1 gói mì bao nhiêu calo? Ăn nhiều mì có thể gây ung thư không? – Toshiko
1 gói mì bao nhiêu calo? Mặc dù ngon và tiện lợi nhưng mì tôm từ lâu đã bị “đe dọa” là thiếu hụt dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ, nếu ăn nhiều mì tôm còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Cụ thể, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Toshiko!
1 gói mì chứa bao nhiêu calo?
Mì tôm (hay còn gọi mì ăn liền, mì gói) đã được làm chín tẩm hương vị và sấy khô đóng gói hoặc đóng hộp cho từng khẩu phần ăn. Cụ thể:
Thành phần chính trong gói mì tôm
-
Vắt mì: Bột lúa mì, dầu thực vật, thành phần tạo màu.
-
Gói rau sấy: hành lá, baro, bắp, cà rốt, mùi thơm, nấm….
-
Gói súp: gia vị muối, bột ngọt, tiêu ớt, bột tôm, bột thịt gà, thịt heo, thịt bò, nõn tôm…
-
Gói dầu gia vị: Dầu tinh luyện, các loại rau củ ( hành, tỏi, ngò rí, ngò gai, …)
Thành phần dinh dưỡng của một gói mì tôm : chất đạm, chất béo, carbohydrate là 3 thành phần tạo nên Calo. Vậy mì gói bao nhiêu calo?
1 gói mì bao nhiêu calo?
Nếu bạn đang thắc mắc một gói mì tôm bao nhiêu calo, mì trộn Indomie, mì Gấu đỏ, mì tôm Hảo Hảo, mì ly bao nhiêu calo hay là 1 tô mì tôm trứng bao nhiêu calo thì hãy đọc ngay bảng tính calo được chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng ngay sau đây nhé.
Với lượng calo được thống kê trong bảng trên ta có thể thấy trung bình khi ăn 1 gói mì tôm có chứa từ 137 – 650 calo, tuỳ vào từng sản phẩm mì và cách chế biến.
Ngoài mì gói, bạn cũng có thể tham khảo thêm về lượng calo trong một số loại mì phổ biến khác như mì xào, mì Ý, hay mì Quảng để so sánh và có những bữa ăn ngon miệng mà không sợ tăng cân nhé.
>>> Đọc thêm: Nhãn bao nhiêu calo? Ăn nhãn có béo không?
Tác hại khi ăn nhiều mì tôm
Bạn vừa tìm hiểu xong 1 gói mì tôm bao nhiêu calo, tiếp sau đây Toshiko sẽ giúp bạn nắm được một số tác hại của mì tôm để sử dụng hợp lý:
Thiếu chất dinh dưỡng
Ăn mì tôm tạo cảm giác nhanh no cho dạ dày. Tuy nhiên, thành phần chính trong mì tôm là carbohydrate và một lượng nhỏ chất béo và tinh bột. Do đó, không thể cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu nếu chỉ ăn mì gói.
Vì vậy, những người lạm dụng và sự tiện lợi của mì tôm ăn thường xuyên sẽ khiến cơ thể THIẾU dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Lão hóa nhanh hơn
Thành phần chất chống oxy hóa trong mì gói chỉ có tác dụng kéo dài thời gian biến mùi của sản phẩm . Hoàn toàn không đem lại công dụng làm chậm lão hóa đối với cơ thể người.
Ngược lại, khi dung nạp vào cơ thể lượng lớn chất chống oxy hóa này còn ảnh hưởng tiêu cực, gây rối loạn nội tiết tố khiến lão hóa nhanh hơn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu, ăn mì tôm thường xuyên làm tăng lượng cholesterol xấu là tác nhân khiến cơ thể mắc một số bệnh điển hình là tim mạch, tiểu đường, …
Chất béo trong mì tôm không tốt cho sức khỏe mà ngược lại gây hại vô cùng bởi đây là dạng chất transfat dễ gây ra xơ vữa động mạch hay đột quỵ tại người lớn tuổi.
>>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ thực đơn hàng ngày giúp giảm cân lành mạnh
Một số câu hỏi thường gặp
Ăn mì có làm tăng cân không?
Trung bình một gói mì chỉ chứa khoảng 190 kcal. Trong khi lượng calo cần thiết cho con người như vừa được tính ở trên là 1800 – 2500 kcal. Do đó, nếu chỉ ăn một gói mì, bạn sẽ không cần lo lắng về việc tăng cân.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người ăn mì và cảm thấy cân nặng của bản thân ngày một lớn hơn. Thực tế, “thủ phạm” ở đây chính là do gói súp kèm theo.
Thành phần phổ biến trong một gói soup thường là muối, gia vị, bột ngọt cùng đường. Đây đều là các chất điều vị có khả năng gây tích nước và làm bạn tăng cân.
Đồng thời, khi cho thêm gia vị, trung bình một tô mì tôm có thể lên tới 400 kcal. Đây là một con số gần như tương đương với lượng calo cần nạp vào trong mỗi bữa ăn chính.
Nếu bạn ăn kèm với thịt, xúc xích hay 1 – 2 quả trứng, lượng calo còn tăng cao hơn vậy rất nhiều. Nếu không kiểm soát lượng calo nạp vào, bạn rất dễ bị dư thừa calo và dẫn tới tăng cân.
Ăn mì có giúp giảm cân không?
Như đã đề cập tới trước đó, bản thân mì không gây tăng cân mà là do cách chế biến cũng như sử dụng mì. Ngược lại, mì còn có thể giúp giảm cân. Bởi như bạn đã biết, 1 gói mì không chứa gia vị chỉ chứa 190 kcal – tương đương với một bữa ăn phụ.
Tuy nhiên, cách giảm cân bằng mì ăn liền không thực sự được khuyến khích. Bởi trong mì chỉ chứa có 9gr protein, 54gr carbohydrate và 13.3gam chất béo.
Trong khi đó, một cơ thể bình thường cần tới 94gr protein, 188gr carbs và 42gr chất béo . Chính vì vậy, nếu chỉ ăn mì để giảm cân đúng cách, bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị suy nhược cơ thể do thiếu chất dinh dưỡng.
Ăn nhiều mì có thể gây ung thư không?
Bất lỳ loại thực phẩm nào cũng có mặt lợi và mặt hại cho sức khỏe. Ngay cả những thực phẩm được sử dụng hàng ngày hay thực phẩm chế biến sẵn cũng đều có lợi và có hại cho sức khỏe nếu dùng hoặc chế biến không đúng cách.
Nhiều người quan niệm rằng mì gói có khả năng gây ung thư do chứa nhiều Transfat – là loại chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe. Đối với ngành chế biến thực phẩm, Transfat được tạo ra bằng cách thêm các nguyên tử Hydro vào dầu thực vật, hoặc xử lý dầu ở nhiệt độ cao nhằm cải thiện cấu trúc, tăng thời gian bảo quản và giúp hương vị thơm ngon hơn.
Với quy trình sản xuất hiện đại như ngày nay, các nhà sản xuất sẽ kiểm soát tốt lượng Transfat trong nguồn nguyên liệu chế biến thành gói mì
Tổ chức Y tế Thế Giới khuyên mọi người chỉ nên dùng lượng Transfat dưới 1% lượng kalo cần thiết cho mỗi bữa ăn. Ví dụ như bạn cần 2.000 kcal mỗi ngày thì lượng Transfat dưới 20 kcal (khoảng 2g). Lượng Transfat có trong mì gói thấp nên nếu bạn ăn với mức độ vừa phải thì sẽ không gây ảnh hưởng gì.
Với quy trình sản xuất hiện đại như ngày nay, các nhà sản xuất sẽ kiểm soát tốt lượng Transfat trong nguồn nguyên liệu chế biến thành gói mì. Đồng thời giám sát chặt chẽ quy trình chiên mì và chất lượng dầu chiên đảm bảo an toàn.
Cách ăn mì lành mạnh
Để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng mì gói, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Đổ nước nấu mì lần đầu tiên: khi bỏ nước sôi vào mì, khoan hãy cho các gói gia vị vào. Đợi cho mì nở chút rồi đổ nước mì đầu tiên đi. Thêm vào đó, cho một ít nước vào nồi khác, nấu sôi lên rồi bỏ mì vào. Làm cách này bạn có thể giảm được lượng dầu và muối dư trong mì.
- Thêm rau và thịt nạc: mì chứa nhiều Cacbonhydrat nhưng lại ít chất xơ, Vitamin và khoáng chất. Do đó, chỉ ăn mì thôi sẽ khiến bạn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Vì vậy, bạn cần thêm rau và thịt nạc để giúp cân bằng dinh dưỡng.
- Chỉ nêm một nửa gói gia vị: gia vị thường chứa nhiều bột ngọt và muối, nếu dùng cả gói sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, chỉ nên dùng phân nửa để thưởng thức hương vị đậm đà mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không nên uống nước mì: nước mì chứa lượng muối và dầu quá nhiều nên nếu uống nó sẽ gây hại cho sức khỏe. Bạn có thể dùng nước mì với điều kiện là chỉ bỏ một nửa gói gia vị, đồng thời chỉ nên uống một chút thôi, không nên tiêu thụ nhiều.
Kết luận
Trên đây Toshiko đã giúp chị em giải đáp câu hỏi 1 gói mì bao nhiêu calo? Thông qua bài viết, hy vọng bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng của mình hiệu quả và an toàn!
Ngoài điều chỉnh chế độ ăn, việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày và nghỉ ngơi hợp lý cũng vô cùng quan trọng giúp bạn có vóc dáng săn chắc, cân đối cũng như tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật.
Trong thời gian giãn cách, bạn có thể lựa chọn các thiết bị tập luyện và chăm sóc sức khỏe tại nhà của Toshiko như máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục, ghế matxa toàn thân để không bỏ lỡ lộ trình, đồng thời đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Chi tiết về sản phẩm, bạn có thể liên hệ hotline 1900 1891 của Toshiko để được tư vấn!