Macroeconomics

 

Chương 5:

HẠCH TOÁN THU NHẬP QUỐC GIA

 

GIỚI THIỆU
Mục đích của chủ đề này là nghiên cứu cách thức đo lường các
hoạt động kinh tế của một quốc gia thông qua tổng sản phẩm quốc
dân. Khái niệm này đã được định nghĩa và giải thích. Các thành
tố được phân tích trong phần tiếp cận về chi tiêu và thu nhập –
hai phần này khá thống nhất với nhau. Điểu chỉnh lạm phát cũng
được trình bày. Khái niệm này được so sánh với các cách thức trợ
cấp kinh tế khác.

KẾ TOÁN THU NHẬP QUỐC GIA
Thu nhập quốc gia được sử dụng để xác định mức độ của các
hoạt động kinh tế của một quốc gia. Có hai phương pháp được sử
dụng và cho kết quả như nhau : Con số tiếp cận từ tổng chi tiêu
quốc gia – những khoản mua sắm trong một năm và con số tiếp cận từ
tổng thu nhập – những khoản thu được trong một năm.

Giống như việc các công ty cần biết mình làm ăn lãi lỗ ra sao, các
quốc gia cũng cần biết điều tương tự. Kế toán thu nhập quốc gia
cung cấp các số liệu thống kế để xác định xem liệu nền kinh tế
có đang đối mặt với khó khăn hay không.

TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN
Tổng sản phẩm quốc dẫn (GNP) là tổng tất cả hàng hóa và dịch vụ
sản xuất bởi người dân nước đó trong vòng một năm. GNP là một
khái niệm mang tính chất luông di chuyển. GNP có thể được tính bằng
luồng chi tiêu hoặc bằng luồng thu nhập. GNP không bao gồm những hàng
hóa trung gian, hàng hóa cũ và các giao dịch tài chính. GNP là một khoản
tiền và phải được điều chỉnh tương ứng với những thay đổi về
giá trị của tiền tệ.

Mục tiêu của tiêu chí tổng sản phẩm quốc dân là để đo lường
các hoạt động vật chất của một quốc gia bằng việc cộng dồn
tất cả các loại sản xuất khác nhau : sản xuất ôtô, máy tính
…Nhưng việc cộng chiếc ô tô và chiếc máy tính thì không hợp lý
nên chúng ta sẽ cộng giá của hàng hóa với nhau.

TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
Tổng sản phẩm quốc nội là tổng tất cả các sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất hoặc cung cấp bởi người dân một
nước trong một năm. Tổng sản lượng của người dân một nước (
chứ không phải là sản lượng làm ra tại một nước như trong khái
niệm GNP ) thường phản ánh chính xác hơn về trình độ sản xuất
của một nước.

Sự khác biệt giữa GDP và GNP là sự dịch chuyển một chiều thuần

nhân tố thu nhập của người nước ngoài

Những nước có nhiều công ty nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ
của mình thì có tổng sản phẩm quốc nội lơn hơn tổng sản phẩm
quốc dân. Ngược lại, nhưng nước có nhiều công ty hoạt động ở
nước ngoài như Mỹ hay Nhật thì có tổng sản phẩm quốc nội nhỏ
hơn tổng sản phẩm quốc dân ( tác động thuần của thu nhập từ
người nước ngoài là âm ).

HÀNG HÓA TRUNG GIAN
Hàng hóa trung gian là hàng hóa làm nên một phần của hàng hóa cuối
cùng. Ví dụ như lốp xe là hàng hóa trung gian khi nó được dùng để
làm nên xe ô tô. Nhưng lốp xe lại là hàng hóa cuối cùng khi chúng
được bán riêng biệt như là phụ tùng thay thế. Đưa hàng hóa trung
gian vào để tạo ra hàng hóa cuối cùng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho
hàng hóa đó.

Hầu hết tất cả kim loại và dầu thô là một phần của hàng hóa
trung gian: chúng không thể đong đếm riêng biệt nhưng là một phần
của hàng hóa cuối cùng. Việc những người tiêu dùng mua lốp xe để
thay thế những cái lốp đã sử dụng là việc tiêu dùng hàng hóa cuối
cùng, nhưng những chiếc lốp xe được lắp vào những chiếc ô tô mới
thì lại là hàng hóa trung gian.

GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GNP có thể được đo lường bằng cách tình tổng các giá trị gia tăng
từ những hàng hóa trung gian ( kết quả là hoàn toàn như nhau). Các
quốc gia có hệ thống thuế dựa trên giá trị gia tăng thích cách tình
này hơn.

Việc lắp ráp một cái xe từ rất nhiều các bộ phận như là lốp hay
động cơ chính là giá trị gia tăng ở một nhà máy lắp ráp xe. Những
giá trị gia tăng cũng có thể tính toán bằng cách tính chênh lệch
giữa giá bán sản phẩm và giá của các nguyên liệu và hàng hóa
được dùng để làm ra sản phẩm đó.

CÁCH TÌNH THEO CHI PHÍ
GDP có thể tình bằng cách cộng tất cả những chi phí : chi phí lao
động vật sống (C), chi phí đầu tư nội địa cá nhân thuần (Ig), mua
sắm của chính phủ (G), và xuất khẩu ròng (Xn)

GDP = C + Ig + G + Xn.

Các tính theo chi phí cộng tổng tất cả các khoảng mua : ở một khía
cạnh khác, nó bằng với cách tính thu nhập bởi những việc mua hàng
chỉ có thể thực hiện được khi có thu nhập.

CHI PHÍ TIÊU DÙNG CÁ NHÂN
Chi phí tiêu dùng cá nhân là các khoản mà các hộ gia đình mua ( trừ
tiền mua nhà). Nó bao gồm các hàng hóa lâu bền ( như ô tô hay đồ
điện gia dụng ), hàng hóa không lâu bền ( như quần áo hay đồ ăn),
và các dịch vụ ( như cắt tóc, khám bệnh, vé máy bay). Hàng hóa không
lâu bền là những hàng hóa mà thời gian sử dụng ít hơn 1 năm, kể
cả quần áo. Chi phí cho hàng hóa không lâu bền là phần ổn định
nhất trong chi phí tiêu dùng cá nhân.

Con người mua tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Dịch vụ bao
gồm vận tải, viễn thông, ngân hàng và bảo hiểm… Các hàng hóa lâu
bền bao gồm đồ đạc, đồ điện gia dụng, thiết bị, ô tô….Các
hàng hóa không lâu là những hàng hóa thường được tiêu dùng hết
trong vòng 1 năm như thức ăn, nhiên liệu, đồ văn phòng phẩm và
thường là cả quần áo.

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÁ NHÂN NỘI ĐỊA
Tổng mức đầu tư các nhân nội địa bao gồm 1) đầu tư xây dựng
mới, 2) tư bản mới (như máy móc, xe tải và thiết bị), và 3)thay
đổi phát minh. Nó không bao gồm đầu tư của chính phủ và đầu tư ra
ngoài quốc gia. Đầu tư xây dựng mới bao gồm tất cả các loại nhà
mới xây, dù là vì mục đích cho thuê hay để ở. Thay đổi trong phát
minh ảnh hưởng tới những hàng hóa sản xuất trong năm nay nhưng sẽ
được bán trong những năm tới.

Khi một công ty mua một nhà máy và lắp đặt máy móc và thiết bị thì
đó chính là đầu tư – một khoản tư bản tăng lên. Thông thường,
một ngôi nhà tư được coi là một khoản đầu tư vì một ngôi nhà tư
cũng có thể được dùng để cho thuê và không thể biết được ngôi
nhà đó ban đầu được xây lên là vì mục đích gì : để ở hay cho
thuê.

CHIẾT KHẤU CHI PHÍ TƯ BẢN
Chiết khấu chi phí tư bản là một phần của tử bản mới được
tạo ra hàng năm, đây là khoản cần thiết để có thể thay thế tư
bản đã sử dụng hết trong năm đó. Khái niệm này còn được biết
đến đơn giản là chiết khấu. Chiết khẩu chi phí tư bản (CCA) bù
đắp phần chênh lệch giữa tổng mức đầu tư(Ig) và đầu tư
ròng(In):

CCA = Ig – In.

Tất cả những máy móc và thiết bị được sử dụng để sản xuất
ra các sản phẩm khác sẽ bị hao mòn tự nhiên. Một phần hàng hóa
tạo ra sẽ được dành cho việc bù đắp phần hao mòn tự nhiên này.
Mặt khác, năng suất lao động của quốc gia đó sẽ bị giảm xuống.
Việc bù đắp cho những phần tư bản đã sử dụng được gọi là
chiết khẩu chi phí tư bản.

ĐẦU TƯ RÒNG
Đầu tư cá nhân nội địa ròng bằng tồng đầu tư cá nhân nội địa
trừ chi chiết khấu chi phí tư bản. Đây là khoản nhạy cảm nhất
của GDP. Khi khoản này âm có nghĩa là dự trữ tư bản đang suy giảm
và buộc phải giảm sản xuất. Khi khoản này dương thì có nghĩ là
đang có một sự tăng trưởng kinh tế.

Năng suất lao động của một quốc gia chỉ tăng lên khi mà đầu tư cá
nhân nội địa thuần dương. Điều này có thể dễ dàng chứng minh ở
qui mô một nhà máy đơn lẻ: Số lượng máy móc mới được lắp đặt
ở bắt kì một năm nào phải lớn hơn số lượng máy móc đã bị sử
dụng hết trong suốt một năm đó.

MUA SẮM CHÍNH PHỦ
Mua sắm chính phủ bao gồm tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ do
mọi cấp chính phủ mua : từ kẹp giấy cho tới cây mầu và bệnh
viện. Mua sắm chính phủ không bao gồm các khoản trả cho việc thanh
toán hay chuyển khoản.

Nếu xét như là một thực thể thống nhất thì chình phủ là người
mua lớn nhất trong một quốc gia. Chính phủ mua tất cả các loại sản
phẩm : từ bệnh viện, cầu đến giấy bút ( để chúng ta có thể
điền vào tất cả các mẫu này ). Chính phủ cũng chi khoản lớn nhất
cho các dịch vụ như là cứu hỏa hay cảnh sát.

XUẤT KHẨU RÒNG BR>
Xuất khẩu dòng là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Nó
tương đương như cân bằng trong thương mại hay thanh toán. Khi nhập
khẩu lớn hơn xuất khẩu ( hay cán cân thanh toán bị thiếu hụt) thì
con số biểu thị xuất khẩu ròng là số âm.

Xuấ khẩu của Mỹ, như máy vi tính, máy bay và các sản phẩm lương thực thực phẩm, là những mặt
hàng được sản xuất và bán cho người nước ngoài. Nhập khẩu, ngược lại, là những hàng hóa do
người nước ngoài sản xuất mà người Mỹ tiêu dùng bằng việc chi trả thu nhập của mình.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN THU NHẬP
Phương pháp tiếp cận thu nhập lấy tổng thu nhập có được từ tất cả các hoạt động sản xuất.

Nếu chúng ta so sánh một quốc gia như một doanh nghiệp, phương pháp tiếp cận theo thu nhập sẽ là
việc phân bổ các nguồn quỹ tạo ra từ doanh thu hàng năm (chi phí dòng của hàng hóa trung gian) ra thành
các khoản chi và lợi nhuận giữ lại.

SẢN PHẨM RÒNG QUỐC GIA (NNP)
Sản phẩm ròng quốc gia (NNP) là tổng sản phẩm quốc dân trừ đi các khoản vốn đã phân bổ:

NNP = GNP-CCA.

Sản phẩm quốc nội ròng được tính như sau:

NDP = GDP – CCA

(Như trên, hiệu số của sản phẩm quốc dân ròng (NNP) và sản phẩm quốc nôi ròng (NDP) chính là thu
nhập ròng yếu tố (sản xuất).
và được chuyển giao một phía từ người nước ngoài.)

Việc sản xuất được hi sinh để duy trì việc dự trữ các phương tiện sản xuất, hay phân bổ vốn,
phải được khấu từ để thấy được việc tiêu dùng mới và thu nhập có được mỗi năm.

THU NHẬP QUỐC GIA
Thu nhập quốc gia (NI) là tổng các sản phẩm quốc gia trừ đi các khoản thuế kinh doanh gián tiếp.

NI = NNP – (các khoản thuế trong kinh doanh)

Thu nhập quốc gia (NI) là tổng các khoản lương, tiền thuê, tiền lãi, lợi nhuận và thu nhập của
những người chủ sở hữu.

Thu nhập quốc gia là tổng của tất cả các loại hình thu nhập, cũng giống như tổng các khoản lương
trong bảng tính lương của nhân viên vậy, đó là các khoản trước khi chịu thuế và các khoản giảm
trừ khác.

CÁC KHOẢN THUẾ KINH DOANH GIÁN TIẾP
Các khoản thuế kinh doanh gián tiếp là tất cả các loại thuế đánh vào doanh thu và các mặc hàng
được buôn bán nội địa.

Thuế đánh vào doanh thu là phần lớn nhất trong các khoản thuế doanh nghiệp gián tiếp. Các khoản thuế
đánh vào doanh thu thường được trả thêm vào giá khi việc mua hàng được thực hiện. Các khoản này
sẽ được chuyển lại cho chính phủ thông qua các doanh nghiệp. Do đó, các khoản tiền này không phải
là một phần được phân phối bởi các doanh nghiệp dưới hình thức thu nhập.

THU NHẬP CÁ NHÂN
Thu nhập cá nhân (PI) là thu nhập quốc gia ròng của .

CHI TIÊU CHUYỂN GIAO

Chi tiêu chuyển giao là các phần phụ thêm và các khoản trừ từ thu nhập quốc gia để có được thu
nhập cá nhân. Các khoản phụ thêm bao gồm các khoản bảo đảm hưu trí, trợ cấp thất nghiệp và các
khoản chi trả lợi ích xã hội. Các khoản giảm trừ bao gồm đóng góp an sinh xã hội, thuế thu nhập
doanh nghiệp và lợi nhuận doanh nghiệp chưa phân phối.

THU NHẬP KHẢ DỤNG
Thu nhập khả dụng (DI) là thu nhập cá nhân trừ đi các khoản thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập khả
dụng được phân thành các khoản chi tiêu dùng cá nhân và tiết kiệm.

Thu nhập khả dụng có thể được xem là khoản người lao động nhận được từ người chủ. Từ các
khoản lương nhận được, trừ đi thuế và các chi tiêu chuyển giao. Ở cấp quốc gia, nó gần như
tương đương nhau.

GDP THỰC TẾ
GDP thực tế là GDP đã được điều chỉnh trước ảnh hưởng của lạm phát (hoặc là thay đổi giá
trị của đồng tiền). GDP chưa được điều chỉnh được gọi là GDP danh nghĩa hay GDP hiện tại.
Việc điều chỉnh bao gồm chia GDP danh nghĩa cho chỉ số giá (hay còn gọi là chỉ số lạm phát).

GNP được điều chỉnh theo lạm phát là GNP thực tế theo nghĩa các khoản có thể mua được hàng hóa
và dịch vụ khác nhau, với sức mua thực tế của lương.

CHỈ SỐ GIÁ
Chỉ số giá được xây dựng bằng việc tính trung bình các mức giá của rỏ hàng trong năm nhất định
chia cho giá trung bình của rỏ hàng đó trong năm cơ sở. Chỉ số giá được biết đến nhiều nhất là
chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index – CPI).

Chỉ số giá tiêu dùng đơn thuần là giá trung bình được công bố bởi những người tiêu dùng khác
nhau từ các thị trường khác nhau thông qua việc phỏng vấn qua điện thoại tiến hành định kì. Mức
giá trung bình như vậy phản ánh được tình hình lạm phát.

 
Cu hi n tp

  Review questions

  Assignments

  Readings

[Ý kiến của bạn rất quan trọng với chúng tôi. Nếu bạn
có nhận xét, chỉnh sửa hay câu hỏi gì liên quan đến chương
này, hãy gửi câu hỏi về [email protected]
or visit forums for this
course.]