Top 10 Ngôn Ngữ Địa Phương Tỉnh Đà Nẵng Mắc Cười Nhất

Mỗi một tỉnh thành đều có những nét riêng biệt, sự khác nhau trong cách sống và thói quen, nhất là về ngôn ngữ địa phương. Những tình huống bất đồng ngôn ngữ đôi khi khiến chúng ta phải dở khóc, dở cười. Dưới đây là top 10 ngôn ngữ địa phương tỉnh Đà Nẵng mắc cười nhất.

Những ngôn ngữ địa phương Đà Nẵng mắc cười nhất

Dưới đây là những câu chuyện cười ra nước mắt về những tình huống giao tiếp hàng ngày.

Câu chuyện ngôn ngữ địa phương mắc cười “ tăm xỉa sao”

Một người vợ từ Đà Nẵng ra thăm chồng. Khi đi đến một quán ăn cô nhớ lời dặn của chồng. Là nên dùng từ đâu, kia, sao… thay cho mô, tê, răng… để phù hợp với người ở đây. Sau đó, cô liền gọi nhân viên quán:

– Phục vụ đâu, cho tôi xin cái tăm xỉa sao.

– ???!!!!!

Câu chuyện cái “bô”

Anh nọ ở trong Nam ra thăm nhà người yêu ở Đà Nẵng. Đến bữa, anh chẳng chịu dùng cơm mà cứ chống đũa nhìn rồi lén chạy ra ngoài gọi điện cho bạn.

– Alo đang ở đâu đấy, tới cứu tao gấp?

– Có chuyện gì vậy?

– Hồi chiều tao nghe ông bố người yêu tao nói: “Con lấy cái ‘bô’ đi mua gạo về nấu cơm”. Mày thấy đó, bẩn như vậy sao tao ăn được?

Anh bạn nghe xong thì vừa cười vừa nói: 

  • Ý ông cụ là lấy cái bao đi mua gạo nhưng vì tiếng địa phương nên cái bao nói thành cái “bô”.

Mẹ ở Đà Nẵng ra Hà Nội thăm con 

Để giao tiếp với mọi người được tốt, người con đã hướng dẫn mẹ việc sử dụng tiếng địa phương tại Hà Nội, như mô, tê, răng… ở Đà Nẵng thì ở Hà Nội phải là đâu, kia, sao…

Trong một lần đi chơi, do ngồi nhiều nên bà mẹ bị tê chân. Lúc về, nhớ lời dặn nên bà bảo với con:

– Con ơi chân mẹ bị kia.

-???

Câu chuyện “công chúa”

Chị Hoa – khi du lịch qua một huyện nhỏ tại Đà Nẵng, dừng chân tại một quán nước ven đường. Mấy đứa trẻ nhỏ hiếu động chạy ra nghịch ngợm, bôi bẩn lên xe máy.  Nhắc mấy câu liền mà chúng vẫn cố tình nghịch. Chị cáu liền quát: “Các cháu hư thế, đừng nghịch xe cô nữa”.

               Câu chuyện “công chúa” – tình huống hài hước không thể nhịn được cười

Bọn trẻ nhìn ngó một lúc rồi tự dưng nói: “công chúa” rồi chạy mất tăm. Chị Hoa đang “bàng hoàng” không hiểu sao mình mắng bọn chúng, mà chúng lại gọi mình là… công chúa. Đúng lúc đó, bà hàng nước lên tiếng quát lại bọn trẻ rồi giải thích với chị rằng: “bọn trẻ này láo quá, đã nghịch xe của người ta còn chửi người ta là… con chó…”.

Bất đồng ngôn ngữ “răng – sao”

Bố ở quê ra thăm con trai làm việc tại Hà Nội. Người con đi làm, ở nhà buồn ông một mình ra phố chơi.

Đang đi bỗng bị một cô gái tông xe vào, ông liền quay lại hỏi:

– Răng cô đâm đít tôi?

Cô gái đang định nói xin lỗi nhưng nghe ông già nói vậy bực mình không thèm xin lỗi mà trợn mắt quát lại ông:

– Ông già mất nết sao răng tôi có thể đâm vào đít ông kiểu gì được?

Ông đứng hình chẳng hiểu mình sai điều gì mà vừa bị đau lại còn bị chửi….

                                               Ông bố ngỡ ngàng không nói lên lời

Thăm người yêu ở Đà Nẵng

Một hôm cô gái người Đà Nẵng dẫn chàng trai về nhà ra mắt gia đình. Sau bữa cơm tối,anh  bị đau bụng dữ dội. Mẹ cô gái liền hỏi với vẻ mặt lo lắng:

– Con đau răng?

Chàng trai dù đang rất đau vẫn cố gắng đáp lại:

– Dạ không ạ, con đau bụng.

Mẹ cô gái lại hỏi lại:

– Ừ bác biết rồi, nhưng mà con đau răng?

Cho  đến khi cô gái giải thích thì anh chàng mới hiểu ý mẹ cô muốn hỏi là “anh đau thế nào?”

Vô phúc

Một người miền Bắc vào Đà Nẵng du lịch, đi qua một nhà nọ, bỗng nghe thấy, bố mắng con:

– Đồ hư, từ sáng đến giờ đã đánh “vợ” năm cái và đánh “mẹ” hai cái rồi…

Người xứ Bắc nghe vậy, thở dài:

– Con nhà vô phúc, mới sáng sớm mà đánh cả vợ và đánh cả mẹ rồi…

Một người đi bên cạnh thấy thế, liền giải thích:

– Bác ơi! Ông bố mắng con là đã đánh vỡ năm cái và đánh mẻ (sứt) hai cái bát đĩa.

– !!!….

Bất đồng ngôn ngữ hỉ – nhỉ

Anh chồng bị bệnh nặng tai nghe không rõ,cô vợ lại là người miền Trung. Đêm tân hôn, sau khi đã thỏa mãn nhu cầu, anh chồng định ngủ một giấc thật để lấy lại sức. Chị vợ cũng mệt phờ rồi quay sang nói với chồng: 

  • Xong hỷ ? (nghĩa là ” xong rồi nhỉ “)

Anh chồng nặng tai nghe ra chữ “song hỷ” nghĩa là vui thêm “hai cái” nữa, cũng chiều vợ làm thêm “hai cái” nữa.

Làm xong, anh vừa định bụng đi ngủ thì chị vợ lại nói:

-Ngủ hỉ?

Anh chồng lại nghe thành” ngũ hỉ “, liền làm thêm 5 phát nữa.

Chị vợ lần này thực sự đã kiệt sức, hổn hển nói với chồng sau khi đã lãnh thêm 5 phát của anh chồng nặng tai:

-Ngủ thật hỉ?

Lần này anh chồng lại nghe ra chữ ” ngũ thập hỉ ” , liền lao ra khỏi giường quỳ xuống và nói”

-Anh van em, anh lạy em ! Mấy cái thì anh còn làm được, chứ bây giờ em muốn anh làm 50 cái thì anh chết mất !!!!!

Câu chuyện “Con kẹt”

Ông bố vợ người Đà Nẵng vào thăm con gái lấy chồng ở miền Nam. Một hôm ông nói với chàng rể: “Ngày mai con đưa ba đi ra dạo xung quanh chơi nhé!”.

Người con rể bận nhiều việc nên trả lời:

– Ngày mai hả? Con kẹt, ba bảo vợ con đưa đi.

Người bố vợ liền giận dữ:

– Tổ cha mày, mày không đưa tao đi thì thôi, tại sao lại chửi tao?

– !!!!!

Người bố giận dữ mắng chàng rể

Thì ra từ “con kẹt” của người miền Nam lại là tiếng chửi thề của người Đà Nẵng.

Câu chuyện thịt chó

Trong quán nhậu, một khách hàng gọi bồi bàn: “Này! Cho em thêm hai đĩa thịt dê nhé!”.

Cùng lúc đó, một vị khách mới vào quán gọi: Cho tôi hai đĩa thịt chó!

Anh phục vụ hướng vào phía bếp la lớn: Hai dê ăn thêm, hai chó mới vào!!!

Tổng kết

Trên đây là 10 ngôn ngữ địa phương tỉnh Đà Nẵng mắc cười nhất. Hy vọng qua những mẩu chuyện nhỏ này có thể giúp bạn thư giãn sau một ngày mệt mỏi.

Xem thêm: 10 Ngôn Ngữ Địa Phương Tỉnh Cần Thơ Mắc Cười Nhất