Tuyển chọn các mẫu hợp đồng dịch vụ thông dụng mới nhất

Sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội và các hoạt động sản xuất, kéo theo nhu cầu về các loại hình cung ứng dịch vụ tăng cao. Người cung cấp các dịch vụ và bên có nhu cầu thuê dịch vụ cần thỏa thuận với nhau, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ (hợp đồng dịch vụ). Vậy thế nào là hợp đồng dịch vụ? Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là gì? Làm thế nào để soạn thảo hợp đồng dịch vụ chuẩn xác. Chúng ta sẽ cùng giải đáp những vấn đề đó trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng dịch vụ là gì?

Loại văn bản này hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ. Theo những điều khoản thỏa thuận, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên cung ứng dịch vụ đầy đủ, đúng hạn.

Bên cạnh hợp đồng mua bán thì đây cũng là một mẫu hợp đồng được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động thương mại hiện nay. Thế như loại hợp đồng này có gì khác biệt? Những ai nên sử dụng nó và sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy kéo tiếp xuống dưới để biết câu trả lời nhé!

Tải mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất

Ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ hai bên

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là gì?

Tất cả những công việc mà bên cung ứng dịch vụ có thể thực hiện theo yêu cầu của khách hàng đều là đối tượng của hợp đồng này nhưng cần đảm bảo rằng các công việc đó hoàn toàn được pháp luật cho phép và không đi ngược với đạo đức xã hội.

Đối tượng của loại hợp đồng này rất đa dạng và phong phú, tính chất từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ như dịch vụ giữ xe, cầm đồ, photocopy… hay dịch vụ tư vấn tâm lý, quảng cáo, vận tải, ngân hàng, viễn thông…

Chính vì đối tượng của nó có phạm vi rất rộng nên việc soạn thảo mẫu hợp đồng này cũng khác nhau tùy từng công việc cụ thể. Vậy, soạn thảo loại hợp đồng này như thế nào cho đúng, đủ và hợp pháp. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

Cách viết hợp đồng dịch vụ như thế nào?

Về mặt hình thức mà nói, cũng như nhiều hợp đồng khác, hiện nay, việc soạn thảo đã trở nên dễ dàng hơn với nhiều mẫu sẵn có. Về mặt nội dung, dù là hoạt động cung ứng dịch vụ nào cũng cần có đảm bảo những chủ điểm sau:

Phần đầu:

– Nêu rõ tên hợp đồng, căn cứ hợp đồng, ngày tháng, địa điểm ký kết hợp đồng.

– Thông tin bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ cần đầy đủ, chính xác.

Hai bên có thể ký kết hợp đồng có thể dưới tư cách cá nhân hoặc tư cách pháp nhân.

+ Với tư cách cá nhân: hai bên ghi rõ họ tên, năm sinh; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay; điện thoại

+ Với tư cách pháp nhân : hai bên ghi rõ tên công ty, trụ sở, tên và chức danh người đại diện, điện thoại, mã số thuế, tên và số tài khoản ngân hàng.

Phần nội dung chính:

Bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ cần thỏa thuận cụ thể những điều khoản trong hợp đồng trên nguyên tắc đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và không trái với các quy định của pháp luật. Các thỏa thuận cụ thể cần có trong hợp đồng bao gồm:

Nội dung công việc:

Ghi cụ thể tên từng công việc mà bên thuê yêu cầu bên cung cấp dịch vụ thực hiện: giám sát xây dựng, lắp đặt hệ thống điện nước, bảo vệ khu chung cư, thẩm định tài sản…

Giá cả dịch vụ và thanh toán:

Hai bên thỏa thuận cụ thể số tiền phải trả là bao nhiêu, trả theo giờ, ngày hay tháng? Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hay trả tiền mặt trực tiếp.

Các chi phí khác trong quá trình thực hiện dịch vụ cũng bàn bạc: chi phí đi lại, thuế giá trị gia tăng, sao lưu hồ sơ…

Nếu trong này không ghi rõ giá dịch vụ thì giá bên thuê dịch vụ trả cho bên cung ứng dịch vụ bằng giá thị trường của dịch vụ cùng loại.

Hai bên cũng cần lưu ý đến điều khoản đền bù hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong trường hợp hợp đồng không được hoàn thành đúng tiến độ hay một trong hai bên vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng…

Mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất

Phần đầu hợp đồng

Thỏa thuận về quyền lợi và trách nhiệm của từng bên

Hợp đồng cần nêu cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ của từng bên, tập trung thảo luận kỹ một số vấn đề:

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng: giao kết rõ mức thù lao, chi phí, bồi thường phải chi trả ra sao trong trường hợp hai bên có thỏa thuận đơn phương chấm dứt hợp đồng? Mức đền bù thiệt hại, vi phạm hợp đồng cho đối phương trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật như thế nào?

– Tiếp tục gia hạn hợp đồng: kết thúc thời hạn thực hiện công việc đã ký kết nhưng công việc chưa hoàn thành, hai bên thỏa thuận gia hạn hợp đồng đến khi công việc hoàn thành và đương nhiên phải tính đến khoản bồi thường thiệt hại nếu phát sinh.

– Yêu cầu giữ bí mật thông tin, tài liệu và cách xử lý nếu thông tin bị tiết lộ, tài liệu bị mất mát, hư hỏng

Phần cuối: ghi rõ ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; hai bên ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Tải mẫu hợp đồng dịch vụ

Cuối cùng, mình xin gửi các bạn tham khảo một số mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất phổ biến hiện nay.

Tải mẫu hợp đồng dịch vụ vệ sinh Tại đây

Tải mẫu hợp đồng dịch vụ thuê khoán Tại đây

Tải mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn Tại đây

Hi vọng rằng bài viết giúp ích các bạn phần nào khi tìm hiểu về hợp đồng dịch vụ và cách soạn thảo nội dung hợp đồng này!