[ Hướng dẫn ] sơ đồ đấu dây loa đơn giản nhanh chóng nhất

Khi bạn muốn sử dụng âm thanh trong một không gian lớn. Bạn sử dụng nhiều loa cho một dàn âm thanh nhưng có ít thiết bị khuếch đại âm thanh và cần lăp đặt và đấu nối tiếp hay song song loa như nào để được một hệ thống âm thanh chất lượng. Nhưng lại không biết lắp đặt sao cho hiệu quả và đấu nối dây như nào để được một hệ thống. Bài viết này sẽ nói cho các bạn biết về sơ đồ đâu nối dây loa đơn giản nhanh chóng nhất !

Sơ đồ đấu dây loa của một hội trường

Kiểm tra số lượng loa cần đấu nối

Thường khi đấu nối dây loa sẽ đấu cái loại loa âm trần, loa treo tường, loa hộp,..

Khi bạn muốn đấu nối dây loa chúng tôi khuyên bạn cần tìm hiểu trước những yêu cầu sau:

  • Cần lắm rõ được các thông số của loa amply (cục đẩy) và số lượng loa cần lắp và các thông tin của một dàn hệ thống.
  • Trở kháng của loa sẽ giúp chúng ta biết loa có thể tải được dòng điện bao nhiêu, tránh tính trạng không đủ tải hoặc quá mức sẽ dẫn đến cháy loa. Bình thường loa mà chúng ta sủ dụng sẽ được tạo với mức trở kháng chuẩn như 150Ω, 8Ω, 6Ω và 4Ω (ohm).
  • Thường thì để được đầu ra cho âm thanh cao thì cường độ dòng điện càng cao, trở kháng loa sẽ thấp, Như vậy trong 4 loại loa 15Ω, 8Ω, 6Ω và 4Ω thì loa 4Ω  sẽ tạo ra âm thanh tốt nhất, tiếp đến loa 8ohm & 15ohm.
  • Trở kháng của cục đẩy công suất(main) và amply rất phong phú: từ 1Ω, 2Ω, 4Ω, 8Ω. Thường thì sẽ có ghi ở mặt sau của các thiết bị.
  • Nếu nối loa có trở kháng quá nhỏ hoặc nhiều dây loa đấu song song vào Amply hoặc main công suất sẽ khiến hiện tượng bị quá tải. Điều này khiến chất lượng âm thanh yếu đi hoặc nặng hơn thì có thể gây ra cháy mạch hoặc amply.

Sơ đồ đấu dây loa của một một dàn hệ thống âm thanh

Đấu dây loa song song và nối tiếp

Trước tiên khi đi vào đấu nói chúng ta lên hiểu qua về các khái niệm đấu song song và nối tiếp có được những sơ đồ chuẩn xác và tiết kiệm cũng như an toàn khi đấu nối và sử dụng.

Đấu dây loa song song, nối tiếp, song song nối tiếp,… được xem là cách đấu thông dụng nhất trong hệ thống âm thanh. Trong những trường hợp phối ghép nhiều thiết bị loa với nhau, bắt buộc ta cần thực hiện đấu, các thiết mắc chung vào với nhau để liên kết tạo ra một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh.

Sơ đồ đấu dây loa nối tiếp cho hệ thông âm thanh

Đấu nối tiếp là kết nối 2 loa trở lên với nhau theo quy định của các cực âm dương tương thích. Cách đấu loa nối tiếp đúng là: Cực dương của loa này kết nối với cực âm của loa kia. Và ngược lại.

Khi thực hiện cách đấu loa nối tiếp này chúng ta rất cần quan tâm đến tổng trở kháng của loa. Vì khi đấu nhiều loa cùng một lúc thì chắc chắn mức trở kháng sẽ tăng lên. Và để đo được mức trở kháng tăng lên như thế nào chúng ta áp dụng công thức: R= R1 + R2 + R3 +…+ Rn. Với R là tổng trở kháng của hệ thống.

Sơ đồ cách đấu dây loa nối tiếp

Mục đích bạn cần đấu nhiều loa với 1 chiếc amply. Chẳng hạn sử dụng nhiều loa âm trần, loa treo tường, với số lượng cực nhiều thì bạn có thể  mắc nối tiếp với nhau kết hợp với amply. Hay bạn muốn tăng trở kháng của hệ thống loa phải lớn hơn hoặc bằng của cục đẩy công suất/amply thì các thiết bị mới hoạt động tốt được. Bạn thực hiện cách này sẽ giúp làm tăng trở kháng của loa và sẽ kết hợp được với một thiết bị khác. Cách đấu nối dây loa này sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với song song và cũng dễ dàng hơn trong việc đấu nối.

Sơ đồ cách đấu dây loa nối tiếp

Quy trình đấu dây loa nối tiếp là:
  • Chuẩn bị phụ kiện âm thanh phục vụ cho cách đấu loa nối tiếp. Dây loa nên chọn phải đảm bảo được chất lượng tốt để đảm bảo an toàn trong quá trình đấu loa nối tiếp. Nên là những dây riêng có thể đấu nối dễ dàng.
  • Bỏ bớt lớp bọc bên ngoài của dây loa. Và chỉ giữ lại phần ruột dây loa đằng đồng bên trong.
  • Thực hiện cách đấu loa nối tiếp bằng cách dùng dây loa vừa loại bỏ vỉ nhựa khi nãy đấu từ cực âm của loa này đến cực dương của loa khác. Và đảm bảo tương tự với cực dương và cực âm con lại.
  • Đấu cực dương cuối cùng tới cực dương của amply. Thường thì chúng ta chỉ cần thực hiện cách đấu loa nối tiếp với số lượng loa cho các dòng loa có trở kháng cao như loa gắn trần. Còn loa karaoke thường chỉ áp dụng đấu nối tiếp 2 loa.

 

Ưu điểm của cách đấu dây loa nối tiếp
  • Sau khi đấu loa nối tiếp thì tổng trở sẽ tăng vì thế rất dễ để phối ghép các loa với các thiết bị âm thanh như amply hay cục đẩy. Âm thanh phát ra đảm bảo được sự mượt mà, mạnh mẽ. Cách đấu loa nối tiếp cũng dễ thực hiện và tiết kiệm dây loa cũng như công sức thực hiện.
  • Đấu nối tiếp đến amply. Và đem đến những trải nghiệm âm nhạc thú vị nhất. Đảm bảo được đầu ra được mượt mà và đầy đủ giai điệu cũng như âm lượng hơn.
  • Thực hiện đấu dễ dàng không quá khó khăn.
  • Sơ đồ đấu dây loa nối tiếp này còn cho phép người kết nối với cả nhưng thiết bị đã được kết nối song song trước đó. Nên được ứng dụng để kết nối các thiết bị lại gần với nhau.

 

Nhược điểm của cách đấu dây loa nối tiếp
  • Khi hoạt động chỉ cần trong 2 loa xảy ra sự cố sẽ khiến cả hệ thống hư hỏng.
  • Đấu loa nối tiếp với số lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của toàn bộ loa, đặc biệt là những loa ở phía cuối.

 

Sơ đồ đấu dây loa song song cho hệ thống âm thanh

Đấu song song cũng là một cách cơ bản để phối ghép các thiết bị loa lại với nhau. Lúc này các loa được nối với nhau theo kiêuỉ cùng cực: Cực âm nối cực âm và cực dương nối cực dương. Để tạo ra các loa hoạt động cùng lúc với nhau. Khi thực hiện thì cách đấu loa song song này chúng ta cũng chỉ nên quan tâm đến tổng trở của loa :(1/R)2 = (1/R1)2 + (1/R2)2 + … + (1/Rn)2 . R là ký hiệu tổng trở kháng loa. còn R1,R2 đến Rn là trở kháng từng loa. Việc đấu loa song song cũng sẽ giúp phần đảm bảo được nguồn điện vào các loa ổn định như nhau.

Sơ đồ đấu dây loa song song

  • Chuẩn bị phụ kiện âm thanh để thực hiện cách đấu loa song song: Dây kết nối,.. Nên chọn dây kép để đảm bảo được kết nối hoàn hảo và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của cách đấu loa song song này.
  • Đấu cực dương của amply hay cục đẩy vào với cực dương loa.
  • Đấu loa song song từ cực dương loa này sang cực dương loa kia và cũng đấu như vậy với cực âm của loa. Với cách này việc thực hiện cũng như tính toán sẽ khó khăn hơn và đòi hỏi người thực hiện phải biết tính toán.

Sơ đồ đấu dây loa song song

Ưu điểm của đấu dây loa song song
  • Bảo vệ được hệ thống tối ưu.
  • Có thể phân vùng cho các bộ dàn âm thanh. Ví dụ như là mỗi tầng sẽ phát nhạc khác nhau. Thiết bị loa hoạt động ổn định và bền vững hơn.
Nhược điểm của dấu dây loa song song
  • Rất mất thời gian và công sức nếu hệ thống âm thanh lớn. Đòi hỏi nhiều nhân công và sức lực.
  • Việc đấu loa song song sẽ khiến trở kháng xuống thấp quá khiên hỏng hóc thiết bị kết nối cũng như cục đẩy hay amply.

 

Lời khuyên dành cho bạn khi đấu dây loa nối tiếp và song song

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành chúng tôi khuyên các bạn chọn cách đấu loa nối tiếp và song song:

  • Khi bạn cùng kết hợp cả 2 cách vào để đối nối thì bạn sẽ giảm được đi những chi phí hơn 2 loại kia.
  • Nếu mắc nối tiếp 2 loa 4 Ohm sẽ thành 8 Ohm. Không phải lúc nào cũng dùng được cách này. và khi đấu nối loa nối tiếp càng nhiều sẽ càng khó áp dụng nên khuyên cách bạn cùng sử dụng 2 cách.
  • Cách đấu đấu loa song song thì bạn có thể thực hiện bao nhiêu loa cũng được nhưung lại khiến công suất của loa rất nhỏ vì khiến hỏng thiết bị . Tùy vào trường hợp để

Sơ đồ mắc loa nối tiếp song song đem lại nhiều hiệu quả và chi phí khi dùng

Cách đấu dây loa vào amply hay cục đẩy công suất

Khi chúng ta học được cách đấu dây loa trực tiếp rồi thì chúng sẽ nghĩ đến đấu vào từng thiết bị nó như nào dưới đây chúng ta sẽ học cách đấu dây loa vào amply và cục đẩy công suất.

Cách đấu dây loa vào amply hay cục đẩy công suất

Dưới đây là những lưu ý cần xem và cách đấu dây loa vào amply và cục đẩy công suất:

Cách đấu dây loa vào amply

khi bạn đấu dây loa vào amply thì cần phải tìm hiểu kỹ thuật chi tiết các cổng kết nối cũng như các ký hiệu trên amply để thực hiện đầu nối cho đúng đảm bảo chất lượng âm thanh hoàn hảo và bảo vệ thiết bị không bị hư hỏng.

Lưu ý trước khi đấu dây loa vào amply cần biết

Mỗi cổng kết nối trên amply đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, nếu bạn không tìm hiểu kỹ trước khi đấu nối với các thiết bị khác sẽ xảy ra các lỗi không mong muốn.

Cần lưu ý về trở kháng vì để xem các thiết bị có sự chênh lệch cao hay không hay có hợp nhau. Và thậm chí bạn có thể dẫn đến hiện tượng cháy nổ vì xung đột trở kháng. Chúng ta có thể dựa vào hai thiết bị có trở kháng bằng nhau để việc thực hiện diễn ra đầu nối thành công.

Và đặc biệt yếu tố công suất cũng là vấn đề bạn cần đặc biệt lưu ý trước khi tiến hành đấu nối vào amply. Bạn lên lựa chọn amply có công suất lớn hơn để kết nối với các loa có công suất nhỏ hơn. Việc lựa chọn như vậy là để amply có thể chịu được tải trọng dòng điện tốt và cho chất lượng âm thanh tốt nhất.

Lựa chọn và sử dụng loại dây loa chất lượng cao để âm thanh sau kết nối được tốt hơn và không bị ảnh hưởng đường truyền. Vị trí đặt loa bên trái bên trái hay phải là tùy lựa chọn bạn không cần tuân thủ theo vị trí amply.

Khi đấu nối phải bắt đầu từ cực âm trước rồi mưới đấy cục dương sau, nếu làm ngược sẽ nguy cơ làm hư hỏng thiết bị.

Phải tắt hết các nguồn điện trước khi kết nối.

Đấu dây loa vào amply thì cần phải tìm hiểu kỹ thuật chi tiết các cổng kết nối cũng như các ký hiệu trên amply

Hướng dẫn cách đấu dây loa vào amply
  1. Hiểu dõ về các cổng kết nối và chức năng mỗi cổng.
  2. Tiến hành bắt đầu kết nối loa với amply bạn có thể kết nối loa amply là dùng cáp HDMI hoặc cáp AV để kết nối.
  3. Kiểm tra chất lượng âm thanh sau kết nối: Bạn lên điều chỉnh âm thanh mức nhỏ sau lớn dần để xem âm thanh sau khi kết nối đã đúng ý bạn muốn chưa.

Cách đấu dây loa vào cục đẩy công suất

Để đấu nối đây cục đẩy với loa thì cũng tương tự như đấu với amply.

Những lưu ý khi trước khi đấu dây loa với cục đẩy công suất
  • Tắt các nguồn trước khi kết nối main với loa và các thiết bị khác.
  • Phải nối cọc tiếp đất trước của main phải được nối đất.
  • Tránh các yếu tố môi trường hoặc va đập đề nén làm hỏng cục đẩy.
  • Dây điện cấp nguồn hệ thống phải đảm bảo lớn, đủ tiết diện, đấu nối ổn định.
  • Thực hiện thận trọng vơi các thao tác của máy để tránh các tình huống hư hỏng.
  • Vặn volume về 0 trước khi bật nguồn. và tăng volume từ từ sau khi bật main khoảng 5s. Để mức volume tầm 80 – 90% là tốt nhất.
  • Cắm chặt các dây nối thật an toàn vào trong các thiết bị như main power. Nếu phần kết nối lỏng lẻo, âm thanh sẽ không được phát ra không hoàn hảo và có thể bị các tiếng ù xì , nhiễu.
  • Tránh để dây tín hiệu quấn vòng quanh hoặc đi song song với dây điện nguồn , đây là một nguyên nhân gây ù lớn.
  • lựa chọn vị trí khu bằng phẳng để đấu nối.

Cách đấu dây loa vào cục đẩy công suất

Cách đấu nối dây loa vào cục đẩy công suất

Các bước để đấu nối cục dây loa và cục đẩy công suất là:

  1. Nhìn vào cục đẩy công suất và tìm đến đường LINEOUT của amply như trên hình, và đường CH.A/CH.B – INPUT của cục đẩy công suất,
  2. Kết nối từ LINEOUT của amply tới CH.A/CH.B – INPUT của cục đẩy công suất như trên hình. Vẫn theo nguyên lý từ OUT.A/OUT.B từ công suất ra loa, 2 đường CH.A/CH.B Link chính là 2 đường kết nối thêm cục đẩy công suất.
  3. Kiểm tra lại toàn bộ các chân và tiến hành bật lên test thử.

 

Sơ đồ cách đấu dây loa 2 cầu

Loa 2 cầu là loại loa có sự linh hoạt ở việc có thể đấu 1 cầu hay cả 2 cầu cũng được. Bạn có thể dùng 1 cuộn âm trong số 2 cuộc mà nó có hặc dùng cả 2 cuộc. Chỉ khác là khi đấu cả 2 cuộ thì hệ số phẩm chất về điện Qes sẽ chỉ còn 1/2 so với khi dùng 1 cuộn.

Trong Qes thì liên quan tới EBP của loa:

  • EBP<50 thì loa 2 cầu sẽ thích hợp dùng trong thùng kín.
  • EBP>50 thì sẽ thích hợp dùng có lỗ thông hơi.

 

Một cặp chấu trên loa Qes cao hơn EBP nhỏ còn khi đấu 4 chấu thì Qes lại nhỏ và EBP cao thích hợp với thùng có lỗ thông hơi.

Khi bạn đấu sẽ phụ thuộc vào đọ nhạy của loa , nếu 2 cuộc âm mà mắc song song thì 2 chấu độ nhạy của loa cũng thấp hơn khi đấu 4 chấu. Do đó nếu anh em muốn tăng độ nhạy thì đấu cả 4 chấu.

Sơ đồ cách đấu dây loa 2 cầu

Trường hợp bạn đấu 1 loa 2 cầu

Với trường hợp này bạn có thể dùng là sub trong hệ thống loa 2.1 . Hệ thống này được dùng 2 loa cầu và kết hợp với 2 loa vệ tinh.

Hệ thống loa 2.1 này tín hiệu từ 2 kênh của Amply được đưa trực tiếp vào 4 chấu theo (+) vào (+) và (-) vào (-) theo từng cặp của chấu thông qua bộ phận phân tần.

Sơ đồ đấu dây loa 1 loa 2 cầu

Trường hợp bạn có 2 loa 2 cầu

Mỗi loa sẽ đấu vào 1 kênh của Amply và có nhiều cách đấu loa 2 cầu khác nhau:

  • Chỉ sử dụng 1 cặp chấu, không lấy (+) của cặp này với (–) của cặp kia, các thông số của loa 2 cầu đều giữ nguyên không có gì thay đổi
  • Bạn dùng 1 cặp chấu vào kênh của amply, (+) của cặp này với (-) của cặp kia đưa vào +/- của amply , còn lại 2 chấu kia đấu vào với nhau. Vì sử dụng cả 4 chấu của loa nên Qes còn 1/2, RE thì giảm đi 1/2 so với trường hợp 1, tức là loa 4 ohm bây giờ thành loa 2 ohm.
  • Hai cặp chấu đấu song song với nhau và đấu vào 1 kênh của ampli.  Trường hợp này, Qes giảm đi ½, trở kháng của loa cũng giảm đi 1 nửa, tức là đang là loa 4 ohm thì giờ thành loa 2 ohm và độ nhạy thì tăng lên 6dB.

Sơ đồ đấu dây loa 2 loa 2 cầu

Trường hợp bạn có 4 loa 2 cầu

Bạn nối tiếp 1 cuộn âm của mỗi driver với nhau rồi đưa mỗi cặp sau khi mắc nối tiếp đó đưa 2 kênh của amply. Và Qes vẫn bằng 1/2 so với khi dùng 1 cuộc âm, trở kháng tăng gấp đôi, tức là loa 4ohm thành 8ohm độ nhạy cũng sẽ tăng lên 6dB, và công suất tăng lên gấp đôi.

Mắc song song từng cuộng âm của 2 loa với nhau rồi đưa mỗi cặp khi mắc ra 2 kênh của amply. trường hợp này Qes vẫn là 1/2 so với khi dùng 1 cuộn và trở kháng giảm còn 1/2 tức là loa 4ohm thì thanh loa 2ohm độ nhạy tăng lên rất cao 12dB và công suất cũng lên gấp đôi.

Bên trên là một số sơ đồ đấu đây loa thường dùng mọi người có thể biết bạn có thể tham khảo để nối cho dành âm thanh của mình. Và còn nhiều sơ đồ lối dây loa khác nữa. Mọi vẫn đề còn chưa nắm rõ hay thắc mắc vui lòng liên hệ với Lạc Việt Audio để nhận hỗ trợ đầy đủ và nhanh chóng nhất để giúp bạn thành . Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết mong sẽ giúp bạn giải đáp và đấu nối dây loa thành công.