn nhất, mẹ phải thực sự kiên trì trong giai đoạn đầu. Hãy cho bé ăn một cách khoa học và chậm rãi từ ít đến nhiều. Hệ tiêu hoá của bé trong giai đoạn đầu phát triển khá non và yếu nên việc cho bé ăn thường xuyên dễ dẫn đến tổn thương dạ dày của bé nếu vận động quá mạnh hoặc gắng sức. Từ nhỏ bé sẽ dễ bị vấn đề về dạ dày khi lớn. 

 Trẻ mới ăn dặm mẹ nên cho bé ăn 1 – 2 thìa bột pha loãng, sau đó nâng dần khẩu phần lên 1 ⁄ 4 chén, 1/3 chén. .. 

 Đặc biệt nếu bé không muốn ăn hay ăn khó khăn thì mẹ hãy cho con uống 1 ít sữa sau đó lại tiếp tục cho ăn. Kiên nhẫn lên mẹ nhé! Bé nhà mình sẽ lớn nhanh chóng thôi 

 Việc cho ăn như vậy sẽ giúp bé vừa có thể thích nghi với thực phẩm mới cũng như là không quá no để từ chối bú sữa mẹ. 

  • Nguyên tắc 3: Cho bé ăn dặm đúng cách với bột loãng rồi mới đến bột đặc

Dưới đây là sơ đồ các giai đoạn và công thức nấu: cháo cho bé ăn. Hãy cho bé ăn thật lỏng giai đoạn đầu và đặc dần về sau mẹ ạ! 

  •  Nguyên tắc 4: Cho bé ăn từ vị ngọt chuyển dần qua vị chua 

 6 tháng sau khi bé trào sinh, bé mới quen với sữa mẹ. Việc cho bé ăn các thực phẩm mặn ngay sẽ làm cho bé không hấp thụ được nữa. Bé chỉ thích uống sữa của mẹ và tránh các đồ ăn mặn. 

  •  Nguyên tắc 5: Chén cháo giàu dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm

Chén cháo giàu dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm

Hãy làm cho bữa ăn của bé phong phú và đa dạng với các thực phẩm trong 4 nhóm chính dưới đây để cung cấp đầy đủ vitamin cũng như một số dưỡng chất thiết yếu cho bé như: sắt, vitamin A, B, E, protein. .. 

 – Đường, tinh bột: gạo, lúa mì, ngô, . .. 

 – Đạm: thịt gà, thịt heo, cá đồng, tôm, cua, . .. 

 – Sơ (rau, củ, quả) : cà chua, khoai tây, súp lơ xanh, rau bina, cải bó xôi, . .. 

 – Béo: 1 thìa dầu ăn nhỏ trên mỗi chén cháo của bé 

 Khi trẻ đang ăn dặm mẹ nên thử cho bé ăn các thực phẩm khác như: rau xanh, cá đồng trước để bé làm quen và xem có phản ứng gì không. Nếu bé tiếp thu tốt chứng tỏ bé hoàn toàn khoẻ mạnh và đã sẵn sàng cho ăn thử các món mới khác của mẹ. Tuy nhiên quá trình ăn mỗi bé cần 4 đến 5 ngày và nên ăn dần. 

 Mẹ nên mua những loại đồ ăn này ở các địa chỉ uy tín sẽ giúp bé ăn ngon miệng và khoẻ mạnh hơn. 

  • Nguyên tắc 6: Cho bé ăn dặm đúng cách là không ép bé ăn, hãy để bé vui

Nhiều bé trong giai đoạn đầu sẽ từ chối, lắc đầu và bĩu môi với từng muỗng bột của mẹ. Dù là bất kì lý do gì mẹ cũng không được ép bé ăn. Việc ép bé ăn có thể gây tác dụng phụ khiến bé nôn trớ, cáu kỉnh. .. Việc ép ăn sẽ hình thành trong đầu những định kiến về bé, làm bé trở nên khó chịu và không hứng thú khi ăn sau này. 

 Thay vào đó mẹ nên tạo cho con mỗi bữa ăn là một niềm vui. Hãy biến các bữa ăn của bé trở nên đầy màu sắc và tươi vui hơn: mẹ có thể dùng những món cháo có màu sắc hình thù dễ thương. 

 

Như vậy là các mẹ đã biết cách dạy con ăn dặm đúng cách và những điều phải ghi nhớ rồi? Nhưng chúng ta nên chuẩn bị những gì trong ngày đầu tiên ăn dặm của trẻ. Các mẹ hãy đọc phần tiếp theo đi! 

Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì? Chuẩn bị cho bé ăn dặm lần đầu từ A-Z

Trẻ mới ăn dặm nên ăn gì? Đây là câu hỏi của hàng triệu mẹ trẻ Việt Nam khi lần đầu làm mẹ. Nhưng mẹ bé ơi, đừng sợ! Nha Khoa Bedental cũng hạnh phúc khi là người dạy cho mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu và cả các bước tiếp theo khác. Từ cách thức đến thực đơn giúp mẹ có thể chăm sóc bé tốt nhất. 

Chuẩn bị cho trẻ ăn dặm đúng cách lần đầu, mẹ cần những gì?

1 – Dụng cụ hỗ trợ

– 1 bộ bàn ghế nhỏ dễ thương: nếu bé của mẹ đã lớn và chưa thể tập ngồi thì mẹ hãy cho bé ngồi vào đấy và giúp cho bé ăn dễ dàng hơn, 1 mẹo nhỏ là bạn không được để chân bé chạm đất vì như vậy bé sẽ ăn tốt hơn rất nhiều! 

 – 1 bộ chén thìa màu sắc: vì bé rất thích các đồ vật nhỏ gọn nhiều màu sắc. Chính vì thế mẹ cần chuẩn bị 1 bộ bao gồm: thìa nhựa, thìa thức ăn, bát đĩa nhiều ngăn và chén dĩa nhiều màu sắc. Lưu ý những vật dụng này nên là loại rẻ tiền để không làm tổn thương đến con. Một bộ đầy đủ trong siêu thị cũng rất rẻ mẹ nhé! 

 – Khăn, vải: mẹ cần một vài cái khăn mềm để quấn cổ khi bé ăn uống không vướng vào người. 1 ít khăn sạch để vệ sinh cho con. Mẹ chú ý nên chọn các loại vải thật sạch và không mua những loại vải gây dị ứng với bé khác. 

 – 1 bộ chày cối nhỏ và máy xay: vì bé luôn cần ăn bột rất nhiều nên mẹ có thể sử dụng máy xay và chày cối mini để nghiền thức ăn giúp con. 

 – 1 quyển sổ tay để ghi Nhật ký ăn dặm của con: theo dõi và quản lý con trong giai đoạn bé ăn dặm là rất cần thiết. Mẹ phải có sổ tay để ghi chép toàn bộ bữa ăn của con, lưu lại xem con muốn ăn gì, không ăn gì và dị ứng với thức ăn nào. .. Như vậy mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát được chế độ ăn dặm khoa học của con 

Dụng cụ hỗ trợ

2 – Kiến thức ăn dặm cho bé

Về cách cho bé ăn dặm đúng cách 

 Cho bé ăn dặm là cả một khoa học và nghệ thuật được nhiều chuyên gia đúc kết trong hàng trăm năm. Chính vì vậy việc tiếp nhận các kiến thức trên sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn tránh những sai sót đáng tiếc. Mẹ nên đọc kĩ cách cho bé ăn dặm theo cách của Matsuya ghi ở trên nhé! 

 – Danh sách thực đơn ăn dặm cho bé 

 Việc chuẩn bị thực đơn cho bé là rất quan trọng và cần thiết. Vì có những thực phẩm bé 5 – 6 tuổi chưa thể ăn dặm được nên mẹ phải có danh sách các thực đơn cho bé thật phong phú cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho con để giúp con ăn không nhàm chán. 

 – Mua 1 vài cuốn sách dạy cách ăn dặm cho con hoặc tham gia cộng đồng sức khoẻ 

Nha Khoa Bedental  xin giới thiệu một số quyển sách về ăn dặm nổi tiếng trên thế giới như: Ăn dặm không nước mắt (mẹ Xoài) , Sách ăn dặm không phải là trò chơi, Sách ăn dặm kiểu Nhật, . .. 

 

3 – Kỹ năng

– Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn: 

 Đây cũng là một kỹ năng và một đức tính cần có của mẹ khi chăm sóc con tốt. Những lần tiếp theo sẽ rất khó khăn và vất vả với cả mẹ và con. Nhưng hãy kiên nhẫn và cho con ăn từng chút một. Đừng nôn nóng và vội vã mẹ nha! Bé của mẹ sẽ lớn nhanh hơn. 

 – Chọn thức ăn và nấu cháo: 

 Đây là kỹ năng gần như bất kỳ mẹ bầu nào cũng đã có rồi. Tuy nhiên các mẹ cũng cần một chút trợ giúp từ việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm để có thể chăm sóc con nếu mẹ quá bận rộn hay nấu không tốt hoặc chưa đa dạng hoá đồ ăn cho bé. 

 – Biến bữa ăn của bé trở thành cuộc vui 

 Cách tạo hứng khởi khi ăn với bé cũng là một kỹ năng mẹ cần học nữa đó! Mẹ phải nhớ là tuyệt đối không bắt con ăn bởi như vậy sẽ khiến bé sợ hãi mỗi khi mẹ bón cháo cho bé. Một số mẹo nhỏ cho mẹ như: cho bé ăn chung với bạn cùng tuổi, đặt anh trai hay chị gái bón cho em, . .. 

Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách trong bữa đầu tiên

1 – Nguyên tắc thời gian

Khi mẹ đã có câu trả lời sau vài tháng cho bé ăn dặm thì câu hỏi đầu tiên mẹ quan tâm chính là thời gian cho con ăn dặm hàng ngày như thế nào? Để dễ dàng hơn trong các bữa ăn tiếp theo, mẹ nên cho bé ăn lúc mới tỉnh dậy hay lúc bé đang cảm thấy buồn ngủ 

 Đặc biệt lưu ý: chỉ nên cho bé ăn dặm vào ban ngày, và nếu bé có dấu hiệu khác thường có thể đưa đến bệnh viện (khi đó bệnh viện vẫn đang trong thời gian điều trị) . 

2 – Chọn thực đơn

Chỉ nên cho bé ăn bột quá lỏng trong lần đầu tiên. Vì bé không biết nên nếu ăn bột lỏng quá bé sẽ bị sặc hoặc nghiêm trọng hơn nữa là bột rơi vào đường ống thở của bé làm ngạt thở. Các mẹ phải chú ý đến chế độ ăn của bé nữa. Mẹ có thể đọc thêm thực đơn ăn dặm kiểu Nhật để có phương pháp cho bé ăn đúng khoa học 

3 – Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa – liều lượng như thế nào?

Lần đầu, mẹ nên cho bé ăn dặm khoảng 1 đến 3 thìa cà phê nhỏ cháo loãng trong vòng 3 ngày. Khi bé đã quen mẹ nên tăng dần lượng trong mỗi bữa ăn cho mỗi bé 

Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì đầu tiên?

Vì suốt 6 tháng từ lúc chào đời bé mới uống sữa mẹ nên bé đã khá quen thuộc với vị ngọt. Lần đầu bé ăn mẹ phải dùng loại bột ngọt hoặc hoà thêm sữa vào cháo để bé làm quen từ từ, đây là cách cho con ăn dặm mẹ cần biết! 

 Quy trình: bột ngọt hoặc bột rau củ – – – – bột thịt – – – – bột cá. Mẹ phải để bé ăn làm quen dần từng loại một và không nên cho bé uống sữa đặc 

 Mẹ nên sử dụng 2 loại bột dưới đây trong lần đầu tiên của bé 

 – Bột cháo ngọt 

 Cách làm: sử dụng gạo tẻ xay nhuyễn rồi nấu cháo (cho cháo thật loãng) – – – – sau đó đợi cháohết nóng – – – – thêm sữa mẹ hoặc sữa bột. Tuyệt đối không thêm bất cứ gia vị nào 

 – Rau củ: 

 Các mẹ có thể sử dụng những loại củ sau: cà rốt, bí đỏ, khoai tây 

 Cách làm: giống như bột cháo thông thường, rau củ luộc và nghiền, xay cho thật nhuyễn rồi trộn vào cháo. Như vậy là mẹ đã có 2 thực đơn cho bé trong các lần ăn dặm tiếp theo đấy. 

Lưu ý quan trọng khi cho trẻ ăn dặm lần đầu

– Cháo dư sau khi bé ăn mẹ có thể ăn rồi cất luôn mà không đợi bữa sau. 

 – Cho con ăn 1 loại thực phẩm từng chút một để kiểm tra con có bị dị ứng không, nếu có sẽ điều chỉnh lại hay đổi sang thức ăn khác 

 – Không nêm gia vị khi chế biến bột cháo cho bé 

 – Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, mẹ nên canh thời gian hàng ngày cho bé ăn dặm để tránh trường hợp bé bỏ bú vì mệt mỏi 

 – Tất cả thức ăn khi bé ăn phải được nghiền thật nhuyễn và tơi 

 Trên đây,Nha Khoa Bedental đã hướng dẫn cho mẹ các cách cho bé ăn dặm đúng cách nhất (trong tháng đầu tiên cũng như những lần sau) . Qua bài viết này bố mẹ cũng đã biết sau vài tháng cho bé ăn dặm, trẻ mới ăn dặm thường ăn gì, các triệu chứng và những điều cần tránh. Hy vọng rằng mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức để cho con mình ăn dặm đúng cách, an toàn và khoa học.

Tránh được những sai sót không đáng có để dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Nếu các mẹ cảm thấy bài viết hay và có ích thì chia sẻ cho nhiều mẹ khác cùng đọc nhé. Nha Khoa Khoa Bedental hẹn gặp lại trong các bài viết sau! 

 

Tham khảo thêm dịch vụ;nhổ răng khôn tại nha khoa bedental

tham khảo thêm dịch vụ bọc răng sứ

Ngoài ra bạn có thể tham khảo về: Trám răng có đau không?

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

 

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0934.61.9090

CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) – 0934.61.9090

CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) – 0934.61.9090

 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

 

CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh – 0766.00.8080

CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam –  093 181 0680

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

 

Website

:

Nha khoa BeDental – Phòng khám nha khoa uy tín hàng đầu

 

Rate this post