09 việc doanh nghiệp cần làm ngay sau khi thành lập
Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải kịp thời triển khai những việc mà một doanh nghiệp mới phải làm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật. Hiểu được vấn đề đó, Luật NTV xin chia sẻ 9 việc doanh nghiệp cần làm ngay sau khi thành lập, bạn tham khảo nhé!
1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Ngay sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Nội dung công bố:
- Nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Ngành nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
Lưu ý: Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng có thể sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
2. Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền quyết định: Số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của doanh nghiệp (trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Hiện nay doanh nghiệp khi khắc con dấu mới hoặc thêm số lượng con dấu sẽ không phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp mới – trọn gói
3. Treo biển hiệu tại trụ sở doanh nghiệp
Biển hiệu của doanh nghiệp bao gồm các hình thức: Bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác. Nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của doanh nghiệp.
Biển hiệu phải có các nội dung:
- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
- Tên doanh nghiệp theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Địa chỉ, điện thoại.
Lưu ý: Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; Không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
4. Đăng ký sử dụng hóa đơn
Tùy vào từng tỉnh mà doanh nghiệp có thể sử dụng hoá đơn giấy hoặc hoá đơn điện tử. Tuy nhiên, theo xu thế các doanh nghiệp nên sử dụng hoá đơn điện tử để đảm bảo tiện lợi.
- Nếu sử dụng hóa đơn giấy: Các doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế để mua hóa đơn hoặc các nhà in hóa đơn và làm phát hành hóa đơn.
- Nếu doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử: Liên hệ các đơn vị cung cấp phần mềm hoá đơn điện tử để thực hiện thiết kế mẫu hóa đơn, làm hợp đồng phát hành hóa đơn. Sau đó làm thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế.
Xem thêm: Hóa đơn là gì? Những quy định về xuất hóa đơn mà bạn cần biết
5. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp tiến hành mở tài khoản ngân hàng và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
- Bản sao chứng thực GCN ĐKKD;
- Bản sao chứng thực CCCD/ CMND/ Hộ chiếu của người đại diện pháp luật;
- Mang theo con dấu tròn;
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán (1 vài ngân hàng sẽ yêu cầu).
6. Mua chữ ký số
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải trong mọi giao dịch điện tử đều phải cần chữ ký số (chữ ký token). Tuy nhiên, việc đăng ký và sử dụng chữ ký số là hết sức cần thiết, là yếu tố bắt buộc bất thành văn phải có đối với các doanh nghiệp bởi: chữ ký số dùng để kê khai và nộp thuế cho doanh nghiệp; dùng để xuất hóa đơn điện tử; dùng để thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp báo cáo bảo hiểm điện tử.
Một số nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số phổ biến: Newtel-CA, Viettel, VINA (Smartsign), FPT, VNPT, BKAV,…
Xem thêm: Mua chữ ký số có bắt buộc không?
7. Giấy phép con
Nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thuộc trường hợp mà pháp luật yêu cầu cần có giấy phép kinh doanh, hay giấy phép chứng nhận đủ điều kiện….đây được gọi là giấy phép con. Bắt buộc doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho.
8. Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế
Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Nếu hồ sơ bị chậm, doanh nghiệp có thẻ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng.
a) Thuế môn bài
Doanh nghiệp nộp thuế Môn bài chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động. Những năm sau đó nộp chậm nhất vào ngày 30/1 dương lịch hàng năm, chu kỳ nộp thuế môn bài 1 lần/năm.
Đối với các doanh nghiệp thành lập sau ngày 1/7 chỉ phải nộp 50% mức thuế trên.
Lưu ý: Các doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2021 được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập. Các năm tiếp theo hạn nộp chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm (sau khi kết thúc năm đầu miễn thuế).
Bậc thuế môn bài được quy định như sau:
Bậc thuế môn bài
Vốn đăng ký
Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1
Từ trên 10 tỷ
3.000.000
Bậc 2
Từ dưới 10 tỷ
2.000.000
Xem thêm: Thời hạn nộp thuế môn bài
b) Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Doanh nghiệp sử dụng một trong hai phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp.
Doanh nghiệp mới thành lập nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo hoá đơn theo quý.
Thời hạn nộp báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
c) Thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
9. Thực hiện góp vốn theo cam kết
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
- Công ty TNHH 1 Thành viên: Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD.
- Công ty cổ phần: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD.
- Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập.
Lưu ý: Riêng công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên có thể góp vốn theo thời hạn quy định trong điều lệ công ty quy định.
Nếu bạn còn thắc mắc gì về 9 việc doanh nghiệp cần làm ngay sau khi thành lập, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi ngay bây giờ để được tư vấn miễn phí!