Khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế, dựa vào mức độ, tính chất và quy mô của từng hành vi vi phạm mà có một mức xử phạt khác nhau. Khi xử lý đối với từng hành vi có thể lập biên bản hoặc không? Kế toán thuế Centax xin chia sẻ bài viết:
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có và không lập biên bản
1. Trường hợp xử lý vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản
Theo Điều 20 Thông tư 166/2013/TT-BTC về những trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản như sau:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế tại chỗ phải ghi rõ: ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp, phạt tiền thì ghi rõ mức tiền phạt trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.”
Theo quy định trên, được xử phạt hành chính về thuế mà không lập biên bản. Cụ thể như sau:
-
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với cá nhân là 250.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000 đồng và người xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ
-
Nội dung ghi trên Quyết định xử phạt bao gồm:
-
Ngày, tháng, năm ra quyết định;
-
Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt;
-
Họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
-
Hành vi vi phạm;
-
Địa điểm xảy ra vi phạm;
-
Chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm;
-
Điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng;
-
Mức tiền phạt trong quyết định xử phạt (Nếu có)
Chi tiết về hành vi vi phạm hành chính về thuế xem tại đây Quy định đối tượng và hành vi vi phạm hành chính về Thuế
Chi tiết về tình tiết giảm nhẹ – tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính về thuế xem tại đây Quy định tình tiết giảm nhẹ – tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính thuế
2. Trường hợp xử lý vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản
Theo Điều 21 Thông tư 166/2013/TT-BTC về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản được quy định cụ thể như sau:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
2. Trường hợp, người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện, ghi nhận vào biên bản kiểm tra, thanh tra, kết luận thanh tra thì không phải lập biên bản trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ biên bản thanh tra, kiểm tra, kết luận thanh tra thuế để ra quyết định xử phạt.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.”
Theo quy trên, quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản như sau:
-
Trừ những trường hợp xử lý vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản
-
Trường hợp đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện, đã ghi nhận vào biên bản kiểm tra, thanh tra
-
Người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt hành chính gồm:
-
Biên bản vi phạm hành chính;
-
Quyết định xử phạt hành chính;
-
Các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Chi tiết Mẫu Biên bản vi phạm hành chính về thuế xem tại đây mẫu Biên bản Vi phạm hành chính về thuế Mẫu 01/BB theo Thông tư 166/2013/TT-BTC
Chi tiết về mức xử phạt hành chính về thuế xem tại đây Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế
Chi tiết về thời hiệu xử phạt và thời hạn truy thu thuế xem tại đây Quy định thời hiệu xử phạt và thời hạn truy thu thuế