1 Năm Ánh Sáng Bằng Bao Nhiêu Km? Đi Mất Bao Lâu thời gian
3/5 – (3 bình chọn)
“Năm ánh sáng” là đơn vị đo khoảng cách giữa các ngôi sao hoặc các hành tinh trong vũ trụ. Vậy 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Cùng đi sâu chi tiết vào bài biết sau đây để tìm hiểu kỹ hơn về đơn vị đo này nhé!
Năm ánh sáng là gì? Lịch sử hình thành nên năm ánh sáng
Năm ánh sáng là thuật ngữ nhằm để chỉ quãng đường ánh sáng đi được trong thời gian 1 năm (năm Julius – tính theo thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời)
Có thể thấy được rằng năm ánh sáng chính là đơn vị đo chiều dài lớn trong vũ trụ, giữa hành tinh này đến hành tinh khác,… Liệu bạn có tò mò vì sao lại sử dụng năm ánh sáng để đo khoảng cách trong vũ trụ thay vì sử dụng đơn vị km như bình thường?
Sở dĩ người ta sử dụng năm ánh sáng là bởi vũ trụ quá rộng lớn, thậm chí nó còn giãn nở thêm theo thời gian. Chúng ta không thể sử dụng kilomet hay mét để diễn tả được sự rộng lớn này cho dù chúng có một con số cụ thể. Cuộc đời của mỗi con người là quá ngắn để có thể khám phá được toàn bộ vũ trụ bao la rộng lớn.
Đây không phải đơn giản như cách tính khoảng cách từ ngôi nhà này đến ngôi nhà khác, hay từ thành phố này đến thành phố khác. Vũ trụ là vô tận.
Với vận tốc ánh sáng là 299.792,458 km/giây (xấp xỉ 300 ngàn km), thì việc sử dụng tốc độ của ánh sáng để nhằm đo khoảng cách trong vũ trụ là một cách tính rút gọn tiên tiến trong khoa học của con người.
Thuật ngữ năm ánh sáng được tìm ra từ khoảng những năm giữa thế kỉ 19 bởi nhà thiên văn học người Đức F.Bessel, ông đã đo thành công khoảng cách từ Trái Đất đến một ngôi sao khác ngoài hệ Mặt Trời vào năm 1838. Mặc dù giới thiên văn học vẫn sử dụng đơn vị để tính khoảng cách vũ trụ khi đó là “Đơn vị thiên văn ”, nhưng Bessel nghĩ rằng mọi người sẽ dễ hình dung hơn với hình ảnh bước sóng ánh sáng đi được bao xa để có thể biết về các khoảng cách trong vũ trụ.
Nhưng ông lại ngập ngừng trong việc công bố năm ánh sáng, bởi vì ông lo sợ sẽ làm sai kết quả ông mới tìm ra, vì vận tốc ánh sáng còn chưa biết được con số chính xác là bao nhiêu.
Nhưng thời gian sau, thuật ngữ “năm ánh sáng” bắt đầu được đưa vào các sách, tài liệu chuyên môn. Sau đó, các nhà khoa học đã lần lượt tìm ra được vận tốc ánh sáng.
Sau đó, đến năm 1984, “năm ánh sáng ” mới được công bố chính thức và sử dụng phổ biến như hiện nay. Tên tiếng Anh của cụm từ là Light Year, cho nên đơn vị này có ký hiệu là Ly.
Ngoài Ly, “năm ánh sáng” còn được gọi theo ngôn ngữ riêng của các quốc gia và có các ký hiệu riêng như tên của họ.
Tốc độ ánh sáng là bao nhiêu?
Vận tốc ánh sáng là 299.792.450 m/s. Chưa đầy 1 giây là ánh sáng đã có thể đi từ trái đất tới Mặt Trăng và mất khoảng 8 phút để đến được Mặt Trời. Trong vòng một giây, ánh sáng có thể đi được 7 vòng quanh xung quanh trái đất. Mặc dù nhanh tới vậy, nhưng chúng phải mất nhiều năm mới vượt qua được khoảng cách giữa chúng ta với những ngôi sao gần nhất.
Vận tốc của ánh sáng sẽ bị giảm đi khi đi qua các môi trường như nước, không khí, thủy tinh và tất cả các loại vật liệu trong suốt khác. Hiện nay, tốc độ của các sóng truyền thanh, truyền hình, sóng ra-đa, tia cực tím,… có chuyển động với vận tốc nhanh tương đương như với vận tốc của ánh sáng.
Cách quy đổi năm ánh sáng
Chắc hẳn bạn đang rất băn khoăn không biết 1 năm ánh sáng đi mất bao lâu hay một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Để trả lời cho băn khoăn này chúng ta hãy cùng quy đổi năm ánh sáng sang các đơn vị khác sau đây:
Năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Để tính được một năm ánh sáng, bạn cần dựa vào công thức tính sau đây:
S= V x T
Trong đó:
-
V: chính là vận tốc của ánh sáng
-
T: được xem là thời gian.
-
S: chính là quãng đường mà ánh sáng đi được trong khoảng thời gian T.
Như chúng ta đã biết ở trên, vận tốc của ánh sáng là 299.792,458 km/s
Theo đó, bạn cần phải thực hiện quy đổi thời gian 1 năm ra giây. Ta có: 1 năm = 365,24 ngày, mỗi ngày 24 giờ, mỗi giờ 60 phút, mỗi phút có 60 giây.
Như vậy 1 năm sẽ có: 365,24 x 24 x 60 x 60 = 31.556.926 (giây)
Nhân 2 con số trên với nhau ta có: 9.460.528.400.000 km.
Một con số quá dài như vậy chắc hẳn sẽ khiến chúng ta phải hoa mắt, chúng ta có thể rút gọn lại là tương đương xấp xỉ 9,5 ngàn tỷ km
Như vậy: 1 Ly = 9,5 ngàn tỷ km
Từ một “năm ánh sáng”, các nhà khoa học cũng quy ước thêm một số bội số theo đơn vị đo khoảng cách như sau :
-
Kly: (K = Kilo): tức là 1000 năm ánh sáng
-
Mly: (M = Mega): 1 triệu năm ánh sáng
-
Gly: (G = Giga): 1 tỷ năm ánh sáng.
1 tỷ năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Trên thực tế, các đo lường thiên văn còn phải sử dụng đến đơn vị hàng triệu, thậm chí hàng trăm, hàng tỷ năm ánh sáng.
Để tính được 1 tỷ năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, ta tính như sau: 9,5 x 10^12 x 10^9 = 9,5 x 10^21 (9.500 tỷ tỷ km).
||Bạn có biết: 1 Thế Kỷ Bằng Bao Nhiêu Năm? Năm 2020 là Thế Kỷ Bao Nhiêu
Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu ngày?
Cùng với cách quy đổi 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, chúng ta cũng hoàn toàn có thể sử dụng khoảng cách ánh sáng giữa các thiên thể để nhằm xác định thời gian xảy ra các hiện tượng thiên văn.
Thường thì các hiện tượng xảy ra từ rất lâu thì người ở Trái Đất mới có thể thấy. Vì “tàn dư” của ánh sáng sẽ mất rất lâu để đi qua quãng đường đến Trái Đất. Chúng cũng giống như việc bạn biết được vận tốc, khoảng cách sẽ tìm ra thời gian.
Vận tốc ánh sáng trong vũ trụ là 300.000 km/s. Khi sử dụng kính thiên văn, dựa vào tính toán chúng ta có thể xác định được khoảng cách tương đối của vật thể. Như vậy, thời gian ánh sáng bắt đầu đi từ vật thể đó đến được Trái Đất là bao lâu.
Gần đây các nhà khoa học đã nhìn thấy một vụ nổ siêu tân tinh, đây được cho là đã xảy ra cách đây 2,5 triệu năm và là giai đoạn bắt đầu của Kỷ Băng hà. Có nghĩa là thứ mà chúng ta nhìn thấy được từ Trái Đất là ánh sáng của vụ nổ xảy ra từ 2,5 triệu năm trước.
Giả tường có một thế giới sống khác phát hiện ra Trái Đất, thứ họ nhìn thấy được trên hành tinh chúng ta qua kính viễn vọng sẽ không phải là thế giới con người hiện đại, mà đó là thời kỳ khủng long còn sống!
Cách để có thể xác định được thời gian vụ nổ trên dựa vào khoảng cách ánh sáng của chúng so với Trái Đất.
Một số đơn vị ánh sáng khác
Cùng với năm ánh sáng, chúng ta còn có một số đơn vị đo khoảng cách trong không gian vũ trụ được tính theo tháng, tuần, ngày, phút, giờ,… Tuy nhiên, kết quả về độ dài sẽ được quy định bằng mét thay vì kilomet như năm ánh sáng.
Những trên thực tế, những đơn vị này lại rất ít được sử dụng. Thường thì những đơn vị này chỉ sử dụng cho những trường hợp dành cho một số thiên thể lạ nằm trong vùng khoảng cách này như những đám mây Oort ở xung quanh Mặt Trời. Chúng cách Trái Đất khoảng 290 – 580 ngày ánh sáng, tương đương 41 đến 82 tuần ánh sáng và 10 đến 20 tháng ánh sáng.
Qua đây các bạn đã có thể tính được 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, cũng như những điều vô cùng thú vị xung quanh hành tinh này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ là lời giải đáp “thỏa đáng nhất” giúp bạn hiểu hơn về thế giới khoa học, những gì đang chuyển động xung quanh cuộc sống của chúng ta.