#1 [Bảng Giá] Dịch Vụ Tắm Bé Tại Nhà | Uy Tín – Ưu Đãi 40%

CÁC BƯỚC TẮM CHO TRẺ SƠ SINH VÀ CÁCH TẮM BÉ SƠ SINH TẠI NHÀ CỦA FAGOMOM

fagomom

Bước 1: Trước khi thực hiện tắm bé, điều dưỡng viên tắm bé làm vệ sinh tay, diệt khuẩn bằng cồn chuyên dụng.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ tắm:

  • Chậu tắm cần vệ sinh sạch
  • Khăn tắm nên là khăn mềm tránh tổn hại đến da của trẻ sơ sinh
  • Dụng cụ y tế vệ sinh cho Bé cần được rửa sạch bằng cồn y tế(Các mẹ chú ý về hạn sử dụng của các vật dụng nữa nhé)
  • Dụng cụ đo nhiệt độ nước

Bước 3: Chơi và giao tiếp với Bé

Bước này quan trọng không kém, để bé có thể thoái mái nhất khi tắm.

fagomom

Bước 4: Massage trước khi tắm cho Bé

Việc massage cho bé để tạo cảm giác thân thiện, thêm vào đó giúp máu được lưu thông dễ dàng trước khi vào tắm. Việc Massage cũng giúp bé có một thân hình cân đối và dẻo dai, chú ý massage kỹ vùng bụng để giúp hệ tiêu hoá của bé tốt, ít bị các bệnh rối loạn tiêu hoá và đầy hơi. Massage vùng đầu giúp bé thư giãn bớt căng thẳng và quấy khóc.

*Lưu ý: Thời điểm massage và thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất:

  • Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là khi trẻ đã hoàn toàn tỉnh táo, thoải mái sau khi ngủ dậy
  • Sau khi ăn 1h
  • Không massage khi bé bị sốt, cảm, ho, có vết thương hở

Bước 5: Kiểm tra nước tắm

  • Nhiệt độ nước tắm thích hợp: 37 – 38oC
  • Nhiệt độ phòng: 28 – 30oC (*Để tránh cho Bé bị sốc nhiệt khi tắm xong và được đưa ra khỏi chậu tắm)

Bước 6: Vệ sinh lưỡi, nướu, khoang miệng cho bé

Trẻ sơ sinh thường hay có cặn sữa màu trắng bám trên lưỡi, nếu không được làm sạch sẽ khiến bé khó chịu và lười bú và để lâu sẽ gây nhiễm khuẩn và mắc bệnh, vì vậy các mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé thường xuyên để giữ miệng bé sạch sẽ, bé sẽ bú tốt hơn và còn giúp ngăn ngừa các bệnh về nấm lưỡi, tưa lưỡi.

fagomom

Chúng ta có thể rơ lưỡi bằng gạc sạch cùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý

(Khi bé đã được 1 tuổi, các mẹ có thể rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng mật ong. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện nên sẽ hạn chế được tình trạng bị dị ứng hay bị ngộ độc mật ong vì chất clostridium botulium có trong mật ong gây nguy hiểm cho hệ thần kinh.)

Bước 7: Kiểm tra vệ sinh rốn

Nếu rốn không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, tình trạng nhiễm trùng rốn có khả năng lan ra các mô xung quanh, vùng quanh rốn bị viêm đỏ, tạo ra quầng rốn có đường kính trên 2cm. Trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng toàn thân với sự xuất hiện của một số triệu chứng như sốt cao, bỏ bú…

fagomom

Một số loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt rốn, đặc biệt nghiêm trọng nhất là vi khuẩn Clostridium tetani (vi khuẩn uốn ván).

Ở giai đoạn đầu, sau khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ, các triệu chứng của bệnh vẫn chưa biểu hiện rõ. Tuy nhiên, qua một thời gian (khoảng sau 7 ngày nhiễm bệnh) bệnh sẽ xuất hiện với một loạt các dấu hiệu như sốt cao liên tục, bỏ bú, co giật, miệng sùi bọt mép…..thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Chính vì thế, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là việc hết sức quan trọng. Các mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng đồng thời đem lại sự thoải mái cho trẻ.

Bước 8: Kiểm tra vệ sinh Tai – Mũi – Họng

Việc kiểm tra và vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên sẽ tránh được cho bé các bệnh cúm, phát hiện những triệu chứng bất thường trong tháng đầu mới sinh

fagomom

Bước 9: Chăm sóc Mẹ sau sinh

Sau sinh là giai đoạn mà mẹ cần được quan tâm và chăm sóc nhiều nhất bởi mẹ đã trải qua quá trình vượt cạn vô cùng vất vả. Chăm sóc cơ thể sau sinh đúng cách sẽ giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng và không gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể về sau.

Việc phục hồi sau khi sinh sẽ giúp mẹ có được cơ thể dẻo dai, cũng như phòng ngừa được tối đa các chứng bệnh hậu sản. Sau sinh là thời kỳ vàng để hồi phục cơ thể cũng như tái tạo da, cũng là thời kì giúp da sáng hồng, rạng rỡ hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn giúp cơ thể định hình vùng bụng, cũng như giúp mẹ có được vòng eo săn chắc, tránh tình trạng mất dáng sau sinh

  • Kiểm tra tầng sinh môn/vết mổ
  • Cắt chỉ thay băng

Ngoài ra, các mẹ các mẹ nên trải nghiệm hơ lá trầu không cho bé khi sử dụng vụ tắm bé tại nhà. Công dụng của lá trầu không với bé sơ sinh

Lá trầu không có công dụng với trẻ nhỏ như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vậy. Sử dụng nó có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau:

fagomom

  • Đắp lá trầu sau khi hơ nóng vào bụng trẻ sẽ giúp bé thôi khóc. Phương pháp này thường áp dụng cho trẻ hay khóc dạ đề thuộc dạng tỳ vị hư hàn.
  • Ngoài đắp ở bụng, một số mẹ cũng đắp ở mông, đùi, tay, chân cho bé để có công dụng giúp bé ngưng khóc.
  • Hơ lá trầu không cho ấm đặt vào thóp bé, giữ nguyên 10 phút sẽ giúp bé hết nấc cụt.
  • Đối với trẻ bị trầy xước tay chân, phát ban, sưng viêm, táo bón thì giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau sẽ hiệu nghiệm.
  • Đối với trẻ bị đau bụng thì hơ nóng lá trầu, vuốt bụng khoảng 5 phút từ trên xuống.
  • Đối với trẻ bị đầy hơi, tiêu hóa khó thì hơ lá trầu đắp lên bụng kèm với massage cho bé cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng này.
  • Trong lá trầu có chứa polyphenol nên có công dụng ngăn ngừa sự tấn công của nấm bệnh, làm nước khử trùng hiệu quả.
  • Lá trầu có công dụng giúp trẻ sáng mắt, tuy nhiên thực hư công dụng này như thế nào đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.
  • Trẻ nấc cụt chỉ cần hơ lá trầu không ấm đặt lên thóp và để trong thời gian 10 phút là được.
  • Trẻ chạy nhảy nên thường xuyên bị sưng u cục. Chỉ cần đắp lá trầu không lên sẽ hiệu quả ngay tức thì.