1 Bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng trộn có tốt không?
Bánh tráng trộn hay các loại bánh tráng cuốn bơ, bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng là các món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ăn bánh tráng trộn nhiều sẽ mang lại một vài ảnh hưởng đến sức khỏe. Điển hình là việc giảm cân hay tăng cân. Để giúp cho việc ăn bánh tráng trộn không ảnh hưởng đến cân nặng của bạn thì bạn cần biết bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Khi nắm được lượng calo có trong các bịch hay túi hay suất bánh tráng trộn thông thường, bạn sẽ chủ động hơn trong việc giảm hay tăng cân của mình đấy.
1. Những thành phần có trong 1 bịch bánh tráng trộn tiêu chuẩn
Đầu tiên, để biết được bánh tráng trộn bao nhiêu calo chúng ta cần liệt kê tất cả các nguyên vật liệu để làm nên một bịch bánh tráng trộn tiêu chuẩn mà các hàng quán thường bán. Sau đó là thành phần các chất dinh dưỡng tương ứng có trong túi bánh tráng trộn.
1.1. Một suất bánh tráng trộn bao gồm những gì?
Tuy mỗi hàng quán bán một kiểu khác nhau với các định lượng nguyên vật liệu cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng ta có thể liệt kê con số gần giống nhất của các nguyên vật liệu tạo nên 1 túi bánh tráng trộn như sau:
- 50g bánh tráng cắt sợi
- 20g ruốc
- 20g khô bò
- 20g khô mực
- 10g đậu phộng rang sẵn
- 50g xoài
- 20g rau răm
- 10g hành
- 5g muối
- 3 quả trứng cút
Ngoài các nguyên liệu kể trên thì còn có thêm đường, tắc, mỡ hành. Như vậy, có thể thấy trong mỗi bịch bánh tráng có khá nhiều các nguyên liệu. Mỗi nguyên liệu chỉ gồm 1 lượng nhỏ nhưng cũng đủ mang lại hương vị đậm đà, khó cưỡng.
Nguyên liệu làm nên món bánh tráng trộn
1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong bánh tráng trộn
Theo các bảng tính toán và thống kê thì trung bình trong 100g bánh tráng trộn sẽ chứa 16g chất béo, 5g protein cùng 33g carbs. Mà một phần bánh tráng trộn thông thường theo các hàng quán bán lại hơn 200g, như vậy tổng lượng các chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta sẽ nạp khi ăn 1 bịch bánh tráng trộn là 32g chất béo, 10g protein và 66g carbs.
Ngoài ra, với thành phần chính là bánh tráng, xoài xanh, trứng và bò khô, món ăn này cung cấp cho cơ thể một lượng lớn tinh bột, các vitamin cần thiết cho cơ thể cũng như rất nhiều các khoáng chất khác như đồng, sắt, kẽm, mangan, i-ốt,…
2. Vậy 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calories?
Theo các thông số có được về lượng carb, protein cũng như chất béo ở trên, 1 bịch bánh tráng trộn sẽ có 600 calo. Tùy vào mỗi hàng quán sẽ có sự chênh lệch chút ít nhưng con số 600 calo so với các món ăn khác như phở (500 calo), bún bò (534 calo), xôi (600 calo) cũng được xem là khá cao.
Có thể bạn không biết nhưng phần lớn lượng calo của món bánh tráng trộn là đến từ chất béo. Ở những hàng quán bán ra các suất bánh tráng trộn với màu sắc vàng ươm hấp dẫn sẽ càng chứa nhiều calo hơn.
Bánh tráng trộn có bao nhiêu calo?
Giờ thì bạn đã biết ăn báng tráng trộn có mập không rồi nhé. Hãy hạn chế hoặc lựa chọn những nơi bán bánh tráng trộn với các nguyên liệu đảm bảo và ít sử dụng dầu mỡ. Nếu không bạn sẽ mập lên đấy.
3. Ăn bánh tráng trộn có tốt không?
Như chúng ta đã tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng có trong bánh tráng trộn. Trong món ăn vặt hấp dẫn này cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi và cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin A, B1, B2, B6,… ; các khoáng chất; chất xơ. Riêng đối với chất béo có trong bánh tráng trộn lại là thực phẩm không tốt cho cơ thể. Vì các lý do đó, nếu bạn ăn bánh tráng trộn với lượng dầu hay chất béo ít sẽ không gây hại đến sức khỏe. Nếu bạn thích dùng bánh tráng trộn nhiều mỡ hành sẽ dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, nhiễm mỡ máu,….
Ngoài ra, hầu hết các cửa hàng bán bánh tráng trộn trên thị trường đều nhập nguyên vật liệu nhiều mà không biết cách bảo quản khiến cho chất lượng bị ảnh hưởng. Rất nhiều trường hợp bánh tráng hoặc ruốc khi trộn bán mới phát hiện đã bị mốc. Nếu ăn phải bánh tráng trộn làm từ nguyên liệu không đảm bảo chất lượng lại càng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách tốt nhất để có thể thỏa mãn cơn thèm bánh tráng trộn của bạn chính là lựa chọn các quán bán bánh tráng trộn đảm bảo chất lượng. Hoặc bạn cũng có thể học cách tự làm tại nhà.
4. Ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không?
Ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không?
Ăn bánh tráng trộn quá nhiều đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể một lượng chất béo cao. Cùng với đó là ớt sa tế hoặc sốt ớt cay nhiều lại khiến cho cơ thể bị nóng trong, sinh nhiệt và làm cho da dễ bị nổi mụn.
Để ăn bánh tráng trộn không lo bị nổi mụn mà lại còn đẹp da, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm sau đây để làm mát và giải độc cho cơ thể.
- Rau xanh: Với lượng chất xơ dồi dào, các loại rau xanh sẽ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và loại bỏ sự tích tụ của mỡ thừa.
- Trái cây tươi: Đây là nguồn cung cấp các vitamin tự nhiên cực kỳ tốt cho làn da, giúp da khỏe mạnh và không bị mụn.
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,… có tác dụng làm mát cơ thể rất hiệu quả. Bạn nên uống nước đậu đen rang hoặc nước đậu xanh để giải nhiệt cơ thể do ăn bánh tráng trộn cay nồng.
- Nước lọc: Uống nước lọc đủ 2l mỗi ngày không chỉ giúp ngăn ngừa da nổi mụn mà còn giúp cơ thể khỏe đẹp từ trong ra ngoài nhanh chóng.
5. Tác hại của bánh tráng trộn
Nhu cầu bánh tráng trộn hiện nay là rất lớn bởi không chỉ giới trẻ mà còn có cả các chị em văn phòng hay các cô chú lớn tuổi vẫn yêu thích vị ngon của nó. Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy các xe bán bánh tráng trộn mọc lên như nấm ở khắp các con đường dù là hẻm. Trong vô vàn các hàng quán đó, liệu có bao nhiêu hàng quán đảm bảo được chất lượng vệ sinh cho các nguyên liệu?
Cùng xem lại các thành phần của món bánh tráng trộn lần nữa, nào là bánh tráng, ruốc, khô bò, khô mực hay muối. Đây đều là những loại thực phẩm có thể để được lâu và không có hạn sử dụng nhất định. Đặc biệt đối với các loại nước sốt, sốt ớt, sa tế lại là các công thức đặc biệt của độc quyền mỗi quán lại càng không có bất kì một chứng nhận nào. Nếu mua phải bánh tráng trộn ở những nơi có chất lượng không đảm bảo sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Một số ảnh hưởng có thể kể đến như sau:
Những tác hại của việc ăn bánh tráng trộn
- Đau bụng: Do các nguyên vật liệu như xoài, rau răm, trứng cút hầu hết được bày bán tại các điểm ven đường đầy khói bụi. Trong khi trộn bánh tráng trộn người bán không rửa lại kĩ có thể gây đau bụng do bụi bẩn cùng các vi khuẩn xâm nhập.
- Ngộ độc: Với các loại nguyên liệu như bánh tráng, ruốc và các loại khô để lâu ngày khi không bảo quản tốt rất dễ bị ẩm mốc. Ẩm mốc này đôi khi rất khó phát hiện ra, cho đến khi ăn phải rất dễ gây ngộ độc tù nhẹ đến nặng.
- Ung thư: Giá bán của món bánh tráng trộn chỉ dao động từ 15k cho đến 25k một bịch nhưng lại có vô số nguyên liệu. Câu hỏi đặt ra là tại sao nó lại rẻ đến vậy? Phải chăng dầu, sa tế có trong bánh tráng trộn được làm từ dầu thải; khô bò, mực là giả, được làm từ các chế phẩm khác? Khi ăn phải những thứ này, cơ thể chắc chắn sẽ bị tích tụ lại các chất độc hại, lâu dần dẫn đến ung thư.
6. Những lưu ý khi ăn bánh tráng trộn
Sau khi biết được những tác hại do ăn bánh tráng trộn không đảm bảo chất lượng, bạn cần thật chú ý đến những điểm sau đây:
- Về địa chỉ, hàng quán bán bánh tráng trộn: Bạn cần quan sát một chút về địa điểm cũng như cách trưng bày thức ăn của hàng quán. Nếu là xe bán đậu ở vỉa hè, hãy đảm bảo tất cả các nguyên vật liệu được che chắn kĩ càng.
- Về người bán: Đây cũng là một điểm rất đáng lưu ý khi bạn muốn bịch bánh tráng trộn mà mình mua được không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Người trộn bánh có mang bao tay và có đổi bao tay mới khi trộn cho khách mới? Bởi bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất, chắc chắn bạn sẽ chẳng muốn mình ăn phải một trong số chúng đâu.
- Về chất lượng của sản phẩm: Một bịch bánh tráng trộn ngon và tốt cho sức khỏe phải là bịch bánh tráng trộn với phần bánh tráng, ruốc, khô bò còn tươi mới, không bị ẩm mốc, các loaị rau, xoài còn xanh và được rửa sạch,….
Người bán dùng tay không để trộn
Ngoài ra, bạn không nên ăn bánh tráng trộn quá nhiều vì dễ gây tích tụ chất béo có hại cho cơ thể. Mỗi một tuần chỉ nên ăn từ 2-3 lần. Khi ăn không nên cho quá nhiều dầu ớt gây nóng trong người và nổi mụn.
Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến bánh tráng trộn bao nhiêu calo cũng như ăn bánh tráng trộn có mập không, có nổi mụn không,… Hy vọng bạn đã nắm được những thông tin bổ ích.