Công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là những sản phẩm của công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về cụm từ “sản phẩm công nghiệp” và phân loại của chúng ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm công nghiệp.
Mục Lục
Định nghĩa sản phẩm công nghiệp
Công nghiệp được định nghĩa như sau theo Wikipedia: “Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.”
Các bạn có thể tiếp cận một cách dễ hiểu hơn qua một vài ví dụ sau:
-
Vải được sản xuất để thiết kế thành quần áo phục vụ cho quy trình sản xuất tiếp theo.
-
Gỗ được khai thác để sản xuất thành nội thất, vật tư, hàng tiêu dùng,…
-
Linh kiện điện tử được sản xuất để lắp ráp thi công thành các thiết bị điện tử, máy móc, thiết bị,…
-
Hóa chất được sản xuất và chế biến để trở thành nguyên vật liệu tiếp theo sản xuất ra các hóa dược mỹ phẩm,
-
Và còn rất rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác chưa được nêu ra góp phần vào nền thị trường sản phẩm công nghiệp của nước nhà.
Phân loại sản phẩm công nghiệp
Có rất nhiều cách để phân loại sản phẩm công nghiệp tùy thuộc vào cách tiếp cận và nhu cầu thực tiễn của mỗi quốc gia. Từ thực tiễn thị trường Việt Nam, các loại sản phẩm công nghiệp có thể được phân loại như sau:
Công nghiệp khai thác khoáng sản, than đá, dầu khí
Thị trường khoáng sản tại Việt Nam có trữ lượng không lớn và phân bố tản mạn, không tập trung tại một hoặc nhiều cụm khu vực. Than và dầu khí hiện tại không còn đủ trữ lượng để cung ứng trong vài chục năm tới mà phải nhờ đến việc nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo nguồn cung kịp thời.
Đối với các loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn, Chính Phủ đã giao cho một số doanh nghiệp và tập đoàn chủ lực như khai thác than, khai thác và chế biến hóa chất (apatit), khai thác và chế biến quặng sắt; vật liệu xây dựng,…
Công nghiệp chế biến chế tạo (CBCT)
Đây được xem là ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, góp phần tạo ra giá trị lớn nhất cho khu vực công nghiệp nói chung khi công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam đạt được tỉ trọng 16.5% GDP (2019). Đây thực sự là một con số không quá lớn khi so sánh với các quốc gia khác, cụ thể: Trung Quốc chiếm 27.1% GDP; Hàn Quốc: 25.3%; Thái Lan: 25.3%; Ma-lai-xi-a: 21.5%; Nhật Bản: 20.7%; Singapore: 19.8% và Đức: 19.4%.
Các con số này mang tính chính xác một cách tương đối vì sự toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế của các cơ sở sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo có thể dịch chuyển ra toàn cầu. Nó có thể mang giá trị cao hơn.
Ngành công nghiệp chế tạo
Tuy nhiên, đây là ngành công nghiệp tạo ra nguồn cung việc làm dài hạn, ổn định và bền vững. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với tỉ lệ dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% tổng số dân.
Đây thực sự là một cơ hội để Việt Nam nắm bắt lấy thời cơ, nâng tầm cạnh tranh với thị trường thế giới, thu hút sự chuyển dịch và đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Việc này hoàn toàn là điều khả thi trong tình hình nước ta dần tạo được uy tín về việc kiểm soát tốt dịch bệnh và là một điểm dừng chân lý tường của các ông lớn công nghệ như Apple, Samsung, Toyota, Panasonic,…
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
Điện và nước là hai loại năng lượng thiết yếu trong đời sống hằng ngày của con người cũng như trong các hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến, cơ khí, điện năng, thực phẩm,…
May mặc, đồ dùng gia đình
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều, Việt Nam là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may thuộc top đầu trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trước dịch bệnh, ngành dệt may mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn đối mặt với rất nhiều thách thức khách quan và chủ quan. Đồng tiền mất giá do căng thẳng từ mối quan hệ Mỹ-Trung, giá hàng hóa gia công cao hơn so với các nước đối thủ, thuế quan cao, trình độ công nghệ thấp,…
Ngành công nghiệp dệt may
Vậy tình hình ngành hàng dệt may trong thời kỳ COVID và hậu COVID sẽ ra sao khi phần lớn các nước nhập khẩu đều nghiêm ngặt và khó khăn trong vấn đề nhập nguyên vật liệu đầu vào và xuất hàng đầu ra? Đây thực sự là một thách thức dài hạn nếu các doanh nghiệp không tìm được một hướng đi mới chủ động với các sản phẩm chất lượng và độc đáo hơn.
Chế biến, sản xuất các hóa chất cần thiết
Có lẽ các bạn vẫn chưa hình dung được một cách bao quát và rõ ràng ngành công nghiệp hóa chất đã và đang góp phần như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam. Công nghiệp hóa chất xuất hiện ở hầu hết các khâu của quy trình sản xuất tại các nhà máy, nhà xưởng, thậm chí là trong việc sản xuất lương thực thực phẩm.
Vậy công nghiệp hóa chất đã và đang phục vụ trực tiếp các ngành nghề nào tại Việt Nam?
-
Hóa chất phục vụ trong nông nghiệp tạo ra các loại phân bón khác nhau như phân lân, phân đạm,…
-
Sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc diệt mối, gián, chuột,…
-
Hóa chất cho các ngành công nghiệp cần nguồn nguyên liệu đầu vào: carbonic, than hoạt tính, amoniac, các loại phụ gia,…
-
Hóa chất dùng trong tiêu dùng hằng ngày: xăng dầu, chất tẩy rửa,…
Đó là một vài khái niệm cơ bản, định nghĩa cùng với cách phân loại sản phẩm công nghiệp từ thực tiễn thị trường Việt Nam. Hãy cùng vào danh mục “Sản Phẩm Công Nghiệp” để tìm hiểu nhiều bài viết hơn về ngành nghề này, thực tiễn, áp dụng, cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp và thị trường đang gặp phải.
Nguồn: Wikipedia