Mesh network là gì và nó thực sự đóng vai trò như thế nào trong hệ thống hiện tại? Cùng tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời chi tiết nhé!

1.     Mesh Network là gì?

Mesh network có thể hiểu là một cách kết nối vô tuyến rất hiệu quả, dễ dàng tại một khu vực lớn. Nó kết nối các node mạng để tạo ra mạng lưới vô tuyến giao tiếp rộng rãi với nhau. Thông thường, mạng wifi truyền thông mà các hộ gia đình đang sử dụng dựa vào một số lượng nhỏ các điểm truy cập để gắn dây mạng, cung cấp hostpot cho người dùng kết nối với mạng. 

Trong khi đó, sử dụng mesh chỉ có ít nhất 1 node để nối dây. Sự kết nối mở rộng được thông qua các node láng giềng. Dữ liệu từ một điểm truyền đến các vị trí khác nhau trên môi trường không dây từ node này qua node khác trong hệ thống mạng mesh. Sự thông minh của nó nằm ở chỗ tự xác định hướng truyền nhanh nhất, mạnh, an toàn thông qua quá trình định tuyến lại (dynamic routing).

Bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc Mesh network là gì?

 Như vậy, để trả lời cho câu hỏi mesh network là gì thì đây chính là mạng mesh vô tuyến sử dụng thiết bị thu – phát kết nối vô tuyến với nhau tạo ra không gian mạng có độ trải lớn, nhanh, tiện lợi. Ngoài ra, mỗi thiết bị thu – phát sẽ được trang bị 2 đến 3 đường truyền vô tuyến độc lập. Mỗi đường truyền có được cấu hình theo phương thức AP (phủ sóng wifi) hoặc Mesh (kết nối vô tuyến). Cấu trúc xây dựng 2 đến 3 đường truyền giúp cho Mesh phân chia đường truyền dữ liệu độc lập với các node, đem lại băng thông cao, độ trễ thấp.

2.  Những ưu, nhược điểm của mesh network là gì?

 Đi sâu phân tích hơn về hệ thống mesh network ta tìm hiểu xem nó gồm những ưu điểm, nhược điểm gì để bạn cân nhắc, lưu ý khi đem hệ thống này để triển khai nhé.

2.1. Ưu điểm của mesh network

  • Ưu điểm đầu tiên phải nhắc tới cho câu hỏi lợi ích của mesh network là gì đó chính là loại bỏ điểm yếu về đơn lẻ trên mạng. Nếu một nút mạng gặp trục trặc, mạng có khả năng tự định tuyến để kịp thời sửa lỗi bằng cách kết nối với một nút khác gần nhất, đảm bảo nhu cầu người dùng không gián đoạn. Sự kết nối không dây mang đến liên kết cơ động, tiện lợi.

  • Thứ hai, tạo ra hệ thống mạng vững trãi, không thể đánh sập nhờ vào liên kết rộng lớn. Rủi ro chỉ xảy ra khi có thảm họa thiên nhiên làm xóa vết các thiết bị điện tử.

  • Thứ ba, Mesh network dễ dàng thiết lập với cơ sở hạ tầng tối thiểu. Thậm chí, chi phí thiết lập còn thấp hơn so với mạng truyền thống

  • Tạo ra một môi trường mạng không dây khổng lồ giúp tín hiệu truyền xa hơn. Chúng có thể kết nối hàng ngàn cảm biến trên diện rộng có thể là cả một thành phố. Ngoài ra mesh network duy trì môi trường mạng ổn định cho các sự kiện lớn với sức chứa hàng ngàn người đồng thời truy cập.

  • Cuối cùng, mesh không có sự tập trung trong một mạng lưới nhất định. Đó cũng là lý do nó cho người dùng thấy được sự an toàn khi giao tiếp trên mạng.

Mô hình Mesh network được nhiều chuyên gia nước ngoài nghiên cứu, phát triển

2.2. Nhược điểm của mesh network

Ngoài những ưu thế nổi trội trên thì Mesh network còn bị hạn chế vì một số nhược điểm sau:

  • Thứ nhất, thị trường còn có những quy định ngặt nghèo làm hệ thống khó triển khai.

  • Thứ hai, Meshnet có khả năng thay thế nhà mạng trung gian, ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh của nhiều bên nên chưa được đầu tư phát triển.

  • Thứ ba, Mesh network rộng lớn, khối dữ liệu khổng lồ đồng nghĩa với việc quản lý và khắc phục sự cố sẽ khó khăn. 

  • Thứ tự, Các node mạng cũng bị ảnh hưởng bởi tuổi thọ của pin. Ví dụ, nếu điện thoại hết pin có thể gây ra gián đoạn mạng và cần định tuyến lại.

  • Cuối cùng, phát sinh các chi phí tùy vào tình huống nhất định.

3.  Ứng dụng của mesh network là gì?

Với những ưu điểm của mình, mesh network cùng với sự phát triển của IoT (Internet of things) mesh có tiềm năng phát triển với quy mô rộng hơn. Nhất là các lĩnh vực đòi hỏi an toàn mạng mạnh mẽ sẽ ngày càng muốn phát triển mạng lưới mesh network. Có thể thấy một số ví dụ điển hình cần đến hệ thống mạng vô tuyến này là ngành logistics, dầu khí, khai thác, năng lượng…Ngoài ra, người ta còn kỳ vọng sự phát triển của mesh network trong ngành thương mại nhẹ nơi có hệ thống nhà kho lớn, vùng nông trại, khai thác nông nghiệp, các trung tâm phân phối…

Nói chung, những nơi có quy mô lớn đòi hỏi sự đồng nhất hệ thống đều là môi trường tiềm năng cho mesh network phát triển. Sở dĩ, việc duy trì việc phủ sóng mạng wifi theo phương thức truyền thống như hiện nay đòi hỏi chi phí quá tốn kém lại mất nhiều công sức lắp đặt, giải quyết sự cố gián đoạn mạng khi sử dụng. Đặc biệt khi mà biến đổi khí hậu ngày càng nhiều hơn các hiện tượng thời tiết cực đoan làm ảnh hưởng đến thiết bị, dây điện hư hại nặng cho hệ thống làm mất liên lạc. 

Vậy là qua những thông tin trên đây, bạn đã biết mesh network là gì rồi phải không nào? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về hệ thống này, hãy comment phía dưới nhé!