ROI là gì? Cách tính ROI? Ưu nhược điểm của ROI

Trong giới kinh doanh, ROI là một thuật ngữ rất quen thuộc với những ưu điểm, nhược điểm và cách thức tính chỉ số nhất định. Tuy nhiên, cũng không ít người chưa hiểu rõ về thuật ngữ kinh tế này, về bản chất cũng như cách tính. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về ROI là gì?

Mỗi khi người ta nhắc đến hiệu quả của một chiến dịch Marketing, người ta thường sử dụng thông số nào?  Đó là mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu? Số lượt người truy cập vào trang Web hay doanh thu SEO trong tháng. Để có thể trả lời câu hỏi này, bạn luôn phải gắn liền hiệu quả của Marketing với khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên những hoạt động Marketing đã đề ra và suy cho cùng, mục tiêu cốt lõi của Marketing cũng chỉ là giúp cho doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn

Do nhu cầu đo lường độ hiệu quả của các chiến dịch Marketing, thuật ngữ ROI ra đời.

  1. ROI là gì?

ROI là một thuật ngữ Marketing quan trọng viết tắt từ những chữ cái đầu tiên của cụm từ Return On Investment được hiểu là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư ban đầu hay còn được gọi là Tỷ suất hoàn vốn. Đơn giản nhất mà nói thì ROI là chỉ số đo lường tỷ lệ những gì bạn thu về so với những gì bạn đã bỏ ra. Đơn vị của ROI là %, ROI sử dụng 2 yếu tố chính để tính toán là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra và Số tiền doanh nghiệp thu về.

  1. Cách tính chỉ số ROI là gì?

Công thức tính chỉ số ROI:

 Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) = Doanh thu dự kiến – chi phí đầu tư
  • Doanh thu dự kiến: thường được tính bằng công thức:

  • Chi phí đầu tư: gồm tất cả các khoản chi của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh: chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân công, mua máy móc, thiết bị, thuế, …

Ý nghĩa của chỉ số ROI:

  • Chỉ số ROI dương (+) có nghĩa là tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí => Kinh doanh có lãi => Căn cứ để doanh nghiệp nên tiếp tục dự án
  • Chỉ số ROI âm (-) có nghĩa là tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí => Kinh doanh thua lỗ => Căn cứ để doanh nghiệp nên dừng thực hiện dự án.

Ví dụ cụ thể về cách tính ROI trong dịch vụ kinh doanh lưu trú:

Ví dụ bạn kinh doanh Homstay, bạn thuê lại một căn nhà 10 phòng với giá thuê 60 triệu đồng/tháng (chi phí cố định), nếu khai thác hết công xuất  thì các khoảng chi phí khác vào khoảng 10 triệu đồng /tháng.

Nếu áp dụng tỉ lệ kín phòng 60% thì tổng chi phí =60+(10x 66%) = gần 67 triệu đồng một tháng .Vậy tương ứng với 1 năm là 804 triệu đồng tiền chi phí đầu tư.

Với mức giá thuê phòng trung bình trên Airbnb là 500.000 đồng /đêm  thì doanh thu dự kiến =500 x 10 x 20=100 triệu đồng /tháng.Và doanh thu dự kiến tương ứng với 12 tháng là 1,2 tỷ.

Lợi nhuận ròng = doanh thu-chi phí =1,2 tỷ – 804 triệu = 396 triệu đồng /năm.

Tỷ xuất hoàn vốn ROI : 396/804 x 100 = 49%

Với ROI là 49% thì cứ 1 đồng bạn đầu tư thì sẽ được thêm 0,49 đồng.

Đối với dịch vụ kinh doanh lưu trú, nếu không phải là mùa cao điểm du lịch thì tỷ lệ kín phòng sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với việc chỉ số ROI sẽ thay đổi,… Khi đó, bạn phải tính được độ chênh lệch tỉ số ROI giữa mùa cao điểm và mùa vắng khách để có những quyết định đúng đắn.

  1. Ưu, nhược điểm của ROI trong Maketing:

Bất cứ vấn đề, sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn tồn tại 2 mặt của nó, ROI cũng không ngoại lệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của ROI ngay dưới đây.

* Về ưu điểm:

ROI giúp nhận ra tầm quan trọng của các công cụ Marketing, đặc biệt là SEO, thể hiện một cách rõ ràng tác dụng của việc đầu tư, đặc biệt là trong đầu tư ngắn hạn; cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan, dễ so sánh giữa các dự án với nhau.

* Về nhược điểm

ROI chưa thể hiện được tầm nhìn dài hạn, đôi khi việc so sánh ROI chỉ mang tính tương đối, không thể hiện nguyên nhân tại sao chỉ số ROI thấp hay cao, cần các công cụ phụ trợ để hiệu quả và cụ thể hơn. Không thể chỉ dựa vào ROI để xác định xem có nên đầu tư hay không.

roi có ý nghĩa gì

roi có ý nghĩa gì

  1. Tối ưu chỉ số ROI trong Marketing:

Chỉ số ROI cho thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí trong hoạt động kinh doanh. Vậy chỉ số ROI như thế nào là tốt nhất ?

Trong kinh doanh, chỉ số ROI tốt là 5:1 là chỉ số lí tưởng, có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Thường thì ROI lí tưởng của các doanh nghiệp sẽ nằm trong khoản từ 5:1 đến 10:1. ROI vượt quâ 10:1 sẽ bị cho là phi thực tế và dự án đó sẽ không thực hiện được.

Mục tiêu của ROI của các doanh nghiệp thường phụ thuộc nhiều vào cơ cấu chi phí nội tại và tình hình thị trường tính đến thời điểm hiện tại.

Như vậy, qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về thuật ngữ ROI là gì, hi vọng với các bạn, chúng là sẽ một nguồn tin tham khảo hữu ích !