✅ Cách học tốt môn nguyên lý kế toán ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
5/5 – (2 bình chọn)
Như chúng ta đã biết, đối với sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng thì môn nguyên lý kế toán được ví như môn vỡ lòng và mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo. Hoặc nếu các bạn muốn tham gia các khóa học để trở thành kế toán tổng hợp thì bắt buộc bạn phải học qua hai môn là nguyên lý kế toán và kế toán tài chính.
Do đó, nếu bạn nào bị mất căn bản ngay từ môn này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học những môn tiếp theo vì nguyên lý kế toán là nền tảng khi đi sâu vào học chuyên ngành.
Thông thường, chúng ta hay cảm thấy bỡ ngỡ khi tiếp xúc một vấn đề mới, vì vậy có rất nhiều bạn gặp khó khăn khi học môn nguyên lý kế toán. Hiểu được nhu cầu đó, Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức xin tổng hợp lại những cách học tốt môn nguyên lý kế toán để các bạn tham khảo.
Hệ thống tài khoản kế toán phải thuộc lòng
Nhiều bạn cho rằng không nhất thiết phải thuộc lòng hệ thống tài khoản kế toán vì khi cần có thể lấy ra xem, nhưng như thế sẽ lấy rất nhiều thời gian của bạn khiến bạn cảm thấy bối rối và mất tập trung. Nếu không thuộc lòng bạn sẽ không thể làm được bài tập của mình một cách hiệu quả nhất, hơn nữa bạn sẽ cảm thấy bất lợi khi đi làm. Để thuận lợi hơn khi học, bạn nên viết ra giấy các số hiệu rồi tên các tài khoản kèm theo, viết nhiều lần và làm nhiều bài tập,như thế bạn có thể nhớ rất lâu và áp dụng rất nhanh vào bài tập.
Tựa như bảng cửu chương mà chúng ta học lúc nhỏ, ở đây bảng hệ thống kế toán là nền tảng để bạn định khoản các dữ liệu. Bài viết xin gợi ý mẹo học dễ nhớ, dễ học và “chống” ngán là hãy học theo đầu tài khoản cùng với đặc trưng của chúng.
STTKý hiệu tài khoảnThứ tựGhi chú1Tài khoản đầu 0001-007Tài khoản ngoài bảng2Tài khoản đầu 1111-171Tài sản ngắn hạn3Tài khoản đầu 2211-244Tài sản dài hạn4Tài khoản đầu 3311-356Tài khoản nợ phải trả5Tài khoản đầu 4411-421Nguồn vốn chủ sở hữu6Tài khoản đầu 5511-521Doanh thu7Tài khoản đầu 6611-642Chi phí sản xuất, kinh doanh8Tài khoản đầu 7711Thu nhập khác9Tài khoản đầu 8811-821Chi phí khác10Tài khoản đầu 9911Xác định kết quả kinh doanh
Đặc biệt, bạn cần ghi chú tài khoản đầu (5 và 7) mang tính chất Nguồn Vốn; tài khoản đầu (6 và 8) mang tính chất Tài Sản. Nó làm nền cho định khoản có phát sinh bên dưới đây.
Đối với Tài khoản Tài Sản
Khi phát sinh tăng ghi Nợ
Khi phát sinh giảm ghi Có
Ví dụ: Xuất từ tiền mặt 457,894,000đ mua hàng
Định khoản:
Nợ TK 156: 457,894,000đ
Có TK 111: 457,894,000đĐối với Tài khoản Nguồn Vốn
Khi phát sinh tăng ghi Có
Khi phát sinh giảm ghi Nợ
Ví dụ: Vay tiền 893,462,000đ trả cho NCC
Định khoản:
Nợ TK 331: 893,462,000đ
Có TK 311: 893,462,000đ
Định khoản tài khoản khi có phát sinh: rắc rối nhưng nhớ nguyên tắc sẽ thông ngay
Theo đó là thứ tự khi định khoản gồm các bước:
- Xác định đối tượng kế toán cần định khoản.
- Nợ ghi trước và Có ghi sau. Lưu ý bạn nên ghi hết bên Nợ rồi mới sang bên Có.
- Nghiệp vụ biến động tăng (giảm) ghi mỗi mục một bên.
- Dòng ghi các mục Nợ phải so le với dòng Có.
- Cuối cùng tổng giá trị ghi bên Nợ phải bằng tổng giá trị ghi bên Có.
Tự vẽ các mẫu sổ, mẫu bảng kế toán
Có rất nhiều bạn photo mẫu bảng ra trước, rồi đến khi làm bài tập lôi bảng ra chỉ có việc điền số liệu vào. Cách này sẽ chỉ dành cho những ngày đầu tiên thôi các bạn nhé. Vì các bạn không thể mang theo những mẫu photo đó đến hết con đường sự nghiệp kế toán của bạn được. Và cũng chỉ có 1 cách đó là tự vẽ mẫu. Cách này sẽ có cho bạn 2 lợi ích, 1 là các bạn sẽ hiểu được nó và khi điền số liệu vào cũng ít sai sót hơn và 2 là bạn nhớ luôn biểu mẫu rất có lợi cho công việc kế toán sau này. Cách rất dễ nhớ các bạn hãy thử áp dụng nhé.
Nhớ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách làm thật nhiều bài tập
Để nhớ cách định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bạn phải chịu khó làm bài tập nguyên lý kế toán mà thầy cô cho trên lớp cũng như tìm thêm những tài liệu bên ngoài. Ngoài ra, các bạn có thể tự nghĩ ra các nghiệp vụ và định khoản chúng.
Nên học nhóm với nhau
“Học thầy không tày học bạn”, học nhóm cũng là một trong những cách hiệu quả để học tốt môn nguyên lý kế toán. Chúng ta có thể tự thành lập một nhóm nhỏ để tập trung học với nhau, cùng nhau giải bài tập cũng như giúp giải đáp những thắc mắc. Nếu như gặp những vấn đề khó hơn thì có thể hỏi trực tiếp giảng viên.
Tính cẩn thận trong kế toán
Với tính chất môn học không đòi hỏi bạn phải sáng tạo mà chỉ cần tính cẩn thận. Với kế toán, cẩn thận là một tính cách rất quan trọng, vì vậy, bạn phải tập cho mình tính cẩn thận ngay từ đầu nhé. Sai một ly đi một dặm.
Trên đây là 5 cách học tốt môn nguyên lý kế toán để giúp bạn thuận lợi hơn khi học môn vỡ lòng này. Sau môn này, còn rất nhiều môn học tiếp theo mà bắt buộc bạn phải có kiến thức của nguyên lý kế toán. Vì vậy, cố gắng học thật tốt môn này nhé
Một số mẹo trong khi học môn Nguyên Lý Kế Toán, các bạn ghi nhớ nhé :
Trừ những tài khoản đặt biệt, tài khoản lưỡng tính.. ..Ta có cách định khoản như sau:
– Tài khoản loại 1; 2; 6; 8: Phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có;
– Tài khoản loại: 3; 4; 5; 7: Ngược lại, Phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ.
Các nguyên tắc định khoản kế toán cơ bản :
– Xác định đối tượng kế toán được thực hiện trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Bên Nợ ghi trước / Bên Có ghi sau – Nghiệp vụ biến động Tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động Giảm ghi 1 bên
– Tổng giá trị bên Nợ = Tổng giá trị bên Có
– Số Dư có thể ở bên Nợ và bên Có ( lưu ý : biến động Tăng bên nào thì số Dư ở bên đó )
– Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn Vốn
Nắm rõ 4 nguyên tắc cơ bản trong nguyên lý kế toán đó là:
– Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản này tăng lên; đồng thời sẽ làm cho tài sản khác giảm đi thì tính chất cân đối kế toán không thay đổi; nghĩa là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
– Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nguồn vốn này tăng lên; đồng thời sẽ làm cho nguồn vốn khác giảm đi tính chất cân đối kế toán không thay đổi; nghĩa là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
– Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nguồn vốn này tăng lên; đồng thời sẽ làm cho tài sản khác tăng lên thì tính chất cân đối kế toán không thay đổi; nghĩa là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
– Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nguồn vốn này giảm đi; đồng thời sẽ làm cho nguồn vốn khác giảm đi thì tính chất cân đối kế toán không thay đổi nghĩa là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
Tự vẽ ra chữ T, sơ đồ hạch toán.
Xem các video học kế toán và làm trắc nghiệm thật nhiều trên giáo trình tự học nguyên lý kế toán
Hãy luôn chăm chỉ, cần cù, thận trọng và kiên nhẫn
Với môn học Nguyên lý kế toán này, chỉ yêu cầu bạn cần cù, cẩn thận và kiên nhẫn, chịu khó học hỏi chứ chưa đòi hỏi đến tính sáng tạo, tư duy cao siêu như các môn khoa học khác. Do vậy, các bạn cần phải chịu khó trau dồi, học hỏi, rèn luyện từ những yếu tố nền tảng, cơ bản nhất là học nguyên lý kế toán để có cơ sở vững chắc khi bước vào nghiệp vụ khác, khó hơn và nhiều phát sinh hơn. Trong kế toán với toàn những con số, nếu chỉ nhầm lẫn một số 0, số 1, … trong các tài khoản hay số tiền thôi cũng đã để lại hậu quả nghiêm trọng rồi. Các bạn có thể liên tưởng đến câu “sai một ly, đi một dặm” trong trường hợp này.
Mẹo và cách định khoản kế toán nhanh nhất
Mẹo và cách định khoản kế toán nhanh nhất , đầu tiên bạn cần phải hiểu thế nào là định khoản / hạch toán kế toán, Định khoản kế toán là công việc xác định tk nào ghi Nợ – tk nào ghi Có. sau khi đọc xong các Tips này , các bạn nên vận dụng và giải nhiều bài tập định khoản kế toán nhé.
Mẹo và một số bước định khoản kế toán
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan
Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm)
Bước 4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có
Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản
Nguyên tắc Định khoản kế toán:
– Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau
– Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
– Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có
– Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có
– Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.
Chú ý Các tài khoản lương tính: Tài khoản đầu 1:các tài khoản kế toán lưỡng tính: 131, 138, 331, 333, 338,
Cách sử dụng các tài khoản để định khoản:
– Bên Trái: Bên Nợ
– Biên Phải: Bên Có
Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước
Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ
Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có
Bạn cần nhớ mẹo ghi nhớ định khoản kế toan sau:
TK đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN
TK đầu 3, 4, 5, 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
Các TK mang T/C TS: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có
Các TK mang T/C NV: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.
Lưu ý các TK đặc biệt: TK 214 – Hao mòn TSCĐ, TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung. TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ. TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.
kết cấu nhóm tài khoản