Ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay

Việc xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam là rất cần thiết trong công cuộc đổi mới. Đây là sự nghiệp của toàn dân, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc hình thành ý thức xã hội mới này được đặt trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và để có thể thành công xây dựng ý thức xã hội mới, toàn dân phải chung tay thực hiện.

Ý thức xã hội mới ở Việt Nam là gì?

Muốn xây dựng được ý thức xã hội mới, cả nước cần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế – văn hoá mới. Tất cả chúng ta đều không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hướng khoa học cách mạng. Đảng và Nhà nước sẽ tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức xã hội mới. 

Sự phát triển ý thức xã hội của mỗi cá nhân sẽ bị chi phối bởi quan điểm tư tưởng của cộng đồng. Có nghĩa là chúng ta đều đang bị chi phối bởi ý thức xã hội chung. Vì thế nếu ý thức xã hội tiến bộ sẽ thể tạo điều kiện thuận lợi phát triển cá nhân. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng ngược lại, ý thức cá nhân sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Nên nếu muốn xây dựng ý thức xã hội mới cần phải xây dựng với từng cá nhân trước tiên. 

Chúng ta có thể hiểu rằng ý thức xã hội mới hiện nay là các quan điểm, tư tưởng. Là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhưng trên thực tế ý thức xã hội mới được biểu hiện rất phong phú đa dạng. Nó còn được biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu cầu và thói quen phong tục tập quán. 

Ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay

Những điều cần lưu ý khi xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay

Là sự nghiệp của toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định bản chất của xã hội mới chính là xã hội dân chủ:

“Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”

Tư tưởng quyền hành và lực lượng đều là của dân đã cơ bản khẳng định chủ thể tích cực. Và đây cũng là đối tượng phục vụ chính của xã hội mới chính là người dân. Những biểu hiện của thức xã hội mới sẽ phản ánh lợi ích của nhân dân và chính do họ xây dựng. Vì thế nên sự nghiệp đổi mới ý thức xã hội sẽ không thể thành công nếu thiếu nhân dân. Chúng ta đều cần tham gia vào công cuộc xây dựng văn hoá mới, bảo tồn giá trị truyền thống. Có thể kế thừa những cái tốt, chọn lọc loại bỏ những thói hư tật xấu, chống sự xuyên tạc. Góp phần khiến cho những âm mưu của các thế lực thù địch không thể thành công được

Bên cạnh đó vai trò to lớn của Đảng Cộng sản trong việc xây dựng ý thức xã hội mới là không thể phủ nhận. Đây chính đội tiên phong của giai cấp cách mạng, cũng là đội tiên phong của toàn dân tộc. 

Xây dựng và phát triển nền văn hóa mới

Công cuộc xây dựng ý thức xã hội mới cần dựa trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng. Và phát triển nền văn hóa hòa nhập văn minh nhân loại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều này sẽ làm cho văn hoá thực sự trở thành mục tiêu, động lực của phát triển. Và đây cũng dễ dàng trở thành nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam.

Xây dựng ý thức xã hội mới cùng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng ý thức xã hội mới gắn với tăng cường lý luận. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ tư tưởng của Đảng trở thành nền tảng và kim chỉ nam. Trong tất cả nhận thức và hành động của toàn Đảng và nhân dân chúng ta hiện nay.

Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”

Yếu tố cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội hiện nay chính là ý thức xã hội mới. Nó không hình thành một cách tự phát mà được chủ động nhận thức, xây dựng và truyền bá. Điều này đã trở thành ý thức chung của con người trong xã hội mới, là động lực tinh thần. Nên cần thiết phải xây dựng ý thức xã hội mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập sâu. 

Việc chống những biểu hiện cản trở sự nghiệp xây dựng ý thức xã hội mới cũng rất cần thiết. Cần tập trung vào việc khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, dao động lý tưởng. Những biểu hiện phủ nhận thành quả cách mạng nước nhà và giá trị truyền thống của dân tộc. Từ những biểu hiện đó sẽ có hiện tượng không thực hiện theo đường lối chính sách của Đảng. Thậm chí là có ý thức mất cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn chia rẽ của thù địch. 

Việc xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay cần sự chung tay của tất cả chúng ta. Mong rằng những chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc này của toàn Đảng, toàn dân. Cảm ơn các bạn đã đón đọc và tìm hiểu về ý thức xã hội nhé.