#1 Bản đồ châu Á – Đặc điểm hành chính và địa lý châu Á

Những điều cần biết về bản đồ Châu Á

Châu Á được xem như một châu lục đứng đầu thế giới về diện tích và số dân. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như thế, Châu Á luôn được xem là một địa điểm thu hút khách du lịch yêu thích những trải nghiệm mới lạ. Hãy cùng Phú Gia Thịnh giới thiệu và tìm hiểu rõ hơn về một công cụ, sản phẩm vô cùng cần thiết khi đi du lịch chính là tấm bản đồ Châu Á nhé!

Những điều cần biết về bản đồ Châu Á

Về diện tích các quốc gia ở châu Á

Như chúng ta đã biết Châu Á được xem như nơi khởi nguồn của văn minh nhân loại nên ẩn chứa rất nhiều sự thật văn hóa, địa điểm du lịch, ngôn ngữ,… thú vị. Tổng diện tích hiện nay của Châu Á được xác định là 44.579.000 km2 cùng với tổng số dân được thống kê khoảng hơn 4.164.252.000 người.

Với một tấm bản đồ Châu Á bạn sẽ biết được các khu vực và châu lục giáp ranh, Cụ thể, giáp ranh với phía Tây Châu Á là Châu Âu, trong khi đó Châu Phi là ở phía Nam. Ngoài ra Châu Á còn liên kết, tiếp giáp với 3 đại dương khác có tên là Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Bản đồ châu Á

Về các biển và đại dương 

Ngoài ra, giữa Châu Á và Châu Phi thì lại xuất hiện một eo biển nhỏ thuộc lãnh thổ Ai Cập mang tên Suez xuất hiện từ thời trung cổ. Tuy nhiên eo biển này có khoảng cách cực ngắn đến nỗi bạn có thể thoải mái đi bộ băng qua biên giới giữa 2 châu lục này. Khi đó, các biển và đại dương nằm ở xung quanh Á đã đóng vai trò như một ranh giới tự nhiên. 

Không những thế nó còn đem lại ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn cầu cả về kinh tế, công nghiệp, tài chính và xã hội, thể thao tại các chủ quyền lãnh thổ thuộc hải đảo và ven bờ. 

Theo bản đồ địa lý châu á, Sự có mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng góp phần làm nên sự khác biệt giữa phần biển và đất liền. Từ đó tạo nên sự phát triển của hoàn lưu gió mùa và phân bố rộng rãi trên toàn châu Á so với các châu lục còn lại.

Bản đồ châu Á

Khi nhìn vào bản đồ Châu Á chúng ta sẽ nhận thấy các quốc gia châu á có đặc điểm nổi bật nhất là 2 màu chủ đạo là xanh và vàng nhạt, bởi lẽ châu Á có tính chất địa lý và kiến thức về khí hậu rất đa dạng. 

Ngoài ra, các khu vực theo bản đồ địa hình châu á núi cao và đồ sộ đều phân bổ chủ yếu ở vùng trung tâm, cùng với đó là sự xen kẽ của các vùng cao nguyên, đồng bằng và thung lũng rộng lớn. Chính vì điều này đã khiến cho bề mặt của môi trường châu lục bị chia cắt một cách mạnh mẽ. 

Về hệ thống núi ở châu Á

Nói về hệ thống núi nổi bật tại Châu Á có thể kể đến những cái tên như Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai,… Trong số đó có cả dãy núi Pamir nổi tiếng là nóc nhà của cả thế giới cùng với đỉnh núi cao nhất thế giới là Everest. Ngoài ra còn có nhiều sơn nguyên cực cao và đồ sộ chẳng hạn như Tây Tạng, I-ran,… 

Cùng với đó là các đồng bằng rộng lớn mênh mông khác bao gồm như Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xibia, Hoa Trung,… Do toàn bộ lãnh thổ Châu Á trải dài từ tận cực Bắc đến xích đạo, thế nên khí hậu sẽ phân thành nhiều đới đa dạng khác nhau, bao gồm: 

  • Cực và Cận Cực
  • Ôn đới
  • Cận nhiệt
  • Nhiệt đới
  • Xích đạo

Bản đồ châu Á

Bản đồ hành chính châu Á

Châu Á được biết đến là châu lục nắm giữ nhiều kỷ lục nhất ở nhiều phương diện bao gồm như diện tích lãnh thổ, dân số đông đảo, đỉnh núi, bờ biển… Sau đây là một số thông tin về bản đồ hành chính châu á quốc gia và khu vực quan trọng mà bạn nên biết: 

– Vị trí: Các châu lục, vùng biển có tiếp giáp với châu Á như sau:

  • Phía Bắc: Bắc Băng Dương.
  • Phía Nam: Ấn Độ Dương.
  • Phía Đông: Thái Bình Dương.
  • Phía Tây Bắc: châu Âu 
  • Phía Tây Nam: châu Phi

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại những vị trí như sau:

  • Cực Bắc: mũi Bắc Cực tại eo biển Vinitsky (có tọa độ là: 81°20′B, 95°47′Đ).
  • Cực Nam: mũi Tanjung Piai ở eo biển Malacca (có tọa độ: 1°16′B, 103°31′Đ).
  • Cực Đông: mũi Dezhnev ở eo biển Bering (có tọa độ: 66°4′45″B, 169°39′7″T).
  • Cực Tây: mũi Baba ở biển Aegean (có tọa độ là: 39°27′B, 26°3′Đ).

– Diện tích: 44,5 triệu km².

– Dân số: 4,5 tỷ người.

– Mật độ dân số: 100 người/km².

– Tổng số khu vực: 6 ( bao gồm Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á, Tây Á và Bắc Á).

– Tổng số quốc gia: 55.

– Tổng thu nhập GDP: 31,58 nghìn tỷ USD.

– Thu nhập trung bình tính theo đầu người: 7350 USD/người/năm.

Bản đồ hành chính khu vực Đông Á

Đông Á là khu vực có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với văn minh Trung Hoa. Đặc biệt, Đông Á nắm giữ cả 3 nền kinh tế phát triển bậc nhất ở châu Á đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc không xung đột. Ngoài ra, nơi này còn sôi nổi với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Sau đây là một số thông tin cơ bản về bản đồ hành chính của khu vực Đông Á:

– Vị trí: tiếp giáp với các nước Nga, Đông Nam Á, Nam Á, Thái Bình Dương.

– Diện tích: 11,8 triệu km².

– Dân số: 1,8 tỷ người.

– Mật độ dân số: 140 người/km².

– Tổng số quốc gia và lãnh thổ: 6 (bao gồm như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc). Các quốc gia có các thủ đô riêng của mình không tranh chấp.

Bản đồ hành chính khu vực Nam Á

Nam Á được mệnh danh là quê hương của Phật giáo. Bên cạnh đó, các nền văn minh cổ đại nổi tiếng từ xa xưa như sông Ấn, sông Hằng cũng nằm trong khu vực này.  Tại khu vực này, quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế nổi trội là Ấn Độ, thậm chí đã lọt vào top 20 nước có nền kinh tế lớn nhất trên toàn thế giới. 

Một số thông tin cơ bản về bản đồ hành chính khu vực Nam Á: 

– Vị trí: tiếp giáp với các khu vực Đông Nam Á, Trung Á, Tây Á, Đông Bắc Á. Ngoài ra Nam Á còn tiếp giáp với các vùng biển là Ả-rập và Ấn Độ Dương.

– Diện tích: 5,2 triệu km².

– Dân số: 1,7 tỷ người.

– Mật độ dân số: 140 người/km².

– Các quốc gia và lãnh thổ: 8 (bao gồm như Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka).

Bản đồ châu Á

Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á được xem là khu vực có vị trí đắc địa khi nằm trên tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất, thậm chí là so với phạm vi trên thế giới khi có kết nối với cả Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Ngoài ra, xét về tăng trưởng kinh tế khu vực này cũng được đánh giá là rất ấn tượng, nhất là trong những năm gần đây.

Bản đồ châu Á

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) đã thành lập kể từ năm 1967 và hoạt động với phương châm duy trì sự hòa bình, ổn định trong toàn khu vực. Đồng thời các quốc gia nằm trong khu vực sẽ có nhiệm vụ hợp tác cùng nhau và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 

Dưới đây là những thông tin cơ bản về bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á: 

– Vị trí: tiếp giáp với Nam Á, Đông Bắc Á. Ngoài ra còn tiếp giáp với các vùng biển lớn như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

– Diện tích: 4,5 triệu km².

– Dân số: 650 triệu người.

– Các quốc gia và vùng lãnh thổ: 11 (bao gồm có Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Philippines, Campuchia, Myanmar, Brunei và Đông Timor).

Bản đồ hành chính khu vực Tây Á

Khu vực Tây Á nổi bật với 5 biển lớn vây quanh bao gồm: biển Đen, biển Caspi, vịnh Péc Xích, biển Ả Rập, biển Đỏ và Địa Trung Hải. Ngoài ra, Tây Á cũng được biết đến là nơi hội tụ của 3 mảng địa lý quan trọng là mảng châu Phi, mảng Á – Âu và mảng Ả Rập.

Tại khu vực này, dầu khí được xem là một trong những ngành kinh tế trọng điểm với tỷ lệ trữ lượng hơn một nửa trên thế giới cùng với gần 40% khí đốt thiên nhiên. 

Sau đây là một số thông tin về bản đồ hành chính khu vực Tây Á: 

– Vị trí: tiếp giáp với các khu vực Nam Á, Trung Á. Không những thế Tây Á còn được biết đến là ngã 3 châu lục Á – Âu – Phi.

– Diện tích: 6,2 triệu km².

– Dân số: 313 triệu người.

– Các quốc gia và vùng lãnh thổ: 19 (Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Iraq, Cyprus, Syria, Liban, Pakistan; Jordan, Kuwait, Arab Saudi, Yemen, Oman, cùng với các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; Qatar, Bahrain, Gruzia, Armenia và Azerbaijan).

Bản đồ hành chính khu vực Bắc Á

Bắc Á được biết đến với địa danh Siberia của nước Nga và nằm trong lãnh thổ châu Á. Sơ lược đồ các khu vực châu á ở từng phương hướng của Bắc Á có những địa điểm nổi tiếng là: đồng bằng Tây Siberia (ở phía Tây), vùng núi và cao nguyên Trung Siberia (ở vùng trung tâm), và vùng núi Viễn Đông (ở phía Đông).

Trong đó, vùng thị trấn Oymyakon thuộc Siberia được mệnh danh là nơi lạnh lẽo nhất thế giới với nhiệt độ kỷ lục xuống đến tận – 71 độ C. 

Ngoài ra, Bắc Á còn tập trung đa dạng nhiều loại khoáng sản có giá trị cao chẳng hạn như dầu thô, than đá, đồng, vàng, đá kim cương. Bên cạnh đó còn có nhiều loại cây phổ biến khác bao gồm lúa tẻ, khoai tây, cây lanh, vật liệu gỗ…

Một số thông tin hành chính cơ bản của Bắc Á:

– Vị trí: tiếp giáp Bắc Băng Dương, Đông Bắc Á, châu Âu.

– Tổng diện tích: 13,1 triệu km².

– Tổng dân số: 40 triệu người.

Bản đồ hành chính khu vực Trung Á

Trung Á là khu vực tiếp giáp với tiểu vùng châu Á nhưng không tiếp giáp với vùng biển. Trong lịch sử, khu vực này đã từng được biết đến với cái tên “Con đường tơ lụa” cực kỳ nổi tiếng thời điểm bấy giờ.

Bản đồ châu Á

Khu vực Trung Á cũng tập trung rất phong phú các loại tài nguyên khoáng sản tự nhiên, có thể kể đến như: khí thiên nhiên, dầu thô, than đá, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, lưu huỳnh, Mirabilit. 

Dưới đây là các thông tin hành chính của khu vực Trung Á:

– Vị trí: tiếp giáp với Nam Á, Tây Á, Đông Bắc Á.

– Tổng diện tích: 4 triệu km².

– Dân số: 71 triệu người.

– Tổng các quốc gia và vùng lãnh thổ: 5 (bao gồm Turkmenistan, Uzbekistan, Ki-rơ-ghít-xtan, Tajikistan, Kazakhstan).

Bản đồ địa lý châu Á 

Châu Á có bao nhiêu nước? châu á nằm ở đâu? Câu trả lời là gồm có 50 quốc gia độc lập. Bản đồ bản đồ tự nhiên châu á đã được phân bổ thành những khu vực như sau:

Bắc Á

Đa phần khi nhắc đến khu vực Bắc Á, người ta thường nghĩ đến nước Nga vì nó chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất, bên cạnh đó là Siberi. Ngoài ra Bắc Á cũng bao gồm phần miền Bắc của một số quốc gia thuộc Châu Á điển hình như Kazakhstan.  

Trung Á

Khu vực Trung Á bao gồm các nước sau đây:

  • Cộng hòa Trung Á: Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan.
  • Afghanistan, Mông Cổ và cũng có thể là các khu vực phía tây của Trung Quốc
  • Một số nước là Cộng hòa Xô Viết cũ thuộc lãnh thổ của Kavkaz

Đông Á

Khu vực Đông Á được chia thành những phần sau: 

  • Các quần đảo thuộc vùng biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và Đài Loan
  • Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên
  • Đôi khi là các khu vực miền Đông Trung Quốc

Bản đồ châu Á

Đông Nam Á

  • Một số bán đảo như Mã Lai, Trung Ấn cùng với các đảo của Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
  • Khu vực Đông Nam Á đại lục gồm có các quốc gia: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam 
  • Đông Nam Á đại dương gồm có các quốc gia: Malaysia, Brunei, Philippines, Singapore, Indonesia, Đông Timor

Tìm hiểu thêm: bản đồ Việt Nam các tỉnh

Nam Á

Nam Á còn có tên gọi khác là “Tiểu lục địa Ấn Độ” gồm có những quốc gia của Himalaya và Ấn Độ Dương.

Tây Nam Á

Tây Nam Á còn được biết đến là khu vực Trung Đông. Ngoài ra khu vực này đôi khi cũng được gọi với cái tên Trung Cận Đông nhằm nói đến một số quốc gia thuộc Bắc Phi. Hiện nay Tây Nam Á được phân chia như sau:

  • Anatolia: được hiểu là phần Châu Á ở Thổ Nhĩ Kỳ
  • Cộng hòa Síp
  • Levant hay Cận Đông
  • Bán đảo Ả Rập
  •  Khu vực Kavkaz
  • Cao nguyên Iran.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích về bản đồ Châu Á về hành chính và địa lý. Hãy theo dõi để ghi chú những thông tin trong tương lai nhé.

Xem thêm:

5/5 – (2 bình chọn)

ong-vinh-dinh-land-la-ai

Tôi là Đinh Quang Vĩnh, hiện là Co-Founder và là Marketing Manager tại Phú Gia Thịnh Corp, chịu trách nhiệm cho việc lên chiến lược thúc đẩy doanh số 2 mảng Vận hành và Marketing SEO tại PGTCorp. Với kiến thức và kinh nghiệm, tôi hy vọng sẽ mang lại giá trị hữu ích từ thông tin thị trường đến sản phẩm và giúp khách hàng lựa chọn được giá trị BĐS tốt nhất.