1. Nêu khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật ? (Cho các ví dụ). Cho biết chúng thuộc về mặt nào ? 2. Nêu khái niệm: ngôn từ, kết cấu, thể lo
1.
– Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả
• Ví dụ: Đề tài của “Tắt đèn” là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước CMT8 trong những ngày sưu thuế => đây là đề tài thể hiện sự gắn bó của Ngô Tất Tố với cuộc sống người dân
– Chủ để: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản
• Ví dụ: “Nam quốc sơn hà” chỉ có 28 chữ mà là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ thuộc vào quy mô, ý định của tác giả
• Ví dụ: “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm có nhiều chủ đề đan xen
– Tư tưởng: là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc
• Ví dụ: “Tắt đèn” có 2 tư tưởng lớn:
+ Lên án thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc
+ Tình thương yêu, trân trọng những người nông dân bị áp bức
– Cảm hứng nghệ thuật: là nội dung tìm cảm chủ đạo của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả
• Ví dụ: cảm hứng trong “ Tắt đèn” là
+ Lòng căm phẫn, tố cáo bọn quan lại ở nông thôn
+ Tấm lòng yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ở Ngô Tất Tố