Thuật ngữ âm thanh: Khái niệm và một số thuật ngữ cơ bản

Âm thanh là một trong quan niệm những thú chơi độc đáo của những người sành sỏi về âm nhạc. Những người có gout âm nhạc tinh tế thường sẽ có những thuật ngữ âm thanh của họ. Nếu bạn được tham gia một buổi trò chuyện của những Audiophile. Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vì có quá nhiều thuật ngữ âm thanh vô cùng chuyên nghiệp. Mà bạn cảm thấy rất thú vị.

Thuật ngữ âm thanh là gì?

Về cơ bản, audio là nghĩa là tín hiệu âm thanh. Hiểu theo cách đơn giản nhất, âm thanh được tạo ra nhờ sự rung động của các vật thể trong đời sống. Chúng phát ra tiếng và truyền trong môi trường không khí.

Con người có thể nghe được âm thanh và cảm nhận được chúng bằng tai hay còn gọi là thính giác. Tương tự như sóng, các yếu tố đặc trưng của âm thanh là tần số, bước sóng, chu kì, biên độ, vận tốc lan truyền.

Còn định nghĩa về tín hiệu âm thanh. Đây được xem là một hình thức thể hiện âm thanh. Chúng sẽ có điện áp dao động tùy theo tín hiệu tương đương hoặc biểu thị chuỗi số nhị phân trong kỹ thuật số. Thông thường, các tần số của tín hiệu âm thanh dao động từ 20 đến 20.000 Hz. Chúng nằm trong khoảng giới hạn nghe được của thính giác con người.

Như vậy audio là một thuật ngữ cơ bản nhất. Và sử dụng để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến âm thanh. Từ này cũng có thể được hiểu và đề cập đến những gì con người. Có thể nghe được hoặc cảm nhận được bằng tai. Và những thuật ngữ âm thanh được ra đời từ đó.

Quan niệm về thuật ngữ âm thanh của những người chơi nhạc thú vị nhất

Những thuật ngữ âm thanh để tả âm sắc

  • Airy: Nghĩa là rộng lớn. Các nhạc cụ có thể nghe như chúng được bao quanh bởi một không gian rộng. Tái tạo tốt các tần số cao. 
  • Bassy: Thiên về bass. Các tần số thấp dưới 200 Hz sẽ bị nhấn mạnh.
  • Blanketed: Âm cao yếu,bí âm. Nghe giống như có một tấm vải  trùm qua loa để ngăn không cho tiếng phát ra.
  • Bloated: Âm Vang. Tiếng bass trung thừa, khoảng 250 Hz. Tần số thấp có hiện tượng cộng hưởng. Nghe như bạn đang hát trong một chiếc chum.
  • Blurred: Đáp ứng nhanh nhưng rất kém. Có cảm giác stereo bị mờ, không tập trung, âm thanh không nghe ra rõ.
  • Boomy: Dư bass khoảng 125 Hz. Không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng.
  • Boxy: Có hiện tượng cộng hưởng như thể âm nhạc bị gói gọn trong một cái hộp.
  • Breathy: Hơi thở có thể nghe rõ khi nghe với sáo và kèn saxophone. Có thể đáp ứng tốt ở tần số cao và trung cao.
  • Bright: Nhấn mạnh vào tần số cao.
  • Chesty: Nghe như người hát có lồng ngực quá lớn. Có hiện tượng vọt lên ở đáp ứng tần số thấp.
  • Clear: Tiếng trong và rất rõ nét.
  • Colored: Màu sắc. Không giống thực, thiếu tự nhiên. Đáp ứng tần số không phẳng, có nhiều đỉnh và hố
  • Crisp: Đáp ứng tần số cao và được mở rộng.
  • Dark: Đối lập với Clear. Tần số cao rất yếu.
  • Depth: Cảm giác về khoảng cách của các nhạc cụ khác nhau.
  • Detailed: Chi tiết. Dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc. Đáp ứng tần số cao đầy đủ, đáp ứng nhanh.
  • Dull: Giống như Dark.
  • Edgy: Quá nhiều tần số cao.Âm trở nên bị méo.
  • Fat: Hơi trễ và méo âm.
  • Full: Đáp ứng tần số thấp tốt. Giọng nam tròn đầy. Và đối nghĩa với Thin.
  • Gentle: Trái nghĩa với Edgy. Các tần số cao và trung cao có thể bị yếu đi.
  • Grainy: Âm nhạc nghe như bị chia tách thành nhiều phần nhỏ chứ không phát như một dòng liên tục.
  • Hard: Quá nhiều mid cao
  • Harsh: Quá nhiều mid cao.
  • Muddy: Âm thanh không trong sáng và đã bị méo.

Quan niệm về thuật ngữ âm thanh của những người chơi nhạc thú vị nhất

Thuật ngữ âm thanh dùng cho kỹ thuật âm thanh

  • Watt: Đơn vị đo công suất. Số Watt càng lớn thì công suất càng mạnh. Nhưng vẫn còn phụ thuộc vào độ nhạy của loa và kích thước phòng nghe.
  • Decibel (dB): Là đại lượng đo cường độ âm thanh. Mỗi dB là sự thay đổi nhỏ trong cường độ âm thanh. Và có thể cảm nhận được bởi tai người.
  • Phase (pha): trong lĩnh vực audio, pha dùng để chỉ mối quan hệ về thời gian giữa hai hay nhiều sóng âm. Để hai loa trong cùng hệ thống hoạt động đồng pha đặc biệt quan trọng.Nếu loa có hiện tượng lệch pha sẽ gây nên tình trạng thiếu âm trầm hoặc vỡ âm hình stereo.
  • Audio frequency (Tần số âm thanh): Dải âm mà tai con người nghe thấy.
  • Frequency Response (Dải tần): Là dải âm thanh mà nó cân bằng trên toàn bộ âm phổ. Chúng được tái tạo bởi thiết bị âm thanh mà tai người có thể nghe thấy ở cùng mức âm lượng. Dao động thường từ 20Hz đến 20.000Hz.
  • Bass (Tiếng trầm): Âm trầm trong dải âm thanh với tần số thấp. Được phân bổ từ 0Hz đến 200Hz.
  • Treble (Tiếng bổng): Âm bổng trong dải tần từ trên 200Hz – 20KHz.
  • Stereo (Âm thanh nổi): Một định dạng âm thanh hai kênh được thiết kế để tạo cho người nghe ảo giác về không gian ba chiều. Âm hình nổi giữa hai cặp loa.Bandwidth (dải thông tần).
  • Axis (Trục): Trục tưởng tượng chạy từ loa rồi đến vị trí người nghe.
  • Crossover Frequency (Tần số cắt): Là tần số mà hệ thống phân tần của loa chọn để đưa tín hiệu audio vào loa con.
  • Maximum Power Rating (Công suất cực đại): Là mức công suất cực đại mà thiết bị audio có thể chịu đựng trong khoảng giữa của dải trầm Ở phía cận trên dải tần của loa sub-bass.
  • Peak Power (Công suất đỉnh): là mức công suất cao nhất của ampli hoặc loa được khuyến cáo để thiết bị vận hành an toàn.
  • PMPO (Peak Music Power Output): Công suất đỉnh đạt được ở một thời điểm, không phải là công suất liên tục. Thường ghi trên các bộ dàn liền hoặc radio cassette. Tạo nên cảm giác giả tạo cho người ta rằng máy có công suất rất lớn.
  • RMS (Root Mean Squared): Là hệ thống ký tự viết tắt dùng để chỉ công suất ước lượng trong lĩnh vực âm thanh. Chúng để đánh giá công suất đầu ra liên tục của ampli hoặc công suất chịu tải của loa.
  • Nominal (Danh định): với hệ thống âm thanh tại gia, thuật ngữ danh định có hai cách hiểu chính: 1-Công suất danh định là công suất tối thiểu mà ampli cần có để đánh cặp với loa. 2-Trở kháng danh định là trở kháng tối thiểu trên lý thuyết của cặp loa.
  • Power Hangling: Công suất an toàn tối đa mà loa có thề chịu tải được. Tuy nhiên, nên nhớ rằng tăng âm có công suất quá nhỏ sẽ khó đẩy loa hơn là ampli có công suất lớn.
  • Shielding (Bọc kim chống nhiễu): Giữ cho dây dẫn hoặc máy móc thiết bị không bị nhiễu ngoài mong muốn.
  • Noise (Nhiễu): Tín hiệu không mong muốn tác động đến nguồn tín hiệu âm thanh/hình ảnh gốc.
  • Overload (Quá tải): Tình trạng hệ thống được cấp mức tín hiệu quá lớn. Hậu quả của quá tải có thể là hiện tượng méo tiếng hoặc làm hỏng thiết bị.
  • Dipolar (lưỡng cực): Là thiết kế loa với những cặp loa đối diện được cân chỉnh cho lệch pha và tỏa âm ra nhiều hướng. Điều đó dẫn đến việc triệt âm lẫn nhau giữa các loa con và người nghe chỉ cảm nhận được âm thanh phản hồi từ những ra bức tường xung quanh phòng nghe. Công nghệ này thường được ứng dụng trong loa “ surround” của hệ thống home theater.
  • Compact Disc Transport (Bộ cơ CD): Thiết bị đọc thông tin dưới dạng nhị phân từ đĩa compact và chuyển đến bộ phận bên ngoài để hoán chuyển thành tín hiệu tương tự.
  • DAC– Digital to Audio Converter (Bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự): Là thiết bị chuyển giải mã chuỗi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự.
  • Integrated Amplifier (Ampli tích hợp): Thiết bị đơn khối gồm cả phần tiền khuếch đại và phần khuếch đại công suất.
  • Preamplifier (Tiền khuếch đại): Bộ phận tiền khuếch đại là trung tâm điều khiển của hệ thống âm thanh. Toàn bộ điều biến được thực hiện tại đây như âm lượng, cân bằng âm thanh giữa các kênh. Thông thường, thiết bị này có mức tín hiệu khuếch đại nhất định. Một receiver AV gồm cả phần tiền khuếch lẫn bộ phận khuếch đại.

Quan niệm về thuật ngữ âm thanh của những người chơi nhạc thú vị nhất

Vừa rồi là bài viết giải thích về thuật ngữ âm thanh là gì? Một số thuật ngữ âm thanh phổ biến nhất. Nếu có góp ý về bài viết đừng quên comment để chúng tôi sẽ giúp kinh nghiệm lần sau. Cảm ơn và hẹn gặp ở các bài viết khác.