Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - ảnh chính

1. Khái niệm chi phí sản xuất.


Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí về vật chất (vật tư, máy móc…), hao phí về sức lao động. Những hao phí này luôn luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh gọi là chi phí sản xuất.

Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật chất và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.

2. Phân loại chi phí sản suất.

Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản, có tính chất, công dụng khác nhau và có yêu cầu quản lý khác nhau. Tùy theo yêu cầu quản lý cũng như công tác kế toán của từng loại chi phí cần thiết để phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau:

2.1. Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (Yếu tố chi phí)

Những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố sau:

  • Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu    

  • Yếu tố chi phí nhân công

  • Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ

  • Yếu tố dịch vụ mua ngoài

  • Yếu tố các chi phí khác bằng tiền

2.2. Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí (Khoản mục chi phí )

Những khoản chi phí có cùng công dụng kinh tế, cùng mục đích sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó thế nào. Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau:

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

  • Chi phí nhân công trực tiếp

  • Chi phí sản xuất chung  

  • Chi phí bán hàng

  • Chi phí hoạt động khác

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp

(Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung là cơ sở tạo nên giá thành sản xuất sản phẩm. Về cơ bản trong tính giá thành, chứng từ cũng chỉ đề cập đến ba khoản mục chi phí này)

2.3. Phân loại theo mối tương quan giữa chi phí và khối lượng sản phẩm

Chi phí bất biến: Là những chi phí không thay đổi (hoặc có thay đổi ít) khi khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành thay đổi.
Chi phí khả biến: Là những chi phí thay đổi khi khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.

2

.4. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí.

Chi phí hạch toán trực tiếp: Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
Chi phí phân bổ gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.

Xem chi tiết “Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất” tại đây.

2.5. Phân loại theo mối tương quan giữa chi phí với đối tượng tập hợp chi phí

Chi phí cơ bản.
Chi phí quản lý phục vụ….

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuấtgiá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm.

  • Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - sơ đồ 1

  • Công thức tính giá thành sản phẩm

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - giá thành

Xem chi tiết “Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ” tại:
http://centax.edu.vn/danh-gia-san-pham-do-dang-cuoi-ky/

Xem chi tiết “Các phương pháp tính giá thành” tại:
http://centax.edu.vn/cac-phuong-phap-tinh-gia-thanh-san-pham/