1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo?
Hiện nay, bánh mì sandwich trở thành món ăn sáng phổ biến của người Việt. Tuy nhiên, loại bánh mì này chứa bao nhiêu hàm lượng calo thì không phải ai cũng biết rõ. Nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Venuko để thông tin chi tiết nhé!
Mục Lục
Đôi nét về bánh mì Sandwich
Bánh mì là loại thực phẩm làm từ nguyên liệu lúa mì hoặc ngũ cốc, men cùng với nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Theo đó, bánh mì thường giàu calo, carbs, ít các vi chất dinh dưỡng (như vitamin, khoáng chất) và một số chất kháng dinh dưỡng khác gây ra vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề trên thì người ta đã thay thế ngũ cốc nguyên hạt hay các loại hạt nảy mầm tốt cho sức khỏe người dùng.
Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc kẹp cùng các loại thực phẩm khác như thịt, rau, xúc xích, phô mai,… để tăng thêm hương vị.
Bánh mì sandwich chứa nhiều tinh bột và hàm lượng carbs
Bánh mì sandwich bao nhiêu calo?
Giá trị dinh dưỡng trong 25g bánh mì sandwich trắng gồm có:
Chất dinh dưỡng
Hàm lượng calo
Calo
67 calo
Chất xơ
0,6 gr
Chất béo
1 gr
Chất đạm
2 gr
Carbs
13 gr
Vitamin B1
8% RDI
Vitamin B2
5% RDI
Vitamin B3
5% RDI
Vitamin B9
7% RDI
Các dưỡng chất khác
7% RDI natri, 6% RDI mangan, 6% RDI selen, 5% RDI sắt,…
1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo?
1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình mỗi lát sandwich chứa khoảng 100 calo. Lượng calo của bánh mì sandwich còn phụ thuộc vào nguyên liệu làm bánh và các thực phẩm ăn kèm.
1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo?
Vậy, 100g bánh mì sandwich thì bao nhiêu calo?
Hàm lượng calo trong 100g bánh mì sandwich có trong 1 số loại phổ biến như:
Tên loại bánh sandwich
Hàm lượng calo
Bánh mì sandwich
230
Sandwich trắng
275
Sandwich lúa mạch đen
230
Sandwich từ bột thô
235
Sandwich country bread
245
Ăn bánh mì sandwich có béo không?
Như Venuko đã phân tích ở trên, mỗi lát bánh mì sandwich trắng chứa khoảng 67 calo. Đối với người trưởng thành, nữ giới cần nạp vào cơ thể trung bình khoảng 2000 calo. Đối với nam giới, hàm lượng calo cần thiết mỗi ngày khoảng 2500. Lời khuyên, bạn hãy ăn 4 lát sandwich kết hợp 1 cốc sữa bò 170ml vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể lại không sợ béo.
Có thể bạn chưa biết,lượng calo có trong bánh mì và sữa tươi còn thấp hơn khi bạn ăn phở gà hay xôi. Vì thế, nếu bạn biết ăn uống hợp lý thì hoàn toàn yên tâm ăn bánh mì sandwich mà không lo béo.
Ăn sandwich không gây béo nếu có chế độ ăn phù hợp
Có thể ăn sandwich để giảm cân không?
Carbohydrate có trong bánh mì sandwich có khả năng duy trì cân nặng nếu bạn ăn chúng vào buổi sáng. Khẩu phần ăn này có thể tạo cảm giác nhanh no và no lâu, hạn chế cơn thèm ăn nhờ chứa thành phần kháng tinh bột.
Cơ chế giảm cân của sandwich còn tùy thuộc vào lượng calo cung cấp. Để giảm 1 pound cân nặng mỗi tuần, mỗi ngày bạn cần đốt cháy 500 calo so với mức tiêu chuẩn.
Tóm lại, giảm cân không đồng nghĩa với việc ăn ít hơn, thay vào đó bạn có thể ăn sandwich kèm với thịt, trứng, sữa,… với hàm lượng thích hợp. Quá trình giảm cân bằng sandwich vừa lành mạnh lại không gây cảm giác ngán.
Một số loại sandwich ngon phù hợp giảm cân
Sandwich đen
Đây là loại sandwich được làm từ nguyên liệu lúa mạch đen, đặc và nặng hơn so với sandwich thông thường. Loại này chứa hàm lượng chất xơ cao, được nhiều người bổ sung trong thực đơn giảm cân.
Sandwich lúa mạch
Loại bánh mì này có chứa chất xơ hoà tan có trong lúa mạch có tên beta-glucan có khả năng làm giảm các cơn đói. Beta-glucan hoạt động giống như chất gel trong ruột, làm quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất chậm hơn. Theo đó, sandwich lúa mạch có thể hỗ trợ cân bằng đường huyết, giảm đường trong máu hiệu quả.
Sandwich lúa mạch
Sandwich nguyên cám
Sandwich nguyên cám chứa hàm lượng protein chưa đến 25% và giàu chất xơ. Theo đó, chỉ số đường huyết GI của bánh mì nguyên cám thấp hơn so với các loại sandwich thông thường nên được nhiều người dùng để ăn sáng.
Sandwich hạt lanh
Loại bánh này rất giàu hàm lượng chất xơ, axit béo omega-3, tuy nhiên carb thấp nên rất tốt cho quá trình giảm cân. Ngoài ra, ăn sandwich làm từ hạt lanh, bạn còn ngăn ngừa được táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đau tim, đột quỵ.
Hướng dẫn cách làm bánh mì sandwich giảm cân ngay tại nhà
Nguyên liệu:
-
Làm vỏ bánh: 60g sữa tươi, 60g nước, 20gr đường cát trắng, 205 gr bột làm bánh mì, 5gr dầu thực vật, 5gr men nở, 2gr muối.
-
Làm nhân bánh: 2 quả trứng, gia vị cần thiết (bột canh, dầu ăn, muối,…), rau xà lách,…
Các bước thực hiện
– Bước 1: Nhào bột
-
Trộn các nguyên liệu gồm dầu thực vật, muối, nước, đường cát trắng, sữa và men nở thành hỗn hợp đặc sệt.
-
Tiếp theo, nhào bột đến khi nào thành cục dẻo và không dính tay.
– Bước 2: Ủ bột
-
Quét một lớp dầu mỏng khắp lòng bát để dầu dính xung quanh bột.
-
Đậy kín bát đựng bột bằng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ẩm đến lúc bột nở gấp đôi. Để kiểm tra xem bột đã đạt chuẩn chưa, bạn hãy dùng ngón tay ấn vào bột khoảng 2cm. Nếu vết lõm giữ nguyên, thế là bột đã đủ chuẩn, bạn nên ủ thêm để đạt chuẩn.
-
Khi bột đạt đúng yêu cầu, bạn hãy dùng tay đấm nhẹ vào khối bột đã ủ để thoát khí sau đó nhào thêm 1 – 2 phút.
– Bước 3: Nướng bánh sandwich
-
Hãy làm nóng lò nướng trước 10 phút khi nướng.
-
Để bộ khoảng 5 phút, bạn hãy dàn đều bột đã nhào ra rồi dàn bộ theo hình khối chữ nhật trong khuôn.
-
Cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 20 – 25 phút.
Bước 4: Tùy vào sở thích của mỗi người, bạn có thể lựa chọn nhân bánh khác nhau. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn loại nhân bánh sandwich trứng như:
-
Rửa sạch dưa chuột và xà lách, sau đó thái lát mỏng vừa ăn.
-
Chiên trứng vàng rắc thêm gia vị vừa ăn.
– Bước 5: Lấy 2 lát bánh mì sandwich sau đó kẹp trứng, dưa chuột, xà lách lần lượt lên trên và thưởng thức thôi.
Cách bảo quản bánh mì sandwich đúng cách?
Nếu không bảo quản đúng cách hoặc để lâu ngày, bánh mì sandwich rất dễ xuất hiện các vết nấm mốc, mùi vị lạ, bánh bị cứng hơn bình thường,… Chính vì thế, bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Ở nhiệt độ phòng, bánh mì sẽ sử dụng từ 3 – 4 ngày (đối với bánh mì tự làm) và khoảng 7 ngày (đối với bánh mì mua ở ngoài).
Chú ý bao bì nhà sản xuất., đặc biệt là bánh có sử dụng chất bảo quản hay không?
-
Bên cạnh đó, bạn có thể bảo quản bánh mì trong túi kín hoặc hộp đựng thực phẩm rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh để có thể kéo dài thời gian sử dụng lên đến 3 – 5 ngày. Thậm chí, nếu đặt trong ngăn đông kéo dài đến tận 6 tháng.
-
Để tiết kiệm, bạn có thể chế biến bánh mì sandwich cũ với các nguyên liệu khác để tạo thành nhiều món khác nhau: bánh mì, bánh quy, pate, bánh chuối nướng,…
Hướng dẫn bảo quản bánh mì sandwich đúng cách
Một số lưu ý khi ăn sandwich giảm cân
Như đã phân tích ở trên, sandwich là thực phẩm chứa lượng calo cao, nhiều carbs nhưng khá ít vitamin, khoáng chất. Đồng thời, bánh mì sandwich còn chứa một số chất kháng dinh dưỡng khác, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
-
Hãy bổ sung trái cây, rau xanh vào thực đơn vì vì ăn nhiều dầu mỡ.
-
Nên ăn bánh mì sandwich kết hợp ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt nảy mầm.
-
Chọn sandwich được làm từ yến mạch, ngũ cốc như hạt lanh hoặc lúa mì nguyên cám giảm lượng calo được hấp thụ.
-
Không nên dùng nước sốt khi ăn cùng sandwich.
-
Nếu món sandwich của bạn có chứa phô mai, nên chọn loại phô mai ít béo.
-
Không nên ăn bánh mì sandwich vào buổi tối, trước khi đi ngủ hay ăn thay cơm. Tốt nhất, bạn hãy ăn vào buổi sáng và các bữa phụ.
-
Hạn chế ăn bánh mì sandwich kẹp thịt, phô mai, xúc xích,… tránh tình trạng tăng cân và cơ thể xuất hiện mỡ thừa.
Venuko đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có béo không? Hãy bổ sung sandwich vào thực đơn của mình hợp lý, đồng thời kết hợp chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn để có được vóc dáng đẹp và sức khỏe tốt bạn nhé!