Sự khác nhau giữa sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng

Sản phẩm công nghiệp là tư liệu được dùng để sản xuất hàng hoá khác, trong khi đó sản phẩm tiêu dùng là thành phẩm được bán và sử dụng bởi người tiêu dùng. Sản phẩm tiêu dùng hay còn gọi là hàng tiêu dùng thì luôn sẵn sàng cho việc sử dụng và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng, chẳng hạn như quần áo hoặc thực phẩm. Vậy sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng khác nhau như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Sản phẩm công nghiệp là gì?

Sản phẩm công nghiệp được sản xuất dựa trên nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng, chúng được phân loại thành 2 nhóm là sản phẩm dùng cho sản xuất và sản phẩm hỗ trợ sản xuất. Hiểu đơn giản thì nhóm sản phẩm dùng cho sản xuất được sử dụng để sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng (ví dụ như vải dùng để may đồ, bột đường dùng để làm bánh kẹo…), trong khi nhóm hỗ trợ sản xuất bao gồm máy móc thiết bị dùng để hỗ trợ tạo ra các sản phẩm tiêu dùng đó.

Trong khi sản phẩm tiêu dùng là sản phẩm có thể được tiếp cận và mua bán bởi tất cả mọi người, thì sản phẩm công nghiệp được những doanh nghiệp với mô hình kinh doanh tương ứng tiếp cận. Họ có thể là doanh nghiệp B2C cần mua linh kiện máy móc về để chế tạo ra sản phẩm và sau đó phân phối cho người tiêu dùng (ví dụ như doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy…), hoặc cũng có thể là doanh nghiệp B2B chuyên phân phối các sản phẩm công nghiệp cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu.

See the source image

Sản phẩm công nghiệp

Đặc điểm của sản phẩm công nghiệp

Sức mua lý tính (Rational buying power)

Khi quyết định thu mua một sản phẩm công nghiệp bất kỳ thường người ta dựa trên sự phân tích và cân bằng nhiều yếu tố liên quan đến sản phẩm tiêu dùng mà nó tạo ra, trong khi đó sản phẩm tiêu dùng thường được quyết định bởi cảm tính.

Dòng sản phẩm phức tạp (Complex product lines)

Sản phẩm công nghiệp thường có bản chất phức tạp vì chúng mang tính kỹ thuật cao. Người sử dụng chúng phải có tay nghề cao.

Giá thành cao (Higher purchase value)

Sản phẩm công nghiệp có đặc trưng là giá thành cao do tính chất phức tạp và thị trường mục tiêu giới hạn của chúng.

Mức đầu tư cao (High level of investment)

Khách hàng có nhu cầu thường phải chi trả nhiều tiền để mua được lượng hàng cần thiết.

Các công ty tham gia vào lĩnh vực sản phẩm công nghiệp đại diện cho nhiều ngành khác nhau bao gồm máy móc, xây dựng, quốc phòng, hàng không vũ trụ và nhà ở.

Sản phẩm tiêu dùng

Sản phẩm tiêu dùng là sản phẩm hữu hình được sản xuất và thu mua để thoả mãn mong muốn của người mua, đó là lý do vì sao những sản phẩm này còn được gọi là sản phẩm hoàn thiện hoặc sản phẩm cuối cùng. Chúng là những sản phẩm mà người tiêu dùng thường có thể tìm thấy trên các kệ hàng, chúng có thể được mua để sử dụng ở nhà, trường học, cơ quan hoặc để giải trí hay sử dụng cho cá nhân. Sản phẩm tiêu dùng được chia thành 3 loại khác nhau là sản phẩm lâu bền, sản phẩm không lâu bền và sản phẩm dịch vụ.

Sản phẩm lâu bền

Là sản phẩm có tuổi thọ từ 3 năm trở lên. Việc tiêu thụ một sản phẩm lâu bền được dàn trải trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm đó, điều này tạo ra nhu cầu bảo trì và bảo dưỡng đi theo. Xe đạp, đồ nội thất, ô tô,… là những ví dụ về sản phẩm lâu bền.

Sản phẩm không lâu bền

Được mua để tiêu thụ hoặc sử dụng ngay, những sản phẩm này thường có tuổi thọ ít hơn 3 năm. Thực phẩm, đồ uống, quần áo,… là những ví dụ về sản phẩm không lâu bền.

Sản phẩm dịch vụ

Hay còn được gọi là sản phẩm tiêu dùng vô hình, nó được sản xuất và tiêu dùng cùng một lúc. Cắt tóc, rửa xe,… là những ví dụ điển hình của sản phẩm dịch vụ.

Đặc biệt, sản phẩm tiêu dùng nhanh là một trong những nhóm sản phẩm tiêu dùng lớn nhất.

See the source image

Sản phẩm tiêu dùng

Phân loại sản phẩm tiêu dùng

Do nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng mà sản phẩm tiêu dùng được phân thành 4 loại khác nhau bao gồm: sản phẩm tiện lợi, sản phẩm chọn mua, sản phẩm đặc biệt, và sản phẩm không tưởng.

  1. Sản phẩm tiện lợi (Convenience Goods): Là những sản phẩm luôn sẵn sàng để mua và sử dụng, sữa là một ví dụ về sản phẩm tiện lợi.

  2. Sản phẩm chọn mua (Shopping Goods): Là những sản phẩm đòi hỏi người tiêu dùng phải lên kế hoạch và suy nghĩ nhiều hơn trong quá trình mua hàng. Danh mục này bao gồm các sản phẩm như đồ điện tử, đồ nội thất…

  3. Sản phẩm đặc biệt (Speciality Goods): Có thể kể đến như đồ trang sức, xa xỉ phẩm,…

  4. Sản phẩm không tưởng (Unsought Goods): Là sản phẩm mà người tiêu dùng không biết hoặc thường không nghĩ đến việc mua, và việc mua hàng phát sinh do nguy hiểm hoặc sợ nguy hiểm và thiếu ham muốn. Các sản phẩm như bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tang lễ,… là những ví dụ do dòng sản phẩm này.

Sự khác biệt chính của sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng

Có những khác biệt cơ bản giữa sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng bao gồm cả khách hàng mục tiêu. Đối với sản phẩm công nghiệp thì số lượng khách hàng thường hạn chế, trong khi đó sản phẩm tiêu dùng thì có lượng khách hàng lớn hơn. Nhu cầu cũng khác nhau giữa hai loại sản phẩm này. Sản phẩm công nghiệp được thúc đẩy bởi nhu cầu phát sinh (derived demand) hoặc nhu cầu gián tiếp (indirect demand), nhu cầu này xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm do công ty sản xuất. Mặt khác đối với sản phẩm tiêu dùng là nhu cầu trực tiếp do việc sử dụng trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ.

Nguồn:

Investopedia

Sổ tay doanh trí