Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh

Điều kiện đất đai, khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và miền Nam nói chung khá phù hợp cho việc phát triển giống bưởi da xanh; đặc biệt trong bối cảnh bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bưởi da xanh là một trong những loại cây trồng được đánh giá có khả năng thích ứng tốt trong các mô hình trình diễn Khuyến nông. Đây là loại cây khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao. Để cây phát triển tươi tốt, nhanh ra trái thì bà con có thể áp dụng theo phương pháp trồng dưới đây:

1. Tủ gốc giữ ẩm

Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20 cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

2. Tưới và tiêu nước

Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây từ 1 đến 2 năm tuổi và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

3. Phân bón

        – Phân hữu cơ: Canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ cho cây.

– Kỹ thuật bón phân: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau:

– Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi:

Tuổi cây

Loại phân và lượng bón

Phân hữu cơ

(kg/cây)

Đạm (gr/cây)

Lân Supe (gr/cây)

Kali clorua (gr/cây)

1

 

120

300

100

2

25

150

400

120

3

25

300

800

250

Bảng: Lượng phân bón cho 1 cây ở thời kỳ chưa cho quả tính theo tuổi cây

– Trong thời gian cây chưa có quả từ 1 – 3 tuổi chia lượng phân bón nhiều lần trong năm. Năm thứ nhất nên bón 1 tháng/lần, năm thứ hai bón 2 tháng/lần và năm thứ ba bón 3 tháng/lần. Riêng phân hữu cơ, lân và vôi bón 1 lần vào lần bón cuối cùng trong năm.

– Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định:

Năng suất thu hoạch vụ trước

Loại phân và lượng bón

Phân hữu cơ

(kg/cây)

Đạm (gr/cây)

Lân Supe (gr/cây)

Kali clorua (gr/cây)

20 kg/năm

30 

650

830

410

40 kg/năm

 

1100

1400

680

60 kg/năm

50

1300

1700

820

100 kg/năm

 

1750

2250

1090

120 kg/năm

70

2200

2800

1360

150 kg/năm

 

2600

3350

1640

Bảng: Lượng phân bón cho bưởi ở thời kỳ cho thu hoạch dựa vào năng suất quả thu hoạch vụ trước.

– Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm:

Lần 1: Bón thúc hoa (tháng 1- 2): 40% đạm, 40% kali

Lần 2: Bón thúc quả (tháng 4 – 5): 20% đạm, 20% kali

Lần 3: Bón sau thu hoạch (tháng 11 – 12): 40% đạm, 40% kali và 100% lân.

– Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu hoạch, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
        – Phương pháp bón: Nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30 – 40 cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ.

4. Tỉa cành và tạo tán

– Tạo tán: là việc làm cần thiết nhằm hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển tán lá cho cây.

– Tỉa cành: sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:

+ Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10 – 15 cm).

+ Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả

+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Chú ý: phải khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa hoặc cồn 70o khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh.     

        – Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3 – 4 m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối hảo.
5. Neo trái

 – Đến thời điểm thu hoạch mà giá bưởi hạ thì có thể neo trái trên cây từ 15 – 30 ngày để chờ xuất bán bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá như: ProGibb,… hoặc bón nhiều phân dạng đạm và tưới nước thường xuyên .

6. Biện pháp tăng ra hoa, đậu quả

Biện pháp kích thích ra hoa:

Có thể kích thích bưởi ra hoa bằng cách khoanh vỏ. Vào cuối tháng 11, đâu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ số cành cấp 1. Phương pháp là dùng dao sắt khoanh bỏ hêt lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoang 0,2 – 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 – 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa. Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.   

– Biện pháp tăng khả năng đậu quả:

Trước khi nở hoa dùng một trong các loại phân bón lá: Atonic, Master – Grow, kích thích tố thiên nông (theo chỉ dẫn bao bì) phun cho chùm hoa 2 lần, lần 1 khi chùm hoa mới nhú, lần 2 trước khi hoa nở 1 tuần.

Sau khi đậu quả, lúc quả non có đường kính 1 – 2 cm cũng dùng một trong các loại phân bón lá trên phun 2 – 3 lần với nồng độ chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 – 15 ngày.

Thảo (Tổng hơp từ nguồn “Tài liệu Kỹ thuật trồng bưởi TS. Ngô Hồng Bình – Nhà xuất bản nông nghiệp)