1.Bệnh dại là gì?
– Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra
– Bệnh chủ yếu ở động vật có máu nóng (chó, mèo…cắn)
– Lây sang người qua đường da và niêm mạc.
2.Tại sao bệnh dại lại nguy hiểm?
– Khi phát bệnh, bệnh nhân tử vong 100%.Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc đặc trị
3. Bệnh dại có biểu hiện như thế nào ?
Người mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
– Lo lắng, thay đổi tính tình, dị giác và giật cơ ở nơi bị cắn.
– Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày.
– Sợ nước , sợ gió
– Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng
– Tăng tiết nước bọt
– Tăng động hoặc có thể liệt
Các triệu chứng nặng dần lên và tử vong trung bình sau 3 đến 5 ngày do ngừng hô hấp và ngừng tim.
4. Những việc cần làm ngay sau khi bị chó cắn để tránh nguy hiểm:
– Vệ sinh vết cắn là rất quan trọng: Đầu tiên, bạn phải tách rời phần quần/áo ra khỏi vị trí vết cắn. Sau đó nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh. ấm thì càng tốt, có thể sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tránh chà xát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
– Kiểm tra vết cắn:
+ Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.
+ Nếu vết cắn sâu trên 2cm, vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục,sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng,hoặc có nhiều vết cắn thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị hiệu quả hơn
– Băng bó vết thương
– Theo dõi con chó cũng rất quan trọng : nếu đây là chó hoang, chó lạ hoặc nếu chó có chủ sau 15 ngày theo dõi bỗng phát bệnh và có dấu hiệu bất thường thì bạn cần đi gặp bác sĩ ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời.
-Những trường hợp nguy cấp cần đi tiêm phòng ngay:
+ Đã xác định được con chó cắn bạn là chó đang phát bệnh. Biểu hiện chó phát bệnh thường có mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép, trông buồn bã…
+ Địa điểm bạn bị chó cắn gần hoặc nằm trong vùng đang có dịch bệnh chó mèo.
+ Chó cắn bạn là chó hoang, chó lạ không thể theo dõi được.
+ Vết cắn quá nặng, nhiều vết cắn.
+ Ngoài ra, nếu bạn là người đang mắc một trong những bệnh như tiểu đường, bệnh gan, ung thư, HIV thì cũng cần liên hệ với trung tâm y tế ngay để có hướng giải quyết kịp thời.
5. Làm thế nào để phòng bệnh dại?
– Kiểm soát súc vật nghi dại.
– Tiêm vacxin phòng dại bắt buộc cho gia súc, đặc biệt là chó, mèo.
– Tránh tiếp xúc với súc vật không rõ nguồn gốc
– Không để bị cắn
– Tiêm phòng ngay khi nghi ngờ
– Bắt theo dõi súc vật nghi dại cắn 15 ngày.
– Tiêm vacxin phòng dại cho một số người có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật
– Khi săn sóc bệnh nhân phải mặc đầy đủ trang bị (mũ, khẩu trang, quần áo, găng tay, ủng)
– Rửa tay xà phòng kỹ sau khi săn sóc rồi sát trùng bằng cồn, Ete.
– Các đồ vật (vải, dụng cụ riêng của bệnh nhân…) cần đốt huỷ.
– Các đồ sắt, giường, tủ, sàn nhà… cần lau rửa bằng xà phòng và phun thuốc khử trùng.