1. Tai lieu tập huấn Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN – TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN – StuDocu

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
SAU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

(Lưu hành nội bộ dánh cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non)

Hà Nội, tháng 8 năm 202 1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 3

MỤC ĐÍCH TẬP HUẤN 5

NỘI DUNG TẬP HUẤN 5

####### QUÁN TRIỆT NHỮNG NỘI DUNG, YÊU CẦU MỚI TRONG

####### CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON; HƯỚNG DẪN CHỈ ĐẠO

MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH GDMN SAU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

6

####### CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI

####### DUNG:

– Hướng dẫn tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức

khoẻ cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non

13

– Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục

mầm non

27

– Hướng dẫn tổ chức chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong các

cơ sở giáo dục mầm non sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng
liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học

30

– Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục

mầm non

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

12h00 Nghỉ trưa
Buổi chiều 16/

13h30 – 15h

Hướng dẫn tổ chức các hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc
sức khỏe cho trẻ em trong cơ
sở giáo dục mầm non

Báo cáo viên:

  • Bác sĩ Nguyễn Minh Huyền,
    Chuyên viên chính, Vụ GDMN
  • Ths. Nguyễn Thị Hiền, Chuyên viên
    chính, Vụ GDMN
    15h30 -15h45 Nghỉ giải lao

15h45 – 17h

Hướng dẫn tổ chức các hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc
sức khỏe cho trẻ em trong cơ
sở giáo dục mầm non

Báo cáo viên:

  • Bác sĩ Nguyễn Minh Huyền,
    Chuyên viên chính, Vụ GDMN
  • Ths. Nguyễn Thị Hiền, Chuyên viên
    chính, Vụ GDMN
    Ngày Thứ hai
    Buổi sáng 17/

8h00 – 10h

Hướng dẫn tổ chức hoạt động
giáo dục trong cơ sở giáo dục
mầm non

Báo cáo viên:

  • Ths Vũ Thị Thu Hằng, Chuyên viên
    chính, Vụ GDMN;
  • TS. Hồ Lam Hồng, Nguyên Phó
    Viện trưởng Viện Nghiên cứu sư
    phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội
    10h00 – 10h15 Nghỉ giải lao

10h15 – 12h
Hướng dẫn tổ chức hoạt động
giáo dục trong cơ sở giáo dục
mầm non

Báo cáo viên:

  • Ths Vũ Thị Thu Hằng, Chuyên viên
    chính, Vụ GDMN;
  • TS. Hồ Lam Hồng, Nguyên Phó
    Viện trưởng Viện Nghiên cứu sư
    phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội
    12h00 Nghỉ trưa
    Buổi chiều 17/

13h30 – 15h

Hướng dẫn đánh giá thực hiện
chương trình trong cơ sở giáo
dục mầm non.

Báo cáo viên:

  • Ths. Hoàng Thị Dinh, Chuyên viên
    chính, Vụ GDMN;
  • TS. Hoàng Thị Nho, Giảng viên chính,
    Khoa GD Đặc biệt, Trường ĐHSP Hà Nội
    15h00 -15h15 Nghỉ giải lao

15h15 – 17h

Hướng dẫn đánh giá thực hiện
chương trình trong cơ sở giáo
dục mầm non

Báo cáo viên:

  • Ths. Hoàng Thị Dinh, Chuyên viên
    chính, Vụ GDMN;
  • TS. Hoàng Thị Nho, Giảng viên
    chính, Khoa GD Đặc biệt, Trường
    ĐHSP Hà Nội

####### MỤC ĐÍCH TẬP HUẤN

####### Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) thực hiện

####### một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình giáo dục mầm non đối với cán

####### bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán của các tỉnh, thành phố.

####### NỘI DUNG TẬP HUẤN

####### I. Quán triệt những nội dung, yêu cầu mới trong Chương trình giáo dục mầm non;

Hướng dẫn chỉ đạo một số nội dung công tác quản lý, thực hiện chương trình GDMN
sau sửa đổi, bổ sung ;

####### II. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể:

(1) Hướng dẫn tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho
trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non;
(2) Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non;
(3) Hướng dẫn tổ chức chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong các cơ sở giáo
dục mầm non sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với
chương trình lớp 1 tiểu học;
(4) Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non
  1. Giáo viên mầm non gặp áp lực trong việc đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày

của trẻ theo quy định tại Chương trình GDMN

Đối với việc thực hiện Chương trình GDMN, sự phối hợp giữa nhà trường và gia

đình rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, chưa
có quy định cụ thể về trách nhiệm của nhà trường và của gia đình, ví dụ: Chưa có hướng
dẫn rõ ràng về phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc đảm bảo chế độ sinh

hoạt trong ngày của trẻ dẫn đến nhà trường phải đảm nhiệm việc chăm sóc giáo dục trẻ
trên 10 giờ/ngày tạo áp lực cho GVMN và vi phạm luật lao động.

  1. Chương trình GDMN hiện hành chưa đủ “mở” để triển khai những nội dung
    giáo dục đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu giáo dục phù hợp với điều kiện và sự phát
    triển KTXH của địa phương, điều kiện của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo

dục

Chương trình GDMN hiện hành đã quy định những nội dung giáo dục bắt buộc

đối với trẻ mầm non toàn quốc, nhưng chưa có những quy định để tạo cơ sở pháp lý để
ban hành các văn bản quản lý những nội dung giáo dục đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu
giáo dục phù hợp với điều kiện và sự phát triển KTXH để nâng cao chất lượng giáo

dục: làm quen với ngoại ngữ, giáo dục công nghệ số và một số nội dung giáo dục khác
phù hợp với quy định pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng các nội dung giáo dục nêu

trên vẫn được tổ chức để đáp ứng nhu cầu và xu thế phát triển xã hội nhưng các cấp
quản lý không có công cụ để quản lý chất lượng.

Ii. Mục đích

  • Sửa đổi, bổ sung Chương trình GDMN nhằm phù hợp với thực tiễn và theo qui
    định của Luật Giáo dục 43/2019/QH14;

  • Bổ sung qui định sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong
    việc thực hiện Chương trình GDMN nhằm tạo cơ sở đảm bảo chế độ thời gian làm việc
    của giáo viên theo qui định của pháp luật và nâng cao chất lượng thực hiện Chương

trình GDMN;

  • Bổ sung quy định để tạo cơ sở pháp lý triển khai những nội dung giáo dục đáp

ứng sự đa dạng của nhu cầu giáo dục phù hợp với điều kiện và sự phát triển KTXH để
nâng cao chất lượng giáo dục: trẻ mẫu giáo làm quen với ngoại ngữ, giáo dục công nghệ

số và những nội dung giáo dục phù hợp với quy định pháp luật.

**III. Quan điểm chỉ đạo

  1. Đảm bảo tính pháp lý:** Việc điều Chỉnh chương trình phải phù hợp với Luật
    Giáo dục và đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chương trình giáo dục mầm non theo quy

định của Bộ GDĐT.

2. Đảm bảo tính khoa học: Tôn trọng quan điểm, nguyên tắc xây dựng Chương
trình, cấu trúc và nội dung của Chương trình GDMN theo quy định hiện hành; Các quy

định được bổ sung một cách phù hợp, logic với các nội dung đã có ở Chương trình hiện
hành; Tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu

học;

3. Đảm bảo tính thực tiễn: Chỉnh sửa một số nội dung đáp ứng yêu cầu cấp
thiết của thực tiễn, các quy định được bổ sung giúp giải quyết được các vấn đề cấp thiết,

tạo ra rào cản, hạn chế trong việc thực hiện Chương trình;

**IV. Nội dung sửa đổi, bổ sung

  1. Bổ sung về “quan điểm xây dựng chương trình GDMN** ”

Quan điểm xây dựng Chương trình GDMN đã có từ khi xây dựng Chương trình GDMN
năm 2009, tuy nhiên do quy định lúc đó chưa yêu cầu trình bày nội dung quan điểm vào
trong văn bản của Chương trình.

Quan điểm thứ nhất, nhấn mạnh:

  • Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, có tính chất mở,

  • Bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự
    phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.

Quan điểm thứ hai, nhấn mạnh:

Chương trình giáo dục mầm non bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ
và mẫu giáo với nhau, liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình thể
hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm
giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.

Quan điểm thứ ba, nhấn mạnh:

Chương trình quy định những nội dung giáo dục áp dụng đối với mọi trẻ em mầm
non, đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên
trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục
phù hợp với trẻ em mầm non và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non.

2. Bổ sung về “điều kiện thực hiện chương trình”
Bao gồm 4 điều kiện:
(1) Tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục mầm non:

  • Cơ sở GDMN có sứ mệnh…, được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật.

  • Cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non theo quy định

PHẦN HAI
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

I. Chỉ đạo thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung chương trình giáo dục mầm non
Để tổ chức, thực hiện tốt nội dung sửa đổi, bổ sung Chương trình GDMN, Bộ
GDĐT đề nghị các Sở GDĐT nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung
như sau:

  1. Các Sở GDĐT tích cực tham mưu đầu tư các điều kiện để thực hiện nội dung
    sửa đổi bổ sung Chương trình GDMN.
  2. Các cơ sở GDMN nghiêm túc rà soát, chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm đáp

ứng yêu cầu triển khai thực hiện những nội dung sửa đổi, bổ sung Chương trình GDMN.

  1. Các sở GDĐT xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn hướng dẫn cho CBQL,

GVMN năm được những nội dung sửa đổi, bổ sung Chương trình GDMN.

Chọn cử và bồi dưỡng đội ngũ cốt cán có năng lực, khả năng để tập huấn hướng
dẫn tại địa phương.

  1. Các Sở GDĐT, Phòng GDĐTchuẩn bị tốt các nội dung tập huấn, hội thảo hướng
    dẫn tại địa phương. Cần tập trung thảo luận, hướng dẫn cụ thể về những nội dung sửa

đổi, bổ sung của Chương trình GDMN cho CBQL, GVMN:

(1) Về Quan điểm xây dựng Chương trình GDMN : Nắm rõ các quan điểm của
xây dựng Chương trình GDMN để định hướng trong tổ chức, thực hiện xây
dựng môi trường cho trẻ hoạt động; Xây dựng kế hoạch GD và phát triển
CHương trình của nhà trường; Tổ chức các hoạt động GD; Đánh giá sự phát
triển của trẻ; Phối hợp với cha mẹ, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
(2) Về những điều kiện thực hiện chương trình (Điều kiện về Tổ chức và quản
lý cơ sở giáo dục mầm non; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Cơ sở vật
chất, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học; Xã hội hóa giáo dục). Trong
đó chú trọng hướng dẫn cụ thể để các cơ sở GDMN nắm rõ và thực hiện tốt
“Gia đình, cộng đồng có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non
bảo đảm điều kiện để thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ và chế độ làm việc đối
với giáo viên, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.”
(3) Về việc thực hiện PHÂN PHỐI THỜI GIAN/tổ chức thực hiện chế độ sinh
hoạt cho từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo phù hợp với sự phát triển của trẻ và
điều kiện của cơ sở giáo dục mầm non:

Điều kiện về tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục mầm non;
Điều kiện về CBQL, GV, NV;
Điều kiện về trường, lớp, cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học;
Điều kiện về xã hội hóa.
(4) Về Hướng dẫn thực hiện chương trình: Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm
non có thể lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục như: cho trẻ làm quen
với ngoại ngữ, tiếp cận công nghệ số và những nội dung giáo dục khác phù hợp
với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, bảo đảm tính khoa học, thiết
thực, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo
dục mầm non, khả năng và nhu cầu của trẻ, theo quy định của pháp luật để phát
triển chương trình giáo dục nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục bổ
sung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
II. Chỉ đạo thực hiện Chương trình GDMN trong tình hình diễn biến phức
tạp của dịch bệnh covid-

Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ GDĐT đề nghị
các Sở GDĐT hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở GDMN việc tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ
em mầm non đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDMN trong bối cảnh phòng, chống dịch
Covid-19, cụ thể như sau:

  1. Tích cực tham mưu, phối hợp với cấp có thẩm quyền và huy động các tổ chức,
    cá nhân hỗ trợ các điều kiện cần thiết để các cơ sở GDMN thực hiện chăm sóc, giáo
    dục trẻ em phù hợp với bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.

  2. Hướng dẫn các cơ sở GDMN tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng
    đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi theo chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện
    và bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng
    vào học lớp Một; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ/người chăm sóc trẻ em (sau đây gọi tắt
    là phụ huynh) thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian chưa đến
    trường để tránh dịch và khi đến trường trở lại như sau:

a) Trong thời gian trẻ em chưa đến trường để phòng chống dịch Covid-

  • Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả khoản 1, Công văn số 1065/BGDĐT-
    GDMN;

  • Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động
    giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được
    mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN; các nội dung, hình
    thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo yêu cầu về giáo dục và an toàn;

####### NỘI DUNG THỨ HAI

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CHO TRẺ EM TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

####### I. Công tác nuôi dưỡng

####### 1. Một số yêu cầu trong quản lý đối với bữa ăn của trẻ tại cơ sở GDMN

####### a) Yêu cầu về khẩu phần

  • Khẩu phần đạt nhu cầu về năng lượng khuyến nghị theo độ tuổi

Nhóm tuổi

Tỉ lệ năng lượng khuyến nghị do
bữa ăn bán trú cung cấp so với
nhu cầu cả ngày

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng
tại cơ sở giáo dục mầm
non/ngày/trẻ
3 – 6 tháng 60 – 70% 330 – 350 Kcal
6 – 12 tháng 60 – 70% 420 Kcal
12 – 36 tháng 60 – 70% 600 – 651 Kcal
3 – 6 tuổi 50-55% 615 Kcal – 726 Kcal
– Khẩu phần đạt tối ưu, cân đối giữa các nhóm chất sinh năng lượng

Tỷ lệ các chất cung cấp năng
lượng khẩu phần

Trẻ nhà trẻ Trẻ mẫu giáo

Chất đạm (Protein) 13% – 20% 13% 20%
Chất béo (Lipid) 30% – 40% 25% 35%
Chất bột (Glucid) 47% – 50% 52% 60%

– Khẩu phần đạt tối ưu cân bằng của các chất dinh dưỡng

  • Tỉ lệ giữa đạm động vật/đạm tổng số: khuyến nghị đạt 60%

  • Tỉ lệ chất béo động vật và chất béo thực vật: khuyến nghị đạt 70% và 30%.

  • Đảm bảo tối ưu các vitamin và chất khoáng như: C, A, B, sắt, kẽm, iod…

– Sử dụng thực phẩm đa dạng:

  • Có đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (Protein), chất béo (Lipid), chất bột (Glucid), vitamin
    và khoáng chất.

  • Hoặc có ít nhất có 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới
    (WHO), trong đó nhóm 8 là bắt buộc:

  • Nhóm 1. Lương thực: Gạo, ngô, khoai, sắn…

  • Nhóm 2. Hạt các loại: Nhóm đậu đỗ, vừng, lạc.

  • Nhóm 3. Sữa và các sản phẩm từ sữa.

  • Nhóm 4. Thịt các loại, cá và hải sản.

  • Nhóm 5. Trứng và các sản phẩm của trứng.

  • Nhóm 6. Củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua hoặc
    rau tươi có màu xanh thẫm.

  • Nhóm 7. Rau củ quả khác như su hào, củ cải.

  • Nhóm 8. Dầu ăn, mỡ các loại (Là nhóm bắt buộc).
    b) Yêu cầu về thực đơn

  • Thực đơn được xây dựng theo tuần, theo mùa.

  • Các món ăn của thực đơn không lặp lại trong 2 đến 4 tuần (Có thể xây dựng thực đơn
    theo tuần chẵn, tuần lẻ hoặc 4 thực đơn khác nhau trong tháng…).

  • Với những cơ sở giáo dục mầm non đủ điều kiện, bữa ăn bán trú nên đáp ứng các tiêu chuẩn:
    Bữa chính có trên 10 loại thực phẩm và có từ 3 đến 5 loại rau, củ. Thực đơn bữa chính của trẻ
    mẫu giáo gồm: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng

  • Niêm yết công khai thực đơn tuần/tháng để phụ huynh cùng phối hợp trong việc tổ chức
    bữa ăn cho trẻ tại nhà (khẩu phần đã thực hiện tại trường so với khẩu phần khuyến nghị cả
    ngày, thay đổi món ăn so với ở trường…).

c) Thời gian tổ chức bữa ăn

  • Cơ sở giáo dục mầm non xây dựng thời gian biểu phù hợp cho một ngày hoạt động của
    trẻ tại nhóm / lớp, trong đó lưu ý thời gian giữa các bữa ăn không được quá gần nhau, mỗi
    bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 – 3 giờ.

  • Thời gian cho trẻ ăn không nên quá kéo dài. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian
    tối đa từ khi trẻ bắt đầu ăn đến khi kết thúc bữa ăn không nên quá 30 phút.

d) Yêu cầu đối với việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở vùng khó khăn

  • Về khẩu phần, thực đơn đối với cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó khăn, nguồn thực
    phẩm khan hiếm, có mức tiền ăn thấp:
  • Yêu cầu tối thiểu khi xây dựng khẩu phần: đáp ứng nhu cầu năng lượng và bảo đảm sự
    cân đối giữa các chất sinh năng lượng (protein, lipid, glucid).

  • Bữa ăn trưa có 5 – 7 loại thực phẩm.

  • Nhà trường/cơ sở giáo dục mầm non tổng hợp danh mục đề xuất từ nhóm lớp, nhà bếp;
    rà soát chung toàn trường và xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa trình các cấp quản lí
    phê duyệt trang cấp hoặc chủ động mua sắm từ kinh phí nhà trường, kinh phí xã hội
    hoá.. quy định.

b) Quản lí sử dụng hiệu quả trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng

  • Ban Giám hiệu/chủ cơ sở giáo dục mầm non cần có sổ sách theo dõi, bàn giao đầy đủ các
    trang thiết bị cho nhóm lớp, nhà bếp khi trang cấp.

  • Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua hàng tháng/học kỳ/năm học trong đó có nội dung bảo
    quản, sử dụng hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng của nhóm lớp/nhà bếp. Ban giám hiệu/chủ
    cơ sở thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng trang thiết bị tại các nhóm lớp,
    nhà bếp.

  • Hướng dẫn giáo viên/nhân viên cách khai thác, sử dụng/bảo quản trang thiết bị đúng cách.

  • Thực hiện nghiêm túc việc định kì kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị. Kịp thời thay thế,
    sửa chữa trang thiết bị khi có hỏng hóc theo đề xuất của giáo viên, nhân viên.

  • Xây dựng hệ thống bảng biểu trong và ngoài bếp phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng

####### 3. Hướng dẫn tổ chức bữa ăn

a) Chuẩn bị

* Dụng cụ ăn uống

  • Đủ bát, thìa, cốc uống nước, bình sữa (nếu có sử dụng) cho mỗi trẻ. Nên chuẩn bị dư số
    bát, thìa so với số trẻ để thay thế trong trường hợp trẻ làm rơi.

  • Bát, thìa, cốc uống nước của trẻ phải tiệt trùng bằng nước sôi hoặc sấy trước khi ăn.

  • Bình sữa (nếu có sử dụng) tiệt trùng bằng nước sôi hoặc sấy.

  • Dụng cụ chia thức ăn cũng phải được tiệt trùng.

  • Đủ khăn lau miệng riêng cho mỗi trẻ, yếm cho mỗi trẻ (nếu có), khăn ẩm để lau tay cho
    từng nhóm để trong khay.

* Địa điểm ăn uống

Khu vực ăn phải thoáng đãng, sạch sẽ; mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

  • Có đủ bàn, ghế được vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Ghế cho trẻ nhỏ phải có tay vịn và tựa
    vững chắc.

  • Đối với trẻ nhỏ cô sắp xếp bàn ghế cho trẻ. Đối với trẻ 3- 6 tuổi cô hướng dẫn trẻ tự xếp
    bàn ghế. Bố trí 4 – 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi xung quanh bàn dễ dàng. Vị trí các bàn hợp
    lí để cô giáo dễ quan sát trẻ trong khi ăn.

  • Chuẩn bị bàn riêng để chia thức ăn. Bàn nên kê tại vị trí hợp lí, nơi trẻ ít đi lại.

Có thể để khay đựng thức ăn ngay trên xe đẩy, nhưng phải để ở khu vực nơi trẻ ít qua lại.

* Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn

  • Đối với trẻ bé ăn sữa, bột, cháo, cơm nát: cô rửa tay, lau mặt, đeo yếm cho trẻ.

  • Đối với trẻ lớn ăn cơm thường : cô hướng dẫn cho trẻ tự rửa tay bằng xà phòng, lau mặt.

  • Cho trẻ đi vệ sinh nếu có nhu cầu.

* Vệ sinh của cô: Cô giáo phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, đeo
khẩu trang. Cô chia thức ăn cần có thêm mũ và tạp dề.

b) Thực hiện
* Chia ăn

Pha sữa: cô pha sữa theo công thức hướng dẫn của nhà sản xuất vào cốc hoặc bình sữa cho
từng cháu. Tuy nhiên nên hạn chế dùng bình sữa.

Bột, cháo: cô chia ra bát theo số lượng trẻ của từng lần cho ăn.

Cơm: lần 1, cô xúc cơm vào từng bát rồi trộn đều với món mặn; lần xúc cơm thứ 2 cô chan
canh vào cơm cho trẻ.

Một số lưu ý:

  • Sữa, thức ăn chia xong nhưng cháu chưa ăn thì phải đậy kín. Sữa chỉ uống trong vòng
    hai tiếng sau khi pha.

  • Sau khi chia xong, thức ăn chuyển cho trẻ ăn phải có nhiệt độ phù hợp, không được
    nóng sẽ gây bỏng trẻ. Vào mùa đông, cần đảm bảo giữ nhiệt độ thức ăn còn ấm cho đến
    thời điểm trẻ ăn.

  • Ở nhóm trẻ ăn bột cháo, cơm nát: cháu nào thức dậy trước và tỉnh táo thì cô cho ăn
    trước, bàn nào chuẩn bị xong thì cho ăn trước.

* Cho trẻ ăn

Tuỳ thuộc vào độ tuổi, chế độ ăn, cô giáo tổ chức cho trẻ ăn theo quy trình.

Một số lưu ý:

  • Không ép trẻ ăn dưới bất kì hình thức nào; không bịt mũi, ngáng mồm, bắt trẻ nuốt;
    không cho trẻ ăn, uống khi trẻ đang ho, khóc hoặc ngủ gật.

  • Phải kiểm tra độ nóng của thức ăn (sữa, bột, cháo, thức ăn…) trước khi cho trẻ ăn.
    Không thổi vào thức ăn của trẻ.

  • Không cho trẻ ăn uống đồ ngọt trước các bữa ăn.

  • Cần quan tâm hơn đối với những trẻ mới đi học, trẻ mới tập ăn, trẻ biếng ăn, trẻ ăn
    chậm, trẻ yếu hay trẻ mới ốm dậy.

  • Địa điểm: Phù hợp với quy mô tổ chức (trong lớp, ngoài sân,…); bàn bày thức ăn đặt ở
    trung tâm, rộng, dễ quan sát món ăn, dễ lấy đồ ăn; bàn ghế trẻ ngồi ăn bày đủ cho số trẻ,
    không quá xa chỗ lấy thức ăn.

  • Món ăn: món ăn phong phú, đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với trẻ, trình bày món ăn thu
    hút trẻ.

  • Tổ chức:
  • Cho trẻ vệ sinh trước khi ăn, tổ trực nhật cùng giáo viên sắp xếp món ăn, bàn ăn, đồ
    dùng, dụng cụ ăn.

  • Giáo viên cho trẻ đi tham quan bàn bày thức ăn, cho trẻ quan sát, giới thiệu các món ăn,
    trò chuyện với trẻ về kĩ năng, các nguyên tắc ăn, cách lấy đồ ăn văn minh khi ăn tự chọn.

  • Cho trẻ lấy đồ ăn theo ý thích; giáo viên quan sát, động viên, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ
    cần.

  • Kết thúc hoạt động ăn, giáo viên cùng trẻ thu dọn và sắp xếp đồ dùng, dụng cụ gọn
    gàng. Cho trẻ vệ sinh cá nhân sau khi ăn.

* Bữa ăn gia đình

  • Ý nghĩa: Tạo không khí hoạt động ăn tại lớp ấm cúng như gia đình; rèn trẻ kĩ năng sử
    dụng một số đồ dùng trong gia đình: bát sứ, đũa,… biết cách bảo quản đồ dùng dễ vỡ;
    biết cách phối hợp cùng giáo viên và các bạn cùng bày bàn ăn cho bữa ăn gia đình.

  • Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn, nhỡ.

  • Thời gian: Tuỳ theo điều kiện thực tế, mục tiêu rèn kĩ năng từng giai đoạn của trẻ mà
    nhà trường đặt ra. Để đạt được hiệu quả cao giúp trẻ thành thục các kỹ năng nên tổ chức
    trong cả tuần (1 tuần/tháng).

  • Chuẩn bị:

  • Đồ dùng dụng cụ tổ chức cho trẻ ăn: bát, đĩa sứ các loại (bát ăn cơm, canh,…), đũa,
    thìa, bàn ăn, khăn trải bàn (nếu có). Cố gắng chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ ăn giống như ở
    gia đình nhưng chú ý kích cỡ cần phù hợp với trẻ.

  • Địa điểm: trong lớp học, phòng tổ chức hoạt động ăn,…

  • Món ăn: theo thực đơn của nhà trường, cách chế biến phù hợp với trẻ và phù hợp với
    hình thức ăn gia đình.

  • Tổ chức:
  • Cho trẻ vệ sinh trước khi ăn, tổ trực nhật cùng giáo viên sắp xếp bàn ăn, đồ dùng, dụng
    cụ ăn, chia ăn cùng giáo viên, bày bàn ăn.

  • Giáo viên trò chuyện với trẻ về món ăn, các nguyên tắc khi sử dụng, đồ dùng, dụng cụ
    ăn, giáo dục kĩ năng biết chia sẻ thức ăn khi ăn trong một bàn ăn, mời cơm trước khi ăn.

  • Trẻ ăn, giáo viên bao quát, quan sát, động viên khích lệ trẻ ăn văn minh, vệ sinh và ăn
    đủ chất dinh dưỡng.

  • Kết thúc hoạt động ăn gia đình, giáo viên cùng trẻ cất, dọn sắp xếp đồ dùng, dụng cụ;
    cho trẻ lần lượt vệ sinh cá nhân sau khi ăn.

* Ăn bằng khay

  • Ý nghĩa: Giúp trẻ làm quen với một hình thức ăn mới, rèn kĩ năng tự phục vụ, tạo thói
    quen văn minh xếp hàng lấy khay ăn, chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.

  • Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn.

  • Thời gian: Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất thực tế, mục tiêu rèn kĩ năng từng giai
    đoạn của trẻ mà nhà trường đặt ra.

  • Chuẩn bị:

  • Đồ dùng, dụng cụ tổ chức cho trẻ ăn: khay , đũa, thìa, bát chia canh, bàn ăn, khăn trải
    bàn (nếu có), kích cỡ cần phù hợp với trẻ.

  • Địa điểm: trong lớp học, phòng tổ chức hoạt động ăn,…

  • Món ăn: Theo thực đơn của nhà trường.

  • Tổ chức:
  • Cho trẻ vệ sinh trước khi ăn, tổ trực nhật cùng giáo viên sắp xếp bàn ăn, đồ dùng, dụng
    cụ ăn, đũa, thìa…

  • Giáo viên trò chuyện với trẻ về món ăn, các nguyên tắc khi sử dụng, đồ dùng, dụng cụ
    ăn, giáo dục kĩ năng tự phục vụ, xếp hàng lần lượt lấy khay ăn.

  • Trẻ ăn, giáo viên bao quát, quan sát, động viên khích lệ trẻ ăn văn minh, vệ sinh và ăn
    hết suất.

  • Kết thúc hoạt động ăn, giáo viên cùng trẻ cất, dọn sắp xếp khay, đồ dùng, dụng cụ; cho
    trẻ lần lượt vệ sinh cá nhân sau khi ăn.

####### II. Chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn

1. Hướng dẫn chăm sóc giấc ngủ
a) Yêu cầu về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ

Phòng ngủ phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ; đảm bảo không khí, nhiệt độ, ánh sáng: ấm về
mùa đông thoáng mát về mùa hè (nếu lớp sử dụng điều hòa nhiệt độ giữ mức từ 25 độ C),
điều chỉnh quạt và nhiệt độ điều hoà phù hợp, không có tiếng ồn.