1 ngày có bao nhiêu giờ và cách tính ra con số này
1 ngày có bao nhiêu giờ, giây, phút là kiến thức được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng lưu ý đến đáp án chính xác và tìm hiểu quy luật đằng sau nó. Trong bài viết sau Worldresearchjournal sẽ lý giải chi tiết về vấn đề này.
Mục Lục
1 ngày có bao nhiêu giờ, phút, giây
1 ngày có bao nhiêu giờ?
Theo quy ước chung từ trước đến nay, 1 ngày có 24 giờ.
1 ngày có bao nhiêu phút?
1 ngày có bao giờ? 1 ngày có 24 giờ
một giờ có bao nhiêu phút? 1 giờ có 60 phút
Suy ra, 1 ngày sẽ có 24 x 60 = 1.440 phút.
1 ngày có bao nhiêu giây?
1 phút bằng bao nhiêu giây? 1 phút có 60 giây.
1 ngày có bao nhiêu phút? 1 ngày có 1.440 phút.
Do đó, 1 ngày có 1.440 x 60 = 86.400 giây.
1 giây bằng bao nhiêu tích tắc
1 giây = 1 tích tắc
1 phút bằng mấy giờ
1 phút bằng bao nhiêu giờ? 1 phút = 1/60 giờ
Quy luật tính giờ, phút, giây của 1 ngày
Quy luật tính giờ
Từ những năm 1500 TCN, người Ai Cập đã phát minh ra đồng hồ mặt trời, công cụ này chia thời gian ban ngày và ban đêm thành 12 phần. Con số 12 được xem là minh chứng cho việc người Ai Cập sử dụng hệ nhị phân. Đồng thời, nó cũng tương ứng với chu kỳ mặt trăng trong 1 năm và số đốt ngón tay (trừ ngón cái) trên bàn tay.
Tuy nhiên, chiếc đồng hồ không thể hiển thị chính xác giờ giấc khi bước vào các mùa khác nhau trong năm, vì giờ vào mùa hè sẽ dài hơn vào mùa đông dù tổng số giờ không đổi.
Các nhà thiên văn học Ai Cập đã quan sát thấy tập hợp 36 ngôi sao chia bầu trời thành các phần bằng nhau, thời gian buổi tối được đánh dấu bởi 12 ngôi sao trong tập hợp này. Từ năm 1550 đến 1070 TCN, hệ thống đo lường này được đơn giản hóa bằng tập hợp 24 ngôi sao.
Các nhà khảo cố cũng đã tìm thấy một mẫu đồng hồ nước tại đền thờ Ammon tại Karnak. Chiếc đồng hồ này được dùng để ghi lại thời gian ban đêm thành 12 phần và có tính chính xác rất cao.
Từ những phát hiện trên có thể thấy người cổ đại đã chia thời gian ban ngày và ban đêm thành 12 phần. Từ đó dần có đáp án cho câu hỏi 1 ngày có bao nhiêu giờ, chính là 24 giờ.
Quy luật tính phút, giây
Nhà thiên văn học người Hy Lạp Hipparchus (190 – 120 TCN) đã đề xuất chia một ngày thành 24 giờ bằng nhau. Ông cùng những nhà thiên văn học Hy Lạp khác đã sử dụng phép tính thiên văn trong hệ thập lục phân (cơ số 60) của người Babylon. 60 là con số có thể dễ dàng biểu thị dưới nhiều hình thức, vì nó là số nhỏ nhất chia hết cho 10, 12, 15, 20 và 30.
Một nhà thiên văn học người Hy Lạp khác, Eratosthenes cũng đã sử dụng hệ số này để tạo ra hệ thống kinh vĩ được dùng cho tới ngày nay. Hệ thống này bao gồm một vòng tròn được chia thành 60 phần biểu thị vĩ độ, và các đường kinh độ bao phủ 360 độ nối từ cực Bắc sang cực Nam.
Nhà bác học Claudius Ptolemy đã kết hợp cả hai hệ thống trên bằng cách chia hệ thống vĩ độ và kinh độ thành các phần nhỏ hơn. Mỗi độ chia thành 60 phần, tương đương với 60 phút ngày nay, mỗi phần lại tiếp tục được chia thành 60 phần nhỏ hơn, tương đương với giây.
Tuy nhiên, mãi cho đến cuối thế kỷ 16 khi đồng hồ cơ học hiển thị phút xuất hiện, quy luật này mới được vận dụng vào cuộc sống.
Quy luật hiện hành
Nhờ các quy luật phân chia thời gian được xác định và bảo tồn từ thời cổ đại mà ngày nay chúng ta mới trả lời được câu hỏi 1 ngày có bao nhiêu giờ, 1 phút bao nhiêu giây: 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút và 1 phút có 60 giây. Tuy nhiên cách xác định các đơn vị này đã có sự thay đổi nhờ tiến bộ trong khoa học.
Vào năm 1967, đơn vị “giây” được quy ước bằng số lần chu kỳ chuyển đổi năng lượng của nguyên tử Ce (9.192.631.770 lần). Để thời gian nguyên tử trùng khớp với thời gian thiên văn, đôi khi không phải phút nào cũng có 60 giây. Một vài phút hiếm hoi có thể có 61 giây.
Trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi 1 ngày có bao nhiêu giờ và những quy luật tính toán đằng sau nó. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, thú vị thông qua bài viết trên.